Chiến lược CĐS phải là ngọn cờ đầu trong quá trình thực hiện con đường số hoá trong công ty

Đỗ Minh| 04/03/2022 12:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Có thể nói, giờ đây môi trường số đang tác động, ảnh hưởng, chi phối nhanh quá trình hình thành con người số, công dân số, và đây cũng được xem như là yếu tố chủ thể quan trọng - chủ sở hữu thực sự của các doanh nghiệp (DN).

Và để DN thành công, tăng trưởng, phát triển bền vững, con đường lựa chọn duy nhất là DN phải tham gia sâu vào quá trình thực hiện CĐS toàn diện. Để tạo thêm các góc nhìn đa chiều về các lợi ích to lớn CĐS mang lại, PGS. TS. Hoàng Xuân Bình, Trưởng khoa Kinh tế quốc tế, ĐH Ngoại Thương đã cùng nhóm các thành viên thực hiện nghiên cứu về đề tài "Kinh nghiệm CĐS của một số DN trong và ngoài nước".

Trong nghiên cứu này, giá trị thu được không chỉ là các kinh nghiệm, đúc kết từ thành công của một số DN, mà điều sâu sắc hơn nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ này ngày càng nhanh, hiệu quả, thực chất, bền vững.

DN cần áp dụng công nghệ số (CNS) tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực số

Tập đoàn Nhật Bản, Sagawa Holdings (SGH), chuyên lĩnh vực dịch vụ logistics đã thành công khi áp dụng, thực hiện hiệu quả việc CĐS trong hoạt động của mình. Tập đoàn đã xây dựng chiến lược quản lý và chiến lược kỹ thuật số song hành một lúc và thực hiện thống nhất, đồng bộ.

CĐS phải  là ngọn cờ đầu trong quá trình thực hiện con đường số hoá trong công ty - Ảnh 1.

Ảnh: www.sg-hldgs.co.jp

SGH đã chuyển đầu tư CNTT từ hoạt động kinh doanh kiểu truyền thống (run the business) sang mô hình gia tăng giá trị (value up), đồng thời tích cực thúc đẩy cải cách kinh doanh, nâng cao dịch vụ thông qua việc sử dụng các CNS tiên tiến: Trí tuệ nhân tạo (AI), robot tự động, Internet vạn vật (Iot) trên nền tảng nhóm mở chung cho cả tập đoàn.

Cùng với đó SGH còn sử dụng các phần mềm linh hoạt (agile) thông qua việc trao quyền cho đội ngũ nguồn lực CNTT phối hợp cùng các bộ phận chuyên môn để thúc đẩy nhanh chóng việc lập kế hoạch, triển khai và thực hiện kế hoạch; đẩy mạnh, phát triển các hoạt động nghiên cứu (R&D), có đánh giá, kiểm nghiệm, nghiệm thu kết quả ngay trong quá trình cải cách kinh doanh và cải tiến dịch vụ.

Cũng nổi bật như SGH, công ty chuyên về lĩnh vực cà phê Moyee Coffee Fairchain, Hà Lan đã áp dụng CĐS toàn diện mọi quy trình, nhất là thực hiện mạnh mẽ các CNS như: blockchain, nền tảng Bext 360 để cung cấp cho tất cả các khách hàng, nhà cung ứng, nông dân, người tiêu dùng… có thể đều có quyền truy cập thông qua các dữ liệu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty, chính điều này tạo niềm tin, sự minh bạch và các chuỗi giá trị mới bền vững cho chính công ty.

Cùng với đó, Moyee Coffee Fairchain đã chuẩn hóa quy trình số khâu đầu - cuối: Điểm đầu (người sản xuất, nông dân) được cung cấp ví di động (mobile wallet), thẻ điện từ (tab card), số ID và mã vạch riêng cho từng người có thể dễ dàng khi cần thanh toán kỹ thuật số.

Điểm cuối (người tiêu dùng) luôn dễ dàng nắm bắt được mọi thông tin sản phẩm thông qua mà QR trên từng sản phẩm, từ đó biết được các thông tin về chỉ số an toàn lượng khí thải carbon của quá trình sản xuất, phân phối. Điều này có ý nghĩa tạo giá trị tương tác giữa khách hàng và phía công ty.

Bên cạnh đó, Moyee Coffee Fairchain luôn xác định hướng đi mới thông qua các nền tảng số sẽ tạo ra các cơ hội để khách hàng có thể hỗ trợ trực trực tiếp người nông dân (cho vay số vốn nhỏ, đào tạo).

Moyee Coffee Fairchain luôn xác định mục tiêu lấy khách hàng và thị trường là trọng tâm; thường xuyên tăng các trải nghiệm, chất lượng sản phẩm; tăng tương tác giữa người sản xuất, nhà phân phối.

Thành công của Moyee Coffee Fairchain còn thể hiện ở việc vai trò người quản lý, lãnh đạo phải luôn có tầm nhìn dài hạn, kiên trì với mục tiêu và phải có trách nhiệm xã hội dựa trên uy tín, sự bảo lãnh từ chính thương hiệu DN mình tạo ra.

Cũng thu được nhiều giá trị như hai đơn vị trên, tập đoàn chuyên về hóa phẩm Asahi Kaise, Nhật Bản khi thực hiện việc CĐS của mình xác định sự thành công cần dựa trên 04 giai đoạn: Củng cố nền tảng CĐS theo chức năng; tăng tốc thúc đẩy CĐS trong toàn công ty; thực hiện đổi mới quản lý theo CĐS; chuyển đổi tất cả nhân viên thành nguồn nhân lực số.

Vì là công ty chuyên về hóa phẩm nên Asahi Kaise đã còn sử dụng các tin học vật liệu (MI) để thúc đẩy việc phát triển các vật liệu mới dựa trên công nghệ AI để rút ngắn thời gian tạo ra các vật liệu sáng tạo, đồng thời thời tập đoàn dùng CNS để thu thập xử lý thông tin các bằng sáng chế và nghiên cứu xây dựng tạo ra các bản đồ toàn cảnh về sở hữu trí tuệ.

Chưa dừng lại ở việc đổi mới công nghệ sản xuất số, Asahi Kaise còn thành lập ra Ban đồng sáng tạo kỹ thuật số và Phòng thí nghiệm đồng sáo tạo kỹ thuật số. Nhiệm vụ của Phòng và Ban này có chức năng là nơi sử dụng - kiểm tra - trải nghiệm CNS tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực số.

Đặc biệt, Asahi Kaise luôn xác định tầm nhìn lớn và chia sẻ với tất cả các bên liên quan để: Sử dụng công nghệ KTS để thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh doanh, đồng tạo lập các giá trị cho xã hội, hiện thực hóa một cuộc sống an toàn, chất lượng và một trái đất ít bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.

CĐS phải  là ngọn cờ đầu trong quá trình thực hiện con đường số hoá trong công ty - Ảnh 1.

CĐS luôn cần tầm nhìn dài hạn từ các cấp lãnh đạo, quan lý công ty.

"Asahi Kaise luôn tăng cường đào tạo về CĐS cho tất cả nhân viên để nâng cao hiểu biết về CNTT và trình độ kỹ thuật số để chuẩn bị cho nguồn nhân lực số có chất lượng; một mặt thiết lập KPI và thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo có kế hoạch nguồn nhân lực chuyên nghiệp về kỹ thuật số", nghiên cứu nhấn mạnh

Là DN trong nước, được đánh giá là một điển hình về việc thực hiện CĐS ở nhóm ngành cung cấp dịch vụ logistics, công ty Dolphin Sea Air Services Corporation trong thời gian vừa qua không chỉ tiết kiệm được những chi phí tài chính mà còn vận hành liên thông không bị gián đoạn kể cả ngay trong giai đoạn khó khăn nhất bởi đại dịch bệnh COVID-19.

Để làm được điều này, Dolphin Sea Air Services Corporation đã thực hiện nghiêm túc việc CĐS thông qua các CNS, nền tảng, ứng dụng số rộng rãi trên toàn hệ thống, mọi khâu, mọi công đoạn.

Dolphin Sea Air Services Corporation đã thực hiện việc CĐS của mình theo mô hình xác định mục tiêu cần đạt đến trước, sau đó tìm các điểm chính mấu chốt để giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra (top-down).

Nhờ có thực hiện theo mô hình top-down, Dolphin Sea Air Services Corporation đã nhận được thành quả là sự đổi mới toàn diện trong chiến lược kinh doanh, giúp nâng cao năng suất của DN theo hướng đột phá.

"Chiến lược CĐS cần rõ ràng và phải được xác định là ngọn cờ đầu trong quá trình thực hiện con đường số hóa trong công ty", điều quan trọng Dolphin Sea Air Services Corporation đúc kết.

Cần học hỏi các quốc gia đi đầu, thành công trong CĐS

Đưa ra đề xuất nhằm thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ CĐS trong các DN Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu đề xuất: Các DN phải luôn xác định mục tiêu và chiến lược CĐS của mình, trong đó cần tập trung vào chiến lược tầm nhìn và kiến trúc tổng thể.

Đồng thời, xây dựng, thực hiện theo khung 03 giai đoạn gồm: CĐS mô hình kinh doanh (áp dụng CNS để mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng, kế toán, tài chính; các chính sách bảo mật kinh doanh, dữ liệu…); hoàn thiện CĐS mô hình quản trị (xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ phận nghiệp vụ; tự động hóa quy trình sản xuất, công nghệ; lập kế hoạch ngân sách, dự báo; xây dựng các CSDL chung…); kết nối kinh doanh và quản trị đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm mới (áp dụng CNS để tạo hệ thống thông tin xuyên suốt; xây dựng CSDL chung trong toàn DN; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin…).

CĐS phải  là ngọn cờ đầu trong quá trình thực hiện con đường số hoá trong công ty - Ảnh 2.

Các DN cần chia sẻ kinh nghiệm, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CĐS cả thành công lẫn thất bại

Hơn nữa, các DN của Việt Nam cần tăng cường đào tạo CĐS cho tất cả nhân viên và tuyển dụng nguồn nhân lực chuyên nghiệp về kỹ thuật số. Để thực hiện tốt điều này, các DN cần có lộ trình xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động CĐS phù hợp với chiến lược, cách tổ chức thực hiện và quy mô trong phạm vi nguồn lực cho phép của các DN. Trong trường hợp khi DN chưa đủ nguồn lực, cần tìm đến các công ty tư vấn về CĐS chuyên nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ.

Đặc biệt, cần có sự chủ động, linh hoạt trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, nên tìm hiểu để tận dụng các chính sách, gói hỗ trợ CĐS từ Chính phủ, địa phương, quỹ ưu tiên cho mục tiêu phát triển bền vững.

Đồng thời các DN cần tham gia các diễn đàn, sinh hoạt các câu lạc bộ cùng ngành, liên ngành gắn với các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CĐS (cả thành công và thất bại) để tạo "cú hích", động lực cho sự thay đổi, phát triển trong hoạt động số.

Về phía nhà nước, chính phủ, bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan: Cần tích cực hơn trong việc xây dựng, ban hành các khung pháp lý, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể để định hướng chi tiết cho các DN CĐS; mở rộng, thường xuyên xây dựng, tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực CĐS quốc gia; tăng cường các gói hỗ trợ tài chính cho DN CĐS, nhất là đối với các DN nhỏ và vừa còn hạn chế về vốn đầu tư cho CNS.

"Đặc biệt cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong CĐS, đồng thời, học hỏi các quốc gia đi đầu, thành công trong CĐS", nhóm nghiên cứu đề xuất./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
  • TikTok và câu chuyện cung cấp dịch vụ tại Mỹ
    TikTok thông báo rằng họ đang "trong quá trình" khôi phục dịch vụ cho người dùng tại Mỹ. Động thái diễn ra chỉ hơn 12 giờ sau khi TikTok ngừng cung cấp dịch vụ để chuẩn bị đối phó với lệnh cấm.
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
Đừng bỏ lỡ
Chiến lược CĐS phải là ngọn cờ đầu trong quá trình thực hiện con đường số hoá trong công ty
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO