Bảo đảm nguồn lực truyền thông chính sách cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra phương hướng là chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Tóm tắt:
- Nguồn lực truyền thông chính sách nói chung và nguồn lực
truyền thông chính sách cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo ở Việt Nam nói riêng, bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực, thời lực, tin lực;
- Kết quả đạt được:
+ Chính phủ đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng nhân lực làm công tác thông tin ở cấp cơ sở+ Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
+ Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tiêu chuẩn, định mức kinh
tế - kỹ thuật
- Hạn chế, khó khăn:
+ Thiếu nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao
+ Thiếu nguồn lực tài chính
+ Chưa đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng, các giải pháp kỹ thuật và thực hiện chuyển đổi số
+ Cơ sở vật chất thông tin và truyền thông cấp cơ sở xuống cấp
- Nhiệm vụ và giải pháp:
+ Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số
+ Xây dựng, đề xuất chính sách hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở
Nghị quyết số 11-NQ/TW đề ra nhiệm vụ và giải pháp là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng, tạo nhận thức sâu sắc về cơ hội, thách thức, cũng như yếu tố tiềm năng, vị thế của khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo [1].
Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, trong phạm vi bài viết, chúng tôi làm rõ thêm kết quả và một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc bảo đảm nguồn lực truyền thông chính sách cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo ở Việt Nam thời gian qua; nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm nguồn lực truyền thông chính sách cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo ở Việt Nam trong thời gian tới; đi sâu bàn về nhân lực, tài lực và vật lực.
Kết quả bảo đảm nguồn lực truyền thông chính sách cho nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo ở Việt Nam
Thời gian qua, công tác bảo đảm nguồn lực truyền thông chính sách cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng, đó là:
Thứ nhất: Chính phủ đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng nhân lực làm công tác thông tin ở cấp cơ sở. Tính đến thời điểm ngày 31/3/2023, cả nước hiện có 9.812 Đài truyền thanh cấp xã/10.599 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 92,6% (trong đó có 1.297 Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông chiếm 13,2%), còn 787 xã, phường, thị trấn chưa có Đài truyền thanh (chiếm 7,4%), chủ yếu là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [2]; [3].
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông, trong đó có đối tượng cán bộ thông tin, tuyên truyền ở cơ sở. Bộ đã hướng dẫn thực hiện (Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT) và phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với nội dung này (Thông tư số 46/2022/TTBTC). Hiện nay, các cơ quan liên quan, các địa phương đang tổ chức triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền cho cán bộ thông tin cơ sở theo quy định.
Bố trí kinh phí hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cán bộ cho hoạt động thông tin cơ sở). Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí đối ứng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và ngân sách của địa phương chi đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hằng năm duy trì hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn. Vận động các doanh nghiệp công nghệ trong nước xây dựng các nền tảng, hạ tầng kỹ thuật để cung cấp thông tin cho hoạt động thông tin cơ sở; chính quyền địa phương thuê dịch vụ theo quy định [4].
Thứ hai: Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích [5] đã hỗ trợ các doanh nghiệp chi phí duy trì, vận hành (bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định) các công trình hạ tầng (trạm thu phát sóng di động (BTS), hệ thống hạ tầng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định) để cung cấp dịch vụ viễn thông di động và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định tại khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định và công bố danh sách các thôn thuộc khu vực khó khăn được Chương trình hỗ trợ phổ cập dịch vụ viễn thông (dịch vụ viễn thông di động và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định), bao gồm 5.156 thôn (4.618 thôn đã có điện được Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng và 538 thôn chưa có điện sẽ được Chương trình hỗ trợ khi có điện để phát triển hạ tầng) tại Phụ lục X và Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 14/2022/ TT-BTTTT ngày 28/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.
Hoàn thành các thủ tục đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ đối với các thôn, bản thuộc khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông. Bộ đã phê duyệt đặt hàng các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho các đối tượng thụ hưởng trong năm 2022 và năm 2023, với tổng mức kinh phí đã phê duyệt dự toán là 1.078.185 triệu đồng (Năm 2022 là 172.703 triệu đồng; Năm 2023 là 905.482 triệu đồng). Ban hành Quyết định số 2457/QĐ-BTTTT ngày 27/12/2022 về đặt hàng và giao dự toán kinh phí đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích năm 2023 và giai đoạn 2023 - 2025, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đã ký hợp đồng đặt hàng với các doanh nghiệp viễn thông với tổng giá trị hợp đồng đặt hàng là 842 tỷ đồng và đang triển khai thực hiện.
Bộ đã thực hiện phân bổ 400.000 máy tính bảng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã được Thủ tướng Chính phủ phát động (tại Quyết định số 1506/QĐ-BTTTT ngày 12/8/2022) [6].
Cơ bản hoàn thành việc cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo. Tổng số thôn lõm sóng di động trước thời điểm 1/1/2021 trên toàn quốc còn 2.418 thôn. Đến hết năm 2022, các doanh nghiệp đã triển khai phủ sóng được 2.152 thôn, còn 266 thôn chưa phủ sóng. Tính đến 31/3/2023, Tổng Công ty viễn thông MobiFone tiếp tục phủ sóng được 12 thôn, hiện chỉ còn 254 thôn, bản.
Thứ ba: Tích cực phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, giá máy tính, máy tính bảng, bảo đảm thực hiện hiệu quả Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Bộ TT&TT đã khảo sát đánh giá chất lượng máy tính bảng sau thời gian học sinh sử dụng, tham khảo thị trường để xây dựng cấu hình khuyến nghị đối với Chương trình “Sóng và máy tính cho em” để đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích.
Những hạn chế, khó khăn trong việc bảo đảm nguồn lực truyền thông chính sách nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo đảm nguồn lực truyền thông chính sách cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc:
Thứ nhất: Nhân lực, nhất là nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao đang là rào cản chủ yếu trong lĩnh vực truyền thông chính sách. Riêng về công nghệ thông tin, năm 2020 Việt Nam thiếu 400.000 nhân sự, năm 2021 con số này rơi vào khoảng 500.000 nhân sự [7]. Để phát huy vai trò và nâng cao hiệu lực, hiệu quả truyền thông chính sách không chỉ cần đội ngũ phóng viên, biên tập viên có chuyên môn nghiệp vụ giỏi mà cần hiểu biết về công nghệ mới. Việt Nam mới có khoảng 30% số sinh viên tốt nghiệp công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ [8].
Năng lực sản xuất nội dung các chương trình của Đài truyền thanh cấp xã ở các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế, đa phần còn đơn điệu, nghèo nàn. Đặc biệt, Đài truyền thanh cấp xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hầu hết chưa tự sản xuất được các chương trình phát thanh [9].
Thứ hai: Nguồn thu khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng, các giải pháp kỹ thuật và thực hiện chuyển đổi số. Muốn chuyển đổi số tại các cơ quan truyền thông chính sách thì cần thực hiện ngay, đó là quản trị nội bộ, tài chính, quản lý, sản xuất và lưu trữ nội dung. Cạnh đó, việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương thành những quy định cụ thể trong truyền thông chính sách diễn ra còn chậm. Chưa đổi mới về cơ chế tài chính, khởi nghiệp công nghệ; thiếu quy định về các vấn đề tài sản, đầu tư...
Thứ ba: Cơ sở vật chất thông tin và truyền thông cấp cơ sở hiện nay phần lớn là cũ, lạc hậu, nhiều nơi xuống cấp. Ứng dụng công nghệ trong tổ chức, quản lý hoạt động thông tin cơ sở còn hạn chế. Hệ thống truyền thanh cấp xã trên toàn quốc đa số dùng công nghệ có dây/không dây FM, bảo dưỡng khó khăn; không có khả năng hỗ trợ cho sản xuất nội dung. Nội dung các chương trình của Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã ở các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số đa phần còn đơn điệu, nghèo nàn. Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hầu hết chưa tự sản xuất được các chương trình phát thanh mà chủ yếu mới chỉ tiếp âm, tiếp sóng 3 cấp là: Trung ương, tỉnh và huyện. Chất lượng âm thanh nhiều nơi còn kém: bị rè, nhiễu sóng [10]...
Nhiệm vụ và giải pháp đặt ra bảo đảm nguồn lực truyền thông chính sách
Trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện quyết liệt và đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Thứ nhất: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số tại các cơ quan Nhà nước, phổ cập kỹ năng số cho người dân. Bộ TT&TT cần tiếp tục chỉ đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức xây dựng Đề án tăng cường, nâng cao năng lực chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương, nhằm tăng cường nguồn lực, đặc biệt là tăng cường nguồn nhân lực về chuyển đổi số cho các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo [11]. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người đứng đầu về vị trí, vai trò của công tác truyền thông chính sách; Xây dựng đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông chính sách cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có năng lực, có chuyên môn, có tâm, có đức bảo đảm hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy tắc ứng xử, hướng dẫn quy hình thực hiện truyền thông chính sách cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Thứ hai: Bộ TT&TT cần tiếp tục hướng dẫn thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên tại Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 hướng dẫn thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Bộ Tài chính cũng tiếp tục hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 46/2022/TT-BTC quy định quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến hết năm 2025 chuyển đổi sang Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông để phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương.
Thứ ba: Bộ TT&TT xây dựng, đề xuất chính sách hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở đối với Đài truyền thanh xã của các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo.
Thiết lập các cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp phương tiện phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ở các xã biên giới, bao gồm: Thiết lập, nâng cấp các cụm thông tin điện tử tại khu vực cửa khẩu quốc tế đường bộ; trang bị cho khoảng 220 đồn biên phòng hệ thống tủ tra cứu thông tin, phục vụ thông tin, tuyên truyền tại các xã biên giới; ưu tiên đối với các đồn biên phòng tại các xã biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bộ cần xây dựng tiêu chí thông tin và truyền thông trong Bộ Tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới (Tiêu chí số 8); trong đó quy định nội dung tiêu chí đối với xã nông thôn mới có chỉ tiêu đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở đối với Đài truyền thanh xã (có cụm loa hoạt động đến các thôn). Đồng thời, Bộ cần tiếp tục đề xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ) nội dung hỗ trợ tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; Bộ Tài chính cũng tiếp tục hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ này tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC quy định quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025./.
[1]. Ban Chấp hành Trung ương (2022), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
[2]. Sơn La; Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Điện
Biên, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Ninh, Hòa Bình, Gia Lai, KonTum,...[3]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BC-BTTTT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/ QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, tr.7-8.
[4]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BC-BTTTT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/ QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, tr.10-11.
[5]. gồm 2 nhóm nhiệm vụ chính: Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ viễn thông công ích tại khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông; Hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích (bao gồm Hỗ trợ thiết bị đầu cuối: máy tính bảng, điện thoại thông minh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo)[6]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BC-BTTTT ngày 5/5/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, tr.3-4.
[7]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BC-BTTTT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/ QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, tr.8
[8]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BC-BTTTT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/ QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, tr.17
[9]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BC-BTTTT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, tr.10.
[10]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BC-BTTTT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, tr.8
[11]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BC-BTTTT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, tr.17
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chấp hành Trung ương (2022), Nghị quyết số 11-NQ/ TW
ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Báo cáo số 46/BCBTTTT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/ QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Chỉ thị số 01/CT-BTTTT ngày 20 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024-2025.
5. Văn phòng Chính phủ (2022), Thông báo số 387/TB-VPCP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách: nhận thức - hành động - nguồn lực.
(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 12 tháng 12/2023)