Báo chí Mỹ có thực sự khách quan?

Bảo Bình| 20/10/2020 09:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Báo chí, hay cụ thể hơn là một bài báo, là điều không xa lạ với tất cả mọi người. Bởi vì, hẳn ai cũng đã từng đọc, ít nhất một bài báo. Họ đọc báo, để biết sự thật, để nắm bắt tình hình.

Có điều, đôi khi bài báo họ đọc lại không phải là một bài viết về sự thật khách quan, mà là họ đang đọc quan điểm của một phóng viên, quan điểm của một tòa soạn báo, thậm chí tệ hơn, đó là quan điểm của các nhà cầm quyền. Vấn đề này đang trở nên nhức nhối trong nền báo chí Mỹ. Báo The Economist đã có bài viết về tính khách quan trong báo chí. Bài viết nói rằng ở Mỹ, những áp lực chính trị và thương mại đã dẫn đến nhiều câu hỏi về tính giá trị và ý nghĩa của báo chí, khi mất dần tính khách quan.

Chẳng hạn, khi các phóng viên đưa tin về các vụ biểu tình rộng khắp trên đường phố Mỹ trong những tháng gần đây, nhiều người đã vô tình (hay cố ý) vướng vào cuộc biểu tình của chính họ - nghĩa là họ tham gia tranh cãi, đưa ý kiến cá nhân vào bài báo. Thậm chí, họ đưa quan điểm của họ trên các tài khoản mạng xã hội cá nhân, trên Twitter, Facebook.

Báo chí Mỹ có thực sự khách quan? - Ảnh 1.

Cốt lõi vấn đề ở đây là một cuộc bất đồng về bản chất và mục đích của báo chí. Như một phóng viên của Bloomberg phát biểu tại một cuộc họp gần đây rằng, phóng viên nghĩa là phải viết bài một cách khách quan, nhưng với nhiều người, có lẽ cái sự đúng và sai cần phải được "nói cho rõ", chứ không phải là một bài viết khách quan. Một thế hệ các nhà báo mới đang đặt câu hỏi, liệu trong một thế giới siêu đảng phái, thế giới kỹ thuật số, tính khách quan có phải là điều "xa xỉ". Hiệu trưởng Trường Báo chí Columbia đã mô tả tính khách quan là một "nguyên tắc thừa kế" trong thông điệp gửi đến các sinh viên báo chí. Tạp chí Báo chí Columbia suy ngẫm: "Điều gì xảy ra khi báo chí không còn khách quan?"

Theo Wikipedia, tính khách quan trong báo chí nhằm mục đích giúp độc giả tự rút ra phán xét của riêng họ về một câu chuyện, một thực tế. Nhà báo chỉ cung cấp dữ liệu, sự kiện và để độc giả tự hiểu vấn đề. Để duy trì tính khách quan trong báo chí, nhà báo cần đưa ra sự thật dù họ thích hay không thích, đồng ý hay không đồng ý với những sự thật đó. Đưa tin khách quan nghĩa là tạo ra bức chân dung các vấn đề và sự kiện theo một cách trung lập và không bịa đặt, không có ý kiến của người viết hay những niềm tin, phán xét cánhân.

iu gì xy ra khi báo chí không còn khách quan?"

Tính khách quan không phải lúc nào cũng là một lý tưởng báo chí. Tom Rosenstiel thuộc Viện Báo chí Mỹ (API), cho biết, các tờ báo thời kỳ đầu của Mỹ hơi giống như các blog ngày nay. Tờ báo Pennsylvania Gazette công khai ủng hộ một đảng của họ, họ không hề xấu hổ khi đưa tin tức "theo chủ nghĩa chủ quan của họ". Pennsylvania Gazette là một trong những tờ báo có lượng người đọc lớn nhất tại Mỹ, xuất bản từ năm 1728 và được Benjamin Franklin mua lại vào ngày 2/10/1729.

Khi tìm kiếm đối tượng độc giả rộng hơn trong thế kỷ 19, các tờ báo trở nên quan tâm hơn tới những gì họ gọi là chủ nghĩa hiện thực. Một số trong số đó là Associated Press (AP), được thành lập vào năm 1846. Hãng tin AP cung cấp những bài báo có khuynh hướng chính trị đa dạng. Khi các trang tin tức trở nên công bằng hơn, các nhà xuất bản đã thiết lập ra các trang bình luận, và trên đó họ có thể tiếp tục ủng hộ các chính trị gia ưa thích của họ.

Chỉ trong những năm 1920, tính khách quan mới thực sự được công nhận rộng rãi. "A Test of the News", cuộc nghiên cứu về tính khách quan và trung lập của báo chí do hai cựu biên tập viên Walter Lippmann và Charles Merz của tờ The New York Times thực hiện, đã phát hiện ra rằng những tin tức về cuộc cách mạng Nga trên New York Times toàn là những điều như ngày nay thường gọi là "fake news", bịa đặt. Những bài viết đó "là ví dụ cho thấy báo chí không phải viết về hiện thực đang có mà là về những gì con người mơ ước muốn có".

Quan điểm của nhà xuất bản Joseph Pulitzer cũng đồng ý với tính khách quan trong báo chí khi đưa tin. Những mục tiêu cao cả này cũng phù hợp với các mục đích thương mại. Các nhà quảng cáo không muốn có những bài viết mang tính ủng hộ một đảng phái thái quá bên cạnh thông điệp quảng bá sản phẩm của họ.

Và thế là khách quan trở thành một ngôi sao mới dẫn đường cho công nghiệp báo chí. Như cựu biên tập viên The New York Times Lippmann đã nói, nhà báo nên "giữ quan điểm rõ ràng, không đưa những phán xét, định kiến cá nhân, chưa được kiểm định, không hợp lý, không căn cứ khi quan sát, hiểu và trình bày tin tức".

Bo chchu nhiều p lực khi đưa tin khch quan

Một thế kỷ sau, nguyên tắc này lại một lần nữa gặp áp lực. Thứ nhất là sự trỗi dậy của Tổng thống Donald Trump và những thách thức nó đặt ra cho báo chí. Theo The Economist, những vị Tổng thống đang đương nhiệm hiếm khi phát biểu như ông Trump. Nhiều lần, các phóng viên và biên tập viên buộc phải dùng biện pháp "uyển ngữ" - nghĩa là một phương pháp nói giảm, nói tránh để lời nói trở nên tế nhị hơn, nhẹ nhàng hơn.

Báo chí trong thời đại Tổng thống Trump cũng bộc lộ những vấn đề về tính cân bằng trong báo chí. Đưa tin cân bằng cho cả hai bên trong một cuộc tranh luận là điều rất dễ dàng. Tuy nhiên, "chủ nghĩa hai bên" này đôi khi lại dẫn đến sự sai lệch. Ngay trong phiên điều trần luận tội hồi tháng 12, các nhà lập pháp của hai bên thậm chí không thể đồng ý với một loạt các thực tế cơ bản trước mặt họ. Vậy thì, sự thật nào là sự thật? Điều này khiến độc giả chỉ còn cách … "đoán".

Vấn đề thứ hai mà tính khách quan trong báo chí Mỹ hiện đang gặp phải là sự thay đổi trong nhân sự báo chí. Yêu cầu tuyển dụng đa dạng hơn, số lượng phóng viên, biên tập viên là nam và là người da trắng tăng lên. Sự thay đổi "nhạy cảm" này khiến người ta cảm thấy có gì đó kỳ quặc, một số người còn tự hỏi vậy thì liệu sự "khách quan" có nằm trong tay của một "gãda trắng"?

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến tính khách quan của báo chí là sự trỗi dậy của truyền thông xã hội. Truyền thông xã hội đã trở nên như một "cái loa" của các nhà báo. Nó cho thấy sự tương phản của các nhà báo, những gì họ có thể viết trên báo chí chính thống và những gì họ bày tỏ trên mạng trực tuyến, điều mà một số tổng biên tập dường như không chắc chắn nên khuyến khích hay ngăn chặn. Trong khi đó, về phần mình, độc giả lại được "tắm" trên mạng xã hội với vô số nội dung mang tính đảng phái, kích thích sự thèm muốn của họ đối với những tin tức vừa đa chiều vừa trái chiều hơn. Sự phân chia giữa tin tức và bình luận, vốn rất rõ ràng trong báo chí, lại tan rã hoàn toàn trên mạng internet.

Để giữ thu nhập, bo chí có thể đnh mất tnh khch quan?

Lý do cuối cùng khiến nền báo chí khách quan bị đe dọa là tính thương mại. Một thế kỷ trước đây, chính các nhà quảng cáo đã phần nào thúc đẩy sự chuyển biến của báo chí khách quan, tránh xa những bài viết hay số lượng bài viết quá nhiều về một đảng phái. Tuy nhiên ngày nay, khi doanh thu quảng cáo bị rò rỉ sang các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội, nguồn thu của các tờ báo phụ thuộc nhiều hơn vào các độc giả trả tiền. Không giống như các nhà quảng cáo, độc giả thích ý kiến, thích bình luận. Hơn nữa, xuất bản kỹ thuật số có nghĩa là các bài báo của Mỹ không còn cạnh tranh trong từng bang, từng khu vực, mà là toàn quốc. Mô hình kinh doanh địa phương (theo từng bang) là dựa trên sự thống trị của một bang nhất định; nhưng ở mô hình kinh doanh quốc gia, đó là sự trung thành của một người nhất định. Phóng viên The New York Times có thể chuyển sang Washington Post nếu Times làm họ khó chịu. Chiều ý độc giả là điều các tòa soạn ưu tiên làm.

Những áp lực này đang thay đổi cách báo chí đưa tin. Không hài lòng vì tính khách quan đã bị bóp méo trong báo chí, một số nhà báo chuyển sang lý tưởng mới: đạo đức báo chí. Wesley Lowery, nhà báo của CBS News, giành giải thưởng Pulitzer, đã nhiều lần nhắc đến "đạo đức báo chí" trên mục bình luận, trong đó ông kêu gọi ngành công nghiệp hãy xem tính khách quan như là một tiêu chuẩn báo chí cần phải có, vàcác phóng viên tập trung vào sự công bằng và nói sự thật cao nhất, hãy dựa vào bối cảnh và các sự kiện có sẵn. Trong khi đó, biên tập viên của The New Yorks Times, Dean Baquet, cho rằng tính khách quan trong báo chí" đã bị biến thành hoạt hình". Vì vậy, theo ông, các phóng viên tốt hơn hết là hãy nhắm đến các giá trị như sự công bằng, độc lập và đồng cảm.

Theo Lippmann, khách quan không phải là một trạng thái kỳ diệu của tâm trí hay một cái nhìn trung lập, mà là sự thật. Điều đó nghĩa là phóng viên không nên sử dụng uyển ngữ thay vì ngôn ngữ đơn giản hoặc chỉ là"nói như vẹt" cuộc tranh luận của hai bên mà không kiểm chứng.

Khi các phóng viên tìm hiểu về một chủ đề, sự thật thường không được rõràng. Vì vậy, phóng viên cần nhận ra sự thật, hiểu những điều ẩn chứa phía sau sự thật và đưa tin một cách chân thật, công tâm.

Thật ra, tính khách quan trong báo chítừlâu vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong báo chíchuyên nghiệp.

Tham khảo:

1. https://en.wikipedia.org/wiki/Journalistic_objectivity

2. https://www.economist.com

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí  TT&TT số 11+12 tháng 9/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Lừa đảo với các mặt hàng giá siêu rẻ trên mạng xã hội
    Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra loạt cảnh báo về các mánh khóe lừa đảo mới trên không gian mạng xuất hiện trong thời gian gần đây như dịch vụ đọc trộm tin nhắn, giả mạo website Kho bạc Nhà nước, nhận ghi số lô đề trên mạng, lừa đảo mua bán hàng giả trên mạng… để người dân có thể chủ động phòng tránh.
  • ‏FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng CNTT thị trường Bắc Âu‏
    FPT đã chính thức khai trương văn phòng tại Stockholm, Thụy Điển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyển đổi số và nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng của Thụy Điển, cũng như khu vực Bắc Âu.
  • Đổi mới chính sách, cơ chế quản lý hoạt động viễn thông công ích
    Cùng với quá trình mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, Nhà nước đã có chính sách về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (VTCI) để đảm bảo cho nhân dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được sử dụng dịch vụ viễn thông thiết yếu, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
  • Kinh tế số là nền tảng để Bình Dương phát triển
    Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của tỉnh Bình Dương là 11,34%, trong đó kinh tế số lõi 7,41%, kinh tế số ngành lĩnh vực 3,92%, xếp thứ 14 cả nước và thứ 2 vùng Đông Nam Bộ.
  • Đông Nam Á hội tụ nhiều yếu tố để trở thành hub TTDL của thế giới
    Đông Nam Á đang trở thành một trung tâm dữ liệu (TTDL) phổ biến của thế giới. Các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Singapore, đang thu hút sự đầu tư lớn của các công ty công nghệ toàn cầu nhờ vào vị trí chiến lược, chính sách hỗ trợ của chính phủ, và nguồn tài nguyên phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Báo chí Mỹ có thực sự khách quan?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO