Truyền thông

Công nghệ 5G đang định hình nền kinh tế tương lai

Nguyễn Nhàn 09:19 30/11/2024

Với tốc độ nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G và độ trễ gần như bằng không, mạng 5G trở thành lựa chọn thiết yếu cho nhiều lĩnh vực số. Công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành phố thông minh, phát triển các ứng dụng công nghệ cao như AR/VR và thúc đẩy sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo.

Xu hướng toàn cầu

Theo báo cáo toàn cầu mang tên “Nâng cao 5G với kết nối vượt trội” do Ericsson ConsumerLab công bố, hơn 23.000 người dùng smartphone trong độ tuổi 15 - 69 đã tham gia khảo sát, trong đó có hơn 17.000 người đến từ 16 thị trường lớn trên thế giới. Cuộc khảo sát này đại diện cho 1,1 tỷ người dùng smartphone, bao gồm 750 triệu người đang sử dụng dịch vụ 5G.

Ericsson cũng dự báo rằng trong vòng 5 năm tới, số lượng người dùng smartphone sử dụng GenAI sẽ tăng ít nhất gấp đôi mỗi tuần. Sự bùng nổ này sẽ mở rộng các trường hợp sử dụng kết nối vượt trội hiện có, như gọi video, phát trực tuyến và thanh toán trực tuyến, từ đó khuyến khích người dùng sẵn sàng chi thêm cho dịch vụ kết nối nhằm nâng cao trải nghiệm của mình.

1-5-.jpg
5G sẽ giúp kinh tế thế giới tăng giá trị khoảng 350 tỷ USD và tạo ra khoảng 35 triệu việc làm mới. (Ảnh Internet)

Theo dự báo phân tích đánh giá tác động của công nghệ 5G đến sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung mà Qualcomm hợp tác thực hiện mới đây thì, tính đến năm 2030, 5G sẽ giúp kinh tế thế giới tăng giá trị khoảng 350 tỷ USD và tạo ra khoảng 35 triệu việc làm mới.

Đáng lưu ý, có tới 35% người dùng smarphone 5G cho biết họ quan tâm đến việc trả thêm tiền cho kết nối vượt trội đối với các ứng dụng thiết yếu. 1/4 số người dùng GenAI tham gia khảo sát cho biết sẵn sàng chi trả thêm 35% phí thuê bao để có được kết nối nhanh và an toàn, phản hồi nhanh chóng..,.

5G thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam

Ngay trong chiến lược phát triển, Việt Nam xác định rõ mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số sẽ đóng góp tương ứng 20% và 30% GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực đạt tối thiểu 10% vào năm 2025, tăng gấp đôi vào năm 2030. Việt Nam phấn đấu sẽ nằm trong số 30 quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh và đổi mới sáng tạo vào cuối thập kỷ này.

Hiện kinh tế số lan toả mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực trong cuộc sống như thương mại, du lịch, giáo dục... Theo số liệu từ Bộ TT&TT biết năm 2023, kinh tế số chiếm khoảng 16,5% GDP. Tỷ trọng kinh tế số tại các ngành, lĩnh vực sẽ tiếp tục tăng trưởng và sẽ có những mô hình kinh tế mới, đặc biệt trong bối cảnh kỹ năng số của người dân cũng ngày càng cao, làm tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của kinh tế số.

z5881063019445_e8169d13a713e560e7c981a3fad390dd-1_66fa82435fb39(1).jpg
Hội thảo “Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 30/9.
(Ảnh: Nhịp sống kinh doanh)

Theo các chuyên gia, trong các giải pháp tạo nền móng, việc phát triển hạ tầng số là yêu cầu cơ bản đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu. Nội dung này bao gồm xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng, chất lượng cao trên toàn quốc; quy hoạch lại băng tần, phát triển hạ tầng mạng di động 5G, sớm thương mại hóa mạng di động 5G

Công nghệ 5G được xem là “cú hích” mạnh, thúc đẩy các ngân hàng tích hợp hệ sinh thái với các lĩnh vực như thương mại điện tử, logistics và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Công nghệ 5G không chỉ đem lại tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn mà còn hỗ trợ các ngân hàng trong việc cải tiến trải nghiệm khách hàng, từ việc tương tác với khách hàng qua các chatbot trực quan hơn cho đến việc thực hiện các giao dịch ngay lập tức mà không gặp trở ngại về thời gian, không gian. Hơn nữa, khả năng kết nối nhiều thiết bị đồng thời của 5G còn hỗ trợ các ứng dụng IoT như máy POS thông minh và các thiết bị khác của ngân hàng.

Với lĩnh vực game, 5G cũng giúp khách hàng chơi game có trải nghiệm mạnh mẽ hơn. Đơn cử như trong ngành giải trí trực tuyến, người chơi game có thể tải game dung lượng khá lớn 1,87GB cần 5 phút nếu dùng wifi tại nhà (nơi ít thiết bị kết nối) nhưng khi dùng 5G thì chỉ cần chưa đến 1 phút.

Về tự động hóa, 5G sẽ thúc đẩy quá trình tự động hóa trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu về các kỹ sư điện - điện tử có thể thiết kế và vận hành các hệ thống tự động hóa.

Tại hội thảo “Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam”, diễn ra tháng 9/2024, bà Rita Mokbel - Chủ tịch Ericsson Việt Nam dự báo, 5G sẽ chiếm trên 50% thuê bao di động vào năm 2029. Công nghệ 5G sẽ đóng vai trò quan trọng cho Việc Nam thúc đẩy hạ tầng số, cho phép tự động hóa, nâng cao năng suất và tối ưu hóa quản lý tài nguyên.

Theo bà Rita Mokbel, 5G sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, dự kiến đóng góp 20% GDP của Việt Nam vào năm 2025.

Các chuyên gia cũng dự báo đến năm 2028, ngành công nghệ sẽ tạo doanh thu tới 25 tỷ USD chỉ riêng từ 5G, chiếm 20% tổng doanh thu công nghệ của Việt Nam.

Trong khuôn khổ Tuần lễ số quốc tế 2024 vừa diễn ra từ ngày 19-22/11 vừa qua, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cũng nhấn mạnh, tầm quan trọng của 5G chưa bao giờ rõ ràng như hiện nay. 5G không chỉ là một bước đột phá về công nghệ mà còn là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và đổi mới sáng tạo.

Công nghệ này đang chuyển đổi số các ngành công nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới và cải thiện chất lượng quộc sống cho hàng triệu người./.

Bài liên quan
  • Cùng Việt Nam dẫn đầu về công nghệ 5G
    5G đã được triển khai thử nghiệm tại 59 tỉnh, thành phố tiến tới khai trương thương mại 5G trong năm 2024. Nhờ 5G sẽ hỗ trợ Việt Nam trở thành một xã hội số thực sự và hiện thực hóa tầm nhìn Công nghiệp 4.0 của quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Nền tảng để Việt Nam tham vọng thành công trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
  • Những thách thức và rào cản khi doanh nghiệp ứng dụng GenAI
    Mặc dù GenAI mang lại nhiều giá trị, việc ứng dụng công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn.
  • Ako Dhông - Hơi thở buôn làng giữa lòng Ban Mê
    Ako Dhông hiện còn 33 căn nhà dài. Cộng đồng người Ê Đê ở đây đã xây dựng nó trở thành buôn làng du lịch cộng đồng đẹp đẽ và giàu có nhất của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
Công nghệ 5G đang định hình nền kinh tế tương lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO