AI và ML có ý nghĩa như thế nào đối với chính phủ điện tử

Aaron Kilinski, Kỹ thuật viên trưởng của STS| 03/08/2021 07:30
Theo dõi ICTVietnam trên

AI/ML đã trở thành giải pháp dành cho những tổ chức lớn, và là công cụ dễ tiếp cận, tiết kiệm để các cơ quan chính phủ giải quyết các thách thức.

Cách đây 5 năm, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) để phát triển các thuật toán dự báo là rất tốn kém. Các cơ quan chính phủ cần nhiều máy chủ lớn, triển khai Hadoop (hệ thống tập tin ảo), các hồ sơ dữ liệu, và phải tuyển dụng các kỹ sư về khoa học dữ liệu.

Nhưng giờ đây, quyền truy cập vào AI và ML đã được dân chủ hóa nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa 3 nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới, bao gồm: Microsoft Azure, Amazon Web Services và Google Cloud Platform.

AI và ML có ý nghĩa như thế nào đối với chính phủ điện tử  - Ảnh 1.

Quyền truy cập vào AI và ML đã được dân chủ hóa nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa 3 nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới, bao gồm: Microsoft Azure, Amazon Web Services và Google Cloud Platform.

Cơ hội để các cơ quan chính phủ đặt chân vào các dự án AI/ML

Các dịch vụ nói trên từ cả 3 gã khổng lồ đám mây đến từ Mỹ đều tuân theo những mô hình tương tự nhau. Đầu tiên, cả ba nhà cung cấp giải pháp đám mây này đều phát triển những giao diện lập trình ứng dụng AI/ML mà khách hàng của họ có thể kết nối và cung cấp các dịch vụ như phiên âm giọng nói, dịch thuật và nhận dạng video... Một cơ quan chính phủ sẽ không phải đầu tư vào việc phát triển thuật toán cho các dịch vụ này, những gã khổng lồ về đám mây đã cung cấp chúng. Điều này cho phép các cơ quan chính phủ đặt chân vào các dự án AI/ML, và đầu tư vào những dự án có triển vọng nhất, hỗ trợ các sứ mệnh phục vụ nhân dân. 

Chỉ trong vòng hai năm qua, các nhà cung cấp giải pháp đám mây lớn đã lần lượt công bố công nghệ máy học tự động (Auto-ML) dựa trên đám mây. Với Auto-ML, không có thuật toán nào tồn tại từ trước. Các cơ quan chính phủ sẽ tạo ra các thuật toán riêng bằng cách đưa dữ liệu liên quan đến một nhiệm vụ nào đó vào, sau đó các quy trình của nhà cung cấp giải pháp đám mây sẽ phát triển và xác thực thuật toán cho giải pháp đó. Auto-ML đặt các nguồn lực của các công ty công nghệ lớn vào quyền sử dụng của khách hàng, cho phép các giả thuyết được xác thực, và các giải pháp dịch vụ được thiết kế nhanh hơn nhiều so với trước đây.

Mọi cơ quan chính phủ đều có thể hưởng lợi từ Auto-ML. Bất kỳ quy trình dựa trên giấy và bút nào cũng có thể được số hóa và dữ liệu đó sẽ được sử dụng để giúp cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. Các công cụ có thể được khuyến nghị xây dựng để khiến cho quy trình làm việc của bất kỳ cơ quan nào cũng diễn ra nhanh hơn và giảm lỗi. Các ứng dụng hoàn toàn mới có thể được phát triển bởi các nhóm CNTT của cơ quan và hoặc AI có thể được nhúng vào các ứng dụng hiện có của các cơ quan chính phủ.

Việc các cơ quan chính phủ xác thực một trường hợp giả định bằng cách sử dụng một thuật toán hiện có từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây trở nên dễ dàng hơn nhiều, giống như cách một công ty tư nhân sẽ giới thiệu một sản phẩm khả dụng tối thiểu hay còn gọi là MVP (Minimum Viable Product). Sau đó, khi sản phẩm MVP này được chứng minh, các cơ quan có thể chuyển dữ liệu sang dịch vụ AI/ML đám mây cho phép điều chỉnh thêm thuật toán. AI/ML đám mây là động lực để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu nhằm mang lại kết quả và dịch vụ tốt hơn của chính phủ.

Các ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của AI/ML tại các cơ quan chính phủ

Tôi đã tận mắt chứng kiến khả năng tiếp cận của AI/ML, và các công nghệ này có thể làm được gì? Khi tôi phục vụ tại Cục Quản lý An ninh Vận tải Mỹ, chúng tôi được giao nhiệm vụ cải thiện quy trình xác thực để tăng cường khả năng tiếp cận các công việc quan trọng. Sử dụng AI/ML, chúng tôi đã phát triển các thuật toán để đánh giá mức độ nghiêm trọng trong lý lịch của người nộp đơn. Khối lượng công việc của những người thực hiện đánh giá này đã giảm 60% so với trước khi sử dụng AI/ML, và thuật toán sẽ làm nhiệm vụ chuyển tiếp các trường có hồ sơ phạm tội nghiêm trọng cho cấp cao hơn. 

Tại Cơ quan Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS), đơn đăng ký trên giấy là dữ liệu chưa được khai thác để xử lý hồ sơ điện tử. Chúng tôi đã số hóa các bản ghi này và sử dụng AI thị giác máy tính để phát hiện các loại tài liệu khác nhau, tiếp theo là các thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên dành riêng cho tài liệu để tự động hóa việc tạo thông tin kỹ thuật số từ các thông tin trên giấy. Thông tin kỹ thuật số này cho phép xử lý điện tử và quy trình làm việc, giúp tăng tốc đáng kể việc xử lý các công việc. USCIS cũng có thể cải thiện hiệu quả ứng dụng tạo lịch bằng cách đưa AI vào quy trình tạo lịch phỏng vấn dựa trên lịch sử vắng mặt của ai đó.

AI và ML có ý nghĩa như thế nào đối với chính phủ điện tử - Ảnh 2.

Một công nhân đang mài lớp gỉ sét từ lan can trên tàu sân bay USS John C. Stennis. Hải quân Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái và AI để cải thiện việc kiểm tra rỉ sét trên tàu.

Hàng năm, Hải quân Mỹ đã phải chi nhiều tỷ USD để chống gỉ và các tác nhân ăn mòn tàu. Với giải pháp phân tích và phát hiện ăn mòn được xây dựng dựa trên nền tảng AI/ML của Google Cloud, Hải quân Mỹ và đối tác chuyên xử lý gỉ và ăn mòn của họ đã sử dụng thành công máy bay không người lái để xác định "các vùng bị ăn mòn cần quan tâm" từ hình ảnh trên không chụp tàu thuyền, với điểm tin cậy cao hơn 90% với rất ít sai sót. Sự tích hợp phức tạp giữa những công nghệ phần mềm và phần cứng chỉ có thể thực hiện được nhờ sự phát triển và khả năng gần đây của các dịch vụ đám mây AI/ML.

Chỉ trong vài năm, AI/ML đã đi từ khoa học viễn tưởng thành một giải pháp chỉ dành cho các tổ chức lớn, và cuối cùng trở thành một công cụ dễ tiếp cận và tiết kiệm để giải quyết các thách thức trong việc cung cấp dịch vụ phức tạp cho các cơ quan nhà nước. Tốc độ thay đổi công nghệ và cạnh tranh thị trường giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn mang đến cho các nhà lãnh đạo CNTT của các cơ quan thuộc bình diện chính phủ cơ hội vàng để cải thiện quy trình làm việc của họ.

So với trước đây, chưa bao giờ sức mạnh tính toán lại có sẵn như vậy. AI/ML đám mây đang tạo ra con đường để các cơ quan chính phủ chuyển đổi hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ theo cách truyền thống của họ./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
AI và ML có ý nghĩa như thế nào đối với chính phủ điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO