Việc sử dụng AI ngày càng tăng trong báo chí đặt ra những câu hỏi quan trọng về vai trò của con người nhà báo, tính chính xác và đáng tin cậy của tin tức.
“Một khi ChatGPT có thể làm thay Phóng viên, Biên tập viên ở một số khâu thì đó lại là điều kiện thuận lợi để chúng ta cơ cấu lại tòa soạn, sắp xếp lại bộ máy để cho ra đời những sản phẩm báo chí sáng tạo và hiện đại hơn”. Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnamplus Nguyễn Hoàng Nhật chia sẻ như vậy với Tạp chí Thông tin và Truyền thông về hiện tượng “cơn sốt” ChatGPT trên truyền thông, trong đó có lĩnh vực báo chí.
Các tòa soạn báo đang ngày càng thử nghiệm công cụ tự động hóa được cung cấp bởi trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất các tin bài thể thao, cập nhật tin tức tài chính và các bài viết dựa trên dữ liệu khác.
Bán báo chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhất là trong bối cảnh các phương tiện nghe nhìn và mạng xã hội đã tràn ngập thông tin. Bài viết phân tích một số ví dụ của báo chí nước ngoài để thấy sự sáng tạo trong việc thu hút người đọc đặt mua báo.
Chuyển đổi số (CĐS) vốn là xu hướng nổi bật của thế giới trong thời gian qua, nay lại càng được thúc đẩy dưới tác động của đại dịch COVID-19. Trong tương lai gần, các quốc gia ASEAN được dự báo sẽ dẫn đầu cộng đồng kỹ thuật số và các nền kinh tế của khu vực sẽ phát triển trong một hệ sinh thái công nghệ tiên tiến nhờ CĐS và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Trong quá trình số hóa, mô hình tòa soạn hội tụ ra đời cũng xuất hiện theo thế hệ công chúng số với những đòi hỏi về môi trường truyền thông phải năng động, sáng tạo và hiệu quả hơn.
Hơn một thập kỷ trước, truyền thông xã hội vẫn là khái niệm còn khá mới mẻ với các toà soạn báo chí. Nếu đầu những năm 2006 – 2008, các nhà báo - vốn mới bắt đầu làm quen với khái niệm báo chí kĩ thuật số - đã vô cùng bối rối khi phải thích ứng với sự ra đời của Twitter và Facebook thì đến nay những nền tảng này trở thành một phần không thể thiếu của các toà soạn báo chí trên toàn cầu.
Những trang thông tin đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) về Đại hội Đảng lần thứ XIII, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, Sea Games 31 và các chuyên trang, chuyên mục về các sự kiện lớn của đất nước, các vấn đề thời sự nóng được dự luận quan tâm, là những sản phẩm hội tụ mọi nguồn lực, phát huy được sức mạnh và ưu thế thông tin của TTXVN.
Phát triển kinh tế báo chí là vô cùng quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào, và bất kỳ giai đoạn nào. Vì thế, thế giới coi kinh doanh báo chí là ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội (MXH), đa dạng các nền tảng số xuyên biên giới, làm thế nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế báo chí là vấn đề hệ trọng và cấp thiết. Đã đến lúc cần một chiến lược tổng thể về kinh tế báo chí.
Thời gian gần đây, câu chuyện “báo hóa” trang tin, “báo hóa” tạp chí và “tư nhân hóa” báo chí đang nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận. Lành mạnh hoá hoạt động báo chí, chấn chỉnh những lệch lạc trong đời sống báo chí đã được các cơ quan chức năng đặt ra.
Báo chí robot hay báo chí tự động hóa là những bài báo không phải do phóng viên (con người) viết mà do phóng viên robot viết, hay nói đúng hơn là được tạo ra từ các chương trình máy tính, nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Các chương trình này tự động phân tích, sắp xếp và trình bày dữ liệu ở một định dạng dễ hiểu, độc giả con người có thể đọc và hiểu.
Các cơ quan truyền thông phải không ngừng nỗ lực trong xây dựng những mô hình truyền thông mới với các cách thức hoạt động kinh tế truyền thông hiệu quả nhằm duy trì nguồn thu, bắt kịp nhu cầu phát triển của truyền thông thế giới; đồng thời đóng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Ngày 01/09/2021, Báo Nhân Dân đã cho ra mắt sản phẩm “rND”, gọi nôm na là “Radio Nhân Dân” và gia nhập vào nhóm số ít các cơ quan báo chí ở Việt Nam có các chương trình podcast. Vậy podcast là gì và làm có khó không?