Về khái niệm, chuyển đổi số là quá trình ứng dụng các công nghệ số hiện có để sửa đổi (hay tạo mới) những quy trình sản xuất kinh doanh hiện hữu, văn hóa doanh nghiệp, và trải nghiệm khách hàng. Nói cách khác, chuyển đổi số chính là ứng dụng số vào: (i) tư duy và tầm nhìn lãnh đạo; (ii) tổ chức nội bộ - con người và quy trình; và (iii) quan hệ khách hàng và trải nghiệm khách hàng.
Chuyểnđổisốđóngvaitròquantrọngbởi,nếuthực hiệncóhiệuquả,trướchếtnósẽgiúpcảithiệnlợinhuận. TheomộtcuộckhảosátbởiGartnervàogiữanăm2020, 56%CEOcủacácdoanhnghiệpSingapoređượckhảosát chobiếtchuyểnđổisốđãgiúpdoanhnghiệpcủahọcải thiệnđángkểlợinhuận.
Riêngđốivớidoanhnghiệpvừavànhỏ(SMEs,là nhữngdoanhnghiệpcódoanhthuhàngnămđến100 triệuSGD/74triệuUSD),tuyểndụngđến2/3lựclượng lao động và đóng góp gần ½ GDP của Singapore, một khảo sát của ngân hàng UOB hồi cuối năm 2020 với 782 SMEs cho thấy: có 41% trong số các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số đã đạt được tăng trưởng doanh thu cao hơn các doanh nghiệp không thực hiện chuyển đổi số.
Một trong các ví dụ cụ thể về hiệu quả chuyển đổi số trong SMEs là trường hợp của chuỗi nhà hàng địa phương Tim Ho Wan. Chuỗi nhà hàng này đã phối hợp với một tổ chức chỉ định bởi Chính phủ để hiện đại hóa hệ thống nhận gọi món, tính toán và báo cáo vốn chán ngắt và tốn rất nhiều thời gian. Kết quả là đã tiết kiệm được 20-30% số giờ nhân lực cần thiết so với trước khi hiện đại hóa.
Một ví dụ chuyển đổi số thành công khác là công ty chế tạo máy chính xác bản địa Onn Wah Tech. Công ty này đã áp dụng Hệ thống Thi hành Chế tạo (MES) để theo dõi và phân tích luồng dữ liệu nhằmcắt giảm chi phí và tăng doanh thu, nhờ đó năng suất của công ty đã tăng lên 10-15%.
Ngoài ra, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả kinh doanh (thông qua cải thiện các quy trình và hoạt động sản xuất kinh doanh), duy trì được vị trí cạnh tranh so với đối thủ (thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, nhờ đó mở rộng thị trường và mở ra mô hình kinh doanh mới), và tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng và phát triển của doanh nghiệp khi có những thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh (COVID-19 làm lợi cho các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh hiện đại không cần cơ sở hạ tầng vật lý).
Chuyểnđổisốcàngcóýnghĩaquantrọnghơnđốivới SingaporebởinósẽgiúpcácdoanhnghiệpSingaporecải thiệnnăngsuấtvàhiệuquảcủanhânviêntrongbốicảnh chiphílaođộngtrongnướcngàycàngtăng(dohạnchế laođộngnướcngoài)vàsựcạnhtranhcủacácnướctrong khuvựctrongcáclĩnhvựcmàSingaporecóthếmạnhnhư sinhhóa,điệntử,hóachất,tàichính,ytếvàlogisticsngày càngmạnhmẽhơn.
ChínhphủSingaporetrongnhữngnămquađãliêntục triểnkhainhiềusángkiếnvàbiệnpháphỗtrợcácdoanh nghiệptrongnước,đặcbiệtlàSMEstrongquátrình chuyển đổisố.
ChươngtrìnhSMEsGoDigital(SMEsChuyểnđổisố) Chươngtrìnhnàyđượckhởixướngtháng4/2017và đượcbảotrợbởiCụcPháttriểnThôngtinTruyềnthông (IMDA)nhằmlàmchochuyểnđổisốtrởnênđơngiản hơnvớiSMEs,đồngthờihỗtrợhọsửdụngcáccông nghệsốvàxâydựngnănglựcsốmạnhhơnchonhân viênđểnắmbắtcáccơhộitrongnềnkinhtếsố,cũng nhưnângcaonănglựcanninhmạngvàbảovệvàphân tích dữ liệu.
Chươngtrìnhnàycungcấpmộtcôngcụđể SMEstựđánhgiánănglựcsốhiệnthờicủa mình, vạch ra lộ trình từng bước áp dụng các giải pháp số thíchhợpvà đào tạo nhân viên tại mỗi giai đoạn. Để tạo thuận lợi cho SMEs quan tâm đến giải pháp nào thì nộp đơn qua mạng và Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa 80% chi phí áp dụng các giải pháp này.
Đồng thời, chương trình cũng giới thiệu thêm một gói giải pháp cơ bản "Start Digital" vào tháng 1/2019. Gói này giúp SMEs mới thành lập và những doanh nghiệp nào chưa chuyển đổi số bắt đầu thực hiện các giải pháp chuyển đổi số cơ bản, thông qua các đầu mối tiếp xúc tự nhiên là các ngân hàng và công ty viễn thông. Theo đó SMEs nào ký hợp đồng sử dụng tối thiểu 18 tháng thì có thể sử dụng bất cứ 2 giải pháp nào trong số 6 giải pháp, gồm Kế toán, Hệ thống Quản lý Nhân lực và Tiền lương, Marketing Số, Giao dịch Số, An ninh mạng, và Hợp tác Số với chi phí trong 6 tháng được Chính phủ tài trợ.
Khi COVID-19 nổ ra, nhằm giúp đỡ SMEs hơn nữa, tháng 6/2020 Chính phủ Singapore đưa ra sáng kiến "Grow Digital", theo đó SMEs có thể tham gia vào các nền tảng thương mại điện tử B2B (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng) để bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài mà không cần sự hiện diện vật lý.
Những nền tảng này, được phê chuẩn trước bởi IMDA, được chọn bởi chúng là những mạng lưới mạnh với các nhà cung cấp dịch vụ mang tính bổ trợ (ví dụ như logistics và tài chính), có lịch sử kinh doanh tốt và có kinh nghiệm hoạt động trên các thị trường nước ngoài. Thông qua những nền tảng này, SMEs có thể thu được những lợi ích như: (i) mở rộng thị trường nước ngoài nhờ kết nối thông minh với khách hàng nước ngoài tiềm năng; (ii) tối ưu hóa việc niêm yết trên các thị trường điện tử nước ngoài; (iii) tiếp cận tức thời với các thu xếp tài chính có trên nền tảng; (iv) các thu xếp thanh toán điện tử xuyên biên giới giúp giảm rủi ro tiền tệ; và (v) mạng lưới các đối tác mạnh gồm các công ty logistics giúp giao hàng hóa.
Cũng trong động thái hỗ trợ những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19 gồm ngành bán lẻ và ăn uống, Chính phủ Singapore vào tháng 5/2020 giới thiệu chương trình "Digital Resilience Bonus".
Theo đó, những doanh nghiệp nào trong hai ngành này được thành lập trước ngày 26/5/2020 và đã ứng dụng các giải pháp số đã duyệt trước ngày 30/6/2021 sẽ nhận được tối đa 10.000 SGD nếu họ áp dụng các hình thức thanh toán điện tử như PayNow Corporate và InvoiceNow, bên cạnh điều kiện đã ứng dụng các giải pháp số theo yêu cầu gồm giải pháp kế toán, quản lý nhân sự, quản lý tồn kho, nhận đơn hàng và giao hàng, và phân tích dữ liệu.
Để khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp tiên tiến hơn nhằm nâng cao hơn nữa năng lực số và cải thiện sức bền bỉ của doanh nghiệp trong dài hạn, Chính phủ Singapore hỗ trợ tối đa 80% chi phí ứng dụng các giải pháp loại tiên tiến được xác định dưới gói "Advanced Digital Solutions". Những giải pháp số hợp nhất này được IMDA chọn ra trong giai đoạn cho đến 31/9/2021 trên cơ sở làm việc với các đơn vị đi đầu trong các ngành. Các doanh nghiệp quan tâm có thể nộp đơn qua website của IMDA trong thời hạn quy định cho từng giải pháp và nếu thành công thì sẽ được đài thọ chi phí về phần cứng, phần mềm, cơ sở hạ tầng, kết nối, an ninh mạng, tích hợp, phát triển, củng cố và quản lý dự án. Chi phí thay thế và mở rộng các hệ thống cũ và cơ sở hạ tầng hiện tại cũng có thể được hỗ trợ.
Chương trình "Chief Technology Officer (CTO) -as-a-Service" (Giám đốc công nghệ dạng dịch vụ)
Chương trình này trợ giúp SMEs hiểu và đánh giá được các nhu cầu về số hóa và sự thiếu hụt về năng lực của mình, kèm với khuyến nghị về các giải pháp số. SMEs nào cần các khuyến nghị sâu hơn có thể truy cập và tham khảo một tập hợp các CTO đã có cũng như các chuyên gia số trong các lĩnh vực an ninh mạng, phân tích dữ liệu, và trí tuệ nhân tạo. Các chuyên gia số này được quản lý bởi các công ty IT do IMDA lựa chọn trên cơ sở kinh nghiệm và uy tín của họ trong lĩnh vực tương ứng. Tất cả SMEs có thể tiếp cận dịch vụ tư vấn bởi các chuyên gia này bằng cách nộp đơn trên mạng (trang Web Chương trình: https://www.imda.gov.sg/programme-listing/smes- go-digital/CTOaaS).
Chương trình "Digital Leaders Program" (Lãnh đạo số)
Chương trình mới ra mắt này sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp có nhiều triển vọng và trang bị cho chúng những năng lực số cần thiết để chuyển đổi mô hình kinh doanh của chúng. Chương trình này sẽ trợ giúp các doanh nghiệp xây dựng kỹ năng chuyên môn, gồm việc tuyển dụng các nhân sự có tài năng về số, và phát triển và thực thi lộ trình chuyển đổi số.
Chương trình này sẽ đài thọ tối đa tới 70% chi phí để xây dựng một team phụ trách số trong doanh nghiệp và các chi phí có liên quan theo quy định. Đồng thời, chương trình ban đầu sẽ tài trợ cho 80 doanh nghiệp số tiên tiến. Doanh nghiệp trong chương trình này sẽ tham gia thử nghiệm trong 2 năm, và chương trình này sẽ bắt đầu trong tháng 4 này (trang Web Chương trình: hps:// www.imda.gov.sg/programme-listing/Digital-Leaders- Programme).
Chương trình "Open Innovative Platform" (Nền tảng sáng tạo mở)
Để tăng tốc đổi mới sáng tạo về số và khuyến khích hơn nữa sự hợp tác, Chính phủ Singapore đã tăng cường chương trình này, vốn được đưa ra vào năm 2018 để trợ giúp các doanh nghiệp có được các nguồn lực cần thiết đáp ứng nhu cầu đổi mới sáng tạo của mình một cách hiệu quả.
Chương trình này được tăng cường ở 2 công cụ, "Công cụ Tìm kiếm" (Discovery Engine) – hỗ trợ việc tìm kiếm và so khớp các giải pháp công nghệ, và "Digital Bench" – công cụ cung cấp nhanh thử nghiệm bằng chứng khả thi (proof of concept) thông qua một nền tảng cung cấp bằng chứng khả thi ảo.
Chính phủ hy vọng rằng chương trình này sẽ dẫn đến sự ra đời nhiều hơn các đồng sáng tạo đổi mới, phát triển nhanh các nguyên mẫu thử nghiệm, và giảm thời gian cho sản phẩm và dịch vụ được thương mại hóa.
Như vậy, có thể thấy Chính phủ Singapore đã rất chủ động và tích cực triển khai nhiều sáng kiến và giải pháp mới, cũng như mở rộng các sáng kiến và giải pháp cũ để hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là SMEs nhằm tăng tốc công cuộc chuyển đổi số của họ để cải thiện hiệu quả và năng suất trong sản xuất, kinh doanh. Nhưng Chính phủ Singapore cũng nhận thức được mấu chốt của sự thành công của công cuộc chuyển đổi số cuối cùng vẫn nằm ở việc các doanh nghiệp sẽ ứng dụng các công nghệ số gì và thế nào để tăng trưởng và cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.webimp.com.sg/business/digital-transformation-singapore/
2. https://www.uobgroup.com/web-resources/uobgroup/pdf/newsroom/2021/
Digitalisation-ettorts-SMEs-revenue-rise.pdf
3. https://www.channelnewsasia.com/news/commentary/digital-transformationautomation-singapore-businesses-talent-12170360
4. https://www.aseanbriettng.com/news/how-singapore-is-helping-businesses-acceleratedigital-transformation-and-expand-overseas/
5. https://www.channelnewsasia.com/news/commentary/budget-2021-singapore-smeworkers-digital-workers-schemes-14216468
(Bài đăng trên Tạp chí TT&TT Số 4 tháng 4/2021)