Bình Định: Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

PV| 24/03/2021 08:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, Sở Y tế Bình Định đã ban hành Công văn số 852 /SYT-NVY về việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2021.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan đơn vị, hội đoàn thể liên quan triển khai công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2021.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm xây dựng kế hoạch hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm ATTP, giám sát nguy cơ ATTP, phòng chống NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (đặc sản vùng miền, tình hình dịch bệnh), chú trọng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8. Trong đó chú ý ngộ độc do nấm độc vào mùa xuân - hè, ngộ độc do các loại động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (nhất là các huyện miền núi); ngộ độc do các loại thủy, hải sản có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, so biển, ốc biển lạ (nhất là các huyện ven biển, xã đảo).

Tập trung triển khai Quyết định số 748/QĐ-UBND ngày 05/3/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác kiểm tra hậu kiểm về ATTP năm 2021 trên địa bàn Tỉnh, cụ thể: Tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, trường học và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

Bình Định: Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm - Ảnh 1.

Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tỉnh kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. (Ảnh: Thùy Vy)

Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện ATTP, cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (thuộc đối tượng phải cấp). Đồng thời, công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, người kinh doanh và cộng đồng.

Sở Y tế cũng yêu cầu tăng cường công tác thông tin truyền thông, chú ý kết hợp các hình thức, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, phối hợp với báo, đài truyền hình, đài phát thanh địa phương tăng cường dung lượng thông tin về ATTP, chú trọng việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở các thông tin, cảnh báo nguy cơ mất ATTP trên địa bàn; nâng cao kiến thức đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, góp phần phòng chống NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm, trong đó nhấn mạnh nội dung "05 chìa khóa để có thực phẩm an toàn" theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền phòng chống ngộ độc do nấm độc đến tận hộ gia đình, những người ở trên nương rẫy, ở sâu trong rừng; kết hợp tuyên truyền cho học sinh ở các trường học để mọi người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại, nấm lạ nghi ngờ gây ngộ độc; Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể hội cùng chung tay góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn.

Bình Định: Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm - Ảnh 2.

Tuyên truyền để mọi người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại, nấm lạ nghi ngờ gây ngộ độc.

Bên cạnh đó, vận động, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời phê phán hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn gây nguy hại đối với sức khỏe con người.

Ngoài ra, Sở Y tế cũng đề nghị các đơn vị triển khai hoạt động giám sát ca bệnh, nguy cơ ngộ độc do ăn nấm độc hay các thủy, hải sản có chứa độc tố tự nhiên để phát hiện sớm và triển khai kịp thời các biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng. Chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về ATTP, NĐTP bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển đổi số cần tầm nhìn xa để thực hiện
    Chuyển đổi số chính là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một quá trình cần thiết để hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ công dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đất nước.
  • Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đã gửi thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Một hành trình đầy tiềm năng được thúc đẩy
    Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa đang tạo ra một môi trường văn hóa mới cho con người - môi trường số, với sự thay đổi trong phương thức phát triển và khả năng tiếp nhận, cùng rất nhiều đòi hỏi. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, để làm rõ hơn nội hàm các nội dung có tác động lớn đến sự phát triển của đời sống văn hóa-xã hội này.
  • Tiếp cận về văn hóa số trong thời đại số
    Trong chiến lược chuyển đổi số, những thuật ngữ như “kinh tế số”, “xã hội số”, “văn hóa số” cũng được đề cập một cách thường xuyên, vừa như phương thức, vừa như hệ quả của sự chuyển đổi. Trong đó, thuật ngữ “văn hóa số” có lẽ là phức tạp hơn cả, cũng như bản thân sự phức tạp vốn có của văn hóa. Bài viết góp một thảo luận sâu và rộng hơn về chủ đề này, thay vì cách hiểu máy móc và đơn giản là sự chuyển dịch của văn hóa trên nền tảng số.
  • Đưa các ấn phẩm báo Xuân lên nền tảng số phục vụ bạn đọc
    Hàng trăm ấn phẩm Xuân của các báo, tạp chí Trung ương, tỉnh Thái Nguyên và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã được trưng bày, giới thiệu tại phòng đọc báo Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Bình Định: Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO