Kinh tế số

Bộ trưởng Bộ TT&TT chủ trì xây dựng các giải pháp công nghệ quản lý giao dịch trên môi trường trực tuyến

AD 11:44 07/06/2024

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường giám sát, quản lý các giao dịch trên môi trường trực tuyến.

Chỉ đạo trên được nêu rõ tại Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số.

Theo công điện, những năm qua, TMĐT đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng lớn trong thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số cũng đã phát triển tích cực, trở thành kênh phân phối quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm phát triển TMĐT, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý thuế trong hoạt động TMĐT.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác quản lý thu thuế…

photo-1-1606894154097528308455.jpg
(Ảnh minh họa: Internet)

Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý TMĐT

Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực TMĐT, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý TMĐT.

Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước ngày 15/6/2024 nhằm tăng cường chế tài xử lý hành vi vi phạm về lưu trữ và cung cấp thông tin đối với các chủ thể hoạt động TMĐT; tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động TMĐT theo quy định của pháp luật đối với các DN, hộ kinh doanh, cá nhân không kê khai, nộp thuế theo quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn DN nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng; tăng cường công tác cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng qua TMĐT; kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các địa phương tổ chức, triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ DN ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thế; tối ưu hóa quy trình thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua TMĐT...

Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý thuế đối với TMĐT, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số; từng bước kiểm soát chặt chẽ hóa đơn đầu vào đảm bảo việc kê khai, nộp thuế đúng quy định pháp luật của các DN, tổ chức, cá nhân từ khâu sản xuất đến lưu thông, từ khâu nhập khẩu đến bán hàng; tăng cường trao đổi, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, cơ quan liên quan...

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ kết nối CSDL quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện định danh và xác thực điện tử; đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu hộ tịch, thuế, ngân hàng… phục vụ định danh, xác thực cá nhân, tổ chức phòng ngừa các hành vi gian lận, trốn thuế trong hoạt động TMĐT...

Xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường giám sát, quản lý các giao dịch trên môi trường trực tuyến

Trong khi đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường giám sát, quản lý các giao dịch trên môi trường trực tuyến, chống các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với Bộ Công Thương trong việc cung cấp thông tin, quản lý người dùng mạng xã hội có hoạt động TMĐT.

Một nhiệm vụ nữa của Bộ trưởng Bộ TT&TT là phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý thuế đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ nội dung số xuyên biên giới và để có thể thực hiện tạm dừng, thu hồi giấy phép hoạt động trên môi trường mạng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Thủ tướng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát giao dịch thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng; nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hỗ trợ giao dịch TMĐT.

Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động TMĐT.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ;…

Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động TMĐT phục vụ người dân, DN, bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ chiều ngày 1/6, trả lời về vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động livestream bán hàng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, hoạt động livestream bán hàng trên mạng có phát sinh doanh thu và có thể phát sinh thu nhập. Khi đã hoạt động kinh tế, thương mại như vậy, phát sinh doanh thu, phát sinh thu nhập phải chịu sự điều chỉnh của các quy định của Luật Thuế và các sắc thuế, phải chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan thuế.

Đối với hoạt động TMĐT nói chung hay hoạt động livestream bán hàng trên mạng, hiện nay Bộ Tài chính đang thực hiện quản lý và giám sát theo hai sắc thuế.

Nếu là cá nhân thực hiện hoạt động này, có phát sinh doanh thu và phát sinh thu nhập thì sẽ phải chịu thuế đối với thu nhập của bản thân mình điều chỉnh bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Đối với trường hợp các hộ kinh doanh gia đình thực hiện các hoạt động bán hàng này và có phát sinh doanh thu thì thực hiện quản lý và thu thuế theo quy định liên quan đến quản lý đối với hộ kinh doanh. Nếu hộ khoán thì nằm trong mức khoán thu thuế, nếu hộ có kê khai thì thực hiện theo hoạt động kê khai về thuế./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Doanh nghiệp còn chuyển đổi số theo phong trào vì sợ bị bỏ lỡ?
    Theo các chuyên gia, nếu như trước đây, một số doanh nghiệp (DN) tiến hành chuyển đổi số (CĐS) khi chưa xác định đúng nhu cầu mà chủ yếu theo phong trào vì sợ bị bỏ lỡ thì hiện nay, họ đã dần nhận thức được, triển khai nghiêm túc và thực chất hơn.
  • Quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới qua hình ảnh Hang Sơn Đoòng
    Đất nước ta có 3/4 địa hình là đồi núi với nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh, vườn quốc gia rộng lớn và hơn 3.000 km bờ biển đã tạo nên những cảnh đẹp vô cùng phong phú, độc đáo.
  • Bắc Ninh: Phát huy truyền thống hiếu học trên vùng đất khoa bảng
    Bắc Ninh (thuộc vùng Kinh Bắc xưa) là vùng đất địa linh, nhân kiệt và truyền thống hiếu học. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử thời phong kiến Việt Nam, gần như cuộc thi nào, những sĩ tử nơi đây cũng có tên trên các bảng vàng khoa cử với các thứ hạng cao nhất...
  • Loại trừ cá độ bóng đá trên không gian mạng
    Với những người đam mê môn túc cầu, tháng 6 là tháng "ăn ngủ cùng trái bóng tròn" với những diễn biến hấp dẫn của các trận đấu tại Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2024). Mới chớm vòng đấu bảng, nhưng trên không gian mạng đã tràn ngập những hình ảnh, thông tin về các hình thức cá độ và một số vụ có quy mô lớn (cả về số người và số lượng tiền tham gia) đã được cơ quan công an ngăn chặn, triệt phá.
  • Hỗ trợ NXB Lao động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
    Ngày 18/6/2024, Cục Xuất bản, in và phát hành - Bộ TT&TT đã ban hành Kết luận thanh tra số 739/KL-CXBIPH về việc chấp hành quy định của pháp luật về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử tại Nhà xuất bản (NXB) Lao động.
Đừng bỏ lỡ
  • ASEAN có bị chậm trong cuộc đua băng tần 5G?
    Các quốc gia ASEAN cần cung cấp nhiều phổ tần hơn, đặc biệt là băng tần 3,5 GHz, cho các dịch vụ số thế hệ tiếp theo chạy trên mạng 5G.
  • Công nghệ làm nên những trận bóng đá ấn tượng tại Euro 2024
    Các công nghệ tiên tiến đang góp phần tạo nên một mùa bóng đá Euro 2024 ấn tượng. Việc triển khai và ứng dụng các công nghệ này đã làm thay đổi mọi thứ, từ cách điều hành trận đấu cho đến trải nghiệm xem của người hâm mộ.
  • Tờ báo giấy lâu đời nhất thế giới đã tự hồi sinh như thế nào?
    Đối mặt với tình trạng sắp phải đóng cửa, tờ báo Wiener Zeitung 320 tuổi của Áo đã trải qua một cuộc đổi mới triệt để - từ công báo của chính phủ trở thành cơ quan báo chí đa kênh, xuất bản số - chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Hải Dương – “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
    Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước được tỉnh Hải Dương xác định là một trong những nhiệm vụ kinh tế, chính trị quan trọng. Chính vì vậy, thời gian qua, các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương đã tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giúp địa phương thành điểm đến lý tưởng, an toàn cho các nhà đầu tư.
  • Hải quan Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển bền vững
    Xác định hợp tác quốc tế chính là cánh cửa mở ra cơ hội phát triển bền vững, thời gian qua, Hải quan Việt Nam đã linh hoạt trong các mối quan hệ song phương và đa phương để thu về nhiều kết quả nổi bật.
  • AI đẩy nhanh quá trình quản lý lỗ hổng
    Với khả năng phân tích, dự báo và tự động hóa, AI đang định hình lại nhiều lĩnh vực kinh doanh, đáng chú ý nhất là an ninh mạng.
  • Mỗi tác phẩm báo chí chuẩn mực về nội dung, hiện đại trong phương pháp thể hiện
    Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: "Mỗi tác phẩm báo chí phải là một sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị và giá trị sử dụng cao, chuẩn mực về nội dung, tươi mới và hấp dẫn về hình thức, hiện đại trong phương pháp thể hiện và phương thức phát hành".
  • “Không để báo chí tự bươn chải với thị trường”
    “Báo chí phải truyền đi khát vọng về một Việt Nam hùng cường, lan tỏa, biến khát vọng đấy thành động lực để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hàng đầu”, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ với Báo Nhân Dân trong dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2024.
  • Ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Chiều 21/6, nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2024), 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
  • Nhận thức là yếu tố quan trọng nhất trong  phòng chống ransomware
    Theo các chuyên gia, nâng cao nhận thức cho người dùng là điều quan trọng nhất trong việc bảo đảm an toàn thông tin (ATTT), nhất là trước các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware).
Bộ trưởng Bộ TT&TT chủ trì xây dựng các giải pháp công nghệ quản lý giao dịch trên môi trường trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO