Đại dịch góp phần thúc đẩy năng lực nội tại
COVID-19 đã tạo ra những thách thức về xã hội, chính trị và kinh tế, làm gián đoạn cuộc sống thường nhật của con người trên phạm vi toàn cầu. Nhưng khủng hoảng thường tạo ra những cơ hội mới và sự gián đoạn cũng có thể là yếu tố kích hoạt sự đổi mới, nếu chúng ta hành động có trách nhiệm. Theo một nghiên cứu mới của Cisco và Jungle Ventures, quá trình số hóa nhanh chóng của các ngành công nghiệp thiết yếu khu vực ASEAN như giáo dục đào tạo, y tế và chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu đã mở ra những cơ hội mới cho những tổ chức đột phá.
Với tiêu đề Những tổ chức đột phá mới từ đại dịch toàn cầu (Emerging Disruptors from the Global Pandemic), báo cáo này xem xét quá trình chuyển đổi các dịch vụ thiết yếu tại khu vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng như các mô hình của những tổ chức đột phá thành công.
Báo cáo đã nêu bật cách thức theo đó các chương trình số hóa quốc gia của nhiều quốc gia ASEAN đã góp phần đơn giản hóa quá trình chuyển đổi của các tổ chức tại khu vực sang hoạt động và làm việc từ xa trong đại dịch COVID-19. Kết quả là, khu vực ASEAN đang nổi lên như là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, coi di động là ưu tiên hàng đầu với sự phát triển của nhiều nền tảng số bao trùm các lĩnh vực thiết yếu.
Ông Naveen Menon, Chủ tịch Cisco khu vực ASEAN chia sẻ: "Đại dịch COVID-19 đã nêu bật năng lực nội tại của con người trong việc đổi mới sáng tạo trên quy mô lớn, tốc độ cao, khi phải đối phó với những khó khăn. Một số ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, như giáo dục, y tế và chuỗi cung ứng, đã có thể định hình lại tương lai, triển khai các chiến lược sáng tạo cũng như mạnh mẽ áp dụng tư duy khởi nghiệp. Chúng ta đang chứng kiến những làn sóng sáng tạo để thích ứng với trạng thái bình thường mới này."
Báo cáo cũng chỉ ra những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu đã tác động như thế nào đến sự nổi lên của những công ty khởi nghiệp đang tiến hành chuyển đổi cũng như giúp các ngành công nghiệp thích ứng và tạo ra những đột phá mới cho các tổ chức. Phần lớn các nền kinh tế khu vực ASEAN vẫn đang hoạt động ngoại tuyến tạo ra cơ hội lớn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ. Số liệu mới đây từ STATION F, một trong những trung tâm khởi nghiệp lớn nhất thế giới, cho thấy 18% số công ty khởi nghiệp trên phạm vi toàn cầu đã có ý định thâm nhập các thị trường mới kể từ khi bắt đầu giai đoạn khủng hoảng và khoảng 13% doanh nghiệp nữa đang xem xét động thái tương tự trong vòng 6 tháng tới.
"Đột phá trong kinh doanh có thể là yếu tố thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và nhiều công ty khởi nghiệp tại khu vực ASEAN đang đi đầu trong quá trình chuyển đổi số để lấp đầy khoảng trống và nắm bắt các cơ hội mới. Là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp cả ở giai đoạn ban đầu và giai đoạn tăng trưởng tại khu vực Đông Nam Á, chúng tôi vui mừng hợp tác với các nhà sáng lập – những người mong muốn vượt qua những thách thức mới, đầy thử thách và xây dựng các doanh nghiệp tiên phong, bền vững" ông Amit Anand, Thành viên sáng lập của quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures cho biết.
Báo cáo này đưa ra phân tích chuyên sâu về cách thức các doanh nghiệp trong ba ngành quan trọng là giáo dục đào tạo, y tế và chuỗi cung ứng & logistics đã ứng phó với khủng hoảng cũng như ứng dụng công nghệ một cách nhanh chóng và sáng tạo để giảm thiểu gián đoạn hoạt động dịch vụ.
Thu hẹp khoảng cách về giáo dục đào tạo
Các chính phủ trên khắp thế giới đã ra lệnh đóng cửa tạm thời các trường học và cơ sở đào tạo khi COVID-19 lan rộng. Một phần đáng kể dân số toàn cầu cảm nhận được sự gián đoạn nghiêm trọng trong ngắn hạn. Th o số liệu do UNESCO công bố, ở mức đỉnh điểm, 1,5 tỷ học sinh, sinh viên trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, với 160 triệu người ở ASEAN, cho thấy tác động sâu, rộng của sự gián đoạn này cũng như quy mô của nó.
Giáo dục tại nhà là một cú sốc lớn đối với cả phụ huynh và học sinh cũng của toàn ngành giáo dục. Việc giảng dạy nhanh chóng được chuyển sang trực tuyến, trên quy mô chưa được thử nghiệm và chưa từng có, khiến giáo viên khó thích nghi. Sự chuyển dịch mạnh mẽ cũng được thấy ở các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đại học đã chọn đóng cửa các khu ký túc xá, đưa sinh viên về nhà, giảng dạy từ xa ở những nơi họ có thể kết nối hoặc chấp nhận một học kỳ bị mất khi họ không thể tham gia các khóa học từ xa
Trong khi học từ xa và học trực tuyến là kết quả cần thiết của việc giãn cách xã hội, chúng cũng đi kèm với những thách thức riêng. Mặc dù có 350 triệu người dùng internet, cơ sở hạ tầng công nghệ và kết nối internet, các điều kiện tiên quyết để cho phép đào tạo từ xa không được tiếp cận như nhau ở các địa điểm và cộng đồng khác nhau trong ASEAN. Ví dụ, trong khi Brunei, Singapore và Malaysia có tỷ lệ sử dụng Internet cao lần lượt là 94,9%, 88,4% và 81,4% thì Campuchia, Lào và Myanmar vẫn đang gặp khó khăn trong việc cung cấp truy cập Internet cho thậm chí 50% dân số của họ..
Ngay cả trong các quốc gia có kết nối internet cao hơn, vẫn có sự chênh lệch giữa dân số thành thị và các cộng đồng nông thôn chưa được phục vụ về khả năng mua các thiết bị điện tử để hỗ trợ học tập trực tuyến. Điều này còn tăng thêm do học sinh không thể sử dụng một số phần mềm trả phí hoặc được cấp phép bên ngoài trường học và khuôn viên trường đại học.
Các chính phủ, tổ chức giáo dục và nhà cung cấp công nghệ ở ASEAN nên bắt đầu suy nghĩ lại các bước tiếp theo của họ cho tương lai của việc dạy và học để xây dựng một hệ thống giáo dục "hòa nhập hơn và chống chịu khủng hoảng hơn trong một thế giới hậu COVID-19" (theo UNESCO).
Các chính phủ ở Đông Nam Á phải sử dụng kết hợp các chỉ thị hành chính và các hành động hợp tác để đảm bảo giáo dục vẫn tiếp cận được với tất cả giáo viên và học sinh. Sự tham gia ở cấp cơ sở với các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, giáo viên, văn phòng khu học chánh, tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận, nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng công nghệ sẽ là yếu tố quan trọng để thành công.
Báo cáo còn phát hiện ra rằng, nhiều công ty vẫn chưa tiếp cận đầy đủ mô hình học tập kết hợp và học trực tuyến qua mạng. Nhưng, một số tổ chức đột phá lớn đã xuất hiện và được dự báo sẽ ngày càng gây ảnh hưởng lớn. Một trong số đó là Quỹ Jarimatika (Jarimatika Foundation) tập trung vào việc nâng cao kỹ năng cho những người nội trợ nhằm định hình tư duy và kỹ năng cho thế hệ kế tiếp tại Indonesia.
Trạng thái bình thường mới trong ngành y tế
Báo cáo còn cho thấy chuyển đổi số do tình hình dịch bệnh gây ra có thể tạo ra bước ngoặt cho các tổ chức y tế truyền thống mong muốn đầu tư vào các công nghệ số mới cũng như chuyển đổi mô hình của họ. Độ linh hoạt và đổi mới sáng tạo là hai ưu thế quan trọng của các đơn vị đột phá đang thâm nhập thị trường y tế.
Những tổ chức đột phá hàng đầu trong lĩnh vực này bao gồm Homage, một công ty khởi nghiệp tại Singapore đang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về y tế dự phòng tại quốc gia có bối cảnh dân số già hóa ngày càng tăng bằng việc giới thiệu dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà chuyên nghiệp theo yêu cầu của từng cá nhân.
Báo cáo này còn cho thấy, trong tương lai, các chuyên gia y tế và đơn vị trong ngành vẫn tiếp tục duy trì ứng dụng các công nghệ số ngay cả khi thế giới đã kiểm soát được đại dịch COVID-19. Trong khi các cơ sở y tế công cộng và tư nhân cần thích ứng thì các chính phủ nên ban hành chính sách hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này. Điều này có khả năng tạo nên trạng thái bình thường mới trong ngành y tế với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng có sự hỗ trợ của công nghệ sẽ trở thành những yếu tố làm thay đổi cuộc chơi trong dài hạn.
Đổi mới hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và logistics
Đại dịch toàn cầu đã dẫn đến việc các quốc gia và công ty trên toàn thế giới đoàn kết trong các liên minh và chuỗi cung ứng có mức độ tập trung cao tại những khu vực nhất định. Đại dịch COVID-19 tạo ra hiệu ứng gợn sóng (ripple effects) trong nền kinh tế toàn cầu cũng như khẳng định tầm quan trọng của thông tin và tương quan mạng lưới chuỗi cung ứng.
Hầu hết các công ty khởi nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ tư vấn có truyền thống tập trung vào các doanh nghiệp từ vừa đến lớn vì họ có quy mô hợp nhất hơn. Điều này cũng có ý nghĩa thương mại với tư cách là khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn đóng góp kinh tế ở các nước châu Á mới nổi đến từ các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Những M/SME này đi sau về nhận thức nhưng rất nhanh nhẹn và di chuyển nhanh chóng khi họ tìm ra giải pháp tốt. Điều này là do, việc ra quyết định khá đơn giản và có rất ít hệ thống kế thừa cản trở quá trình chuyển đổi. Thực tế là họ cũng có nhiều nhu cầu của họ được phục vụ theo cách đặc biệt có nghĩa là việc phục vụ chúng dẫn đến nhiều cơ hội bán kèm và bán thêm trong tương lai, có khả năng dẫn đến kết quả lớn hơn.
Nghiên cứu này khuyến nghị rằng, việc xây dựng các quy trình công việc chiến lược và hoạt động kinh doanh phù hợp có thể góp phần giải quyết các vấn đề trong việc quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Một số công ty công nghệ lớn đang thay đổi thị trường logistics bằng cách cung cấp các giải pháp mua sắm số thông qua sự kết hợp liền mạch và hiệu quả của phần mềm và dịch vụ. Nền tảng mua sắm số chuyên dụng có trụ sở tại Singapore, Moglix, là một trong những công ty như vậy với khả năng giúp các công ty sản xuất và các đối tác chính trong việc số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ mua sắm. Dù hoạt động kiểm soát khủng hoảng gần như không bao giờ có thể tiến hành tự động hóa hoàn toàn, nhưng các thông tin toàn diện về chuỗi cung ứng với số liệu chính xác theo thời gian thực sẽ trở thành yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thay đổi tích cực
Những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu và sự nổi lên của các công ty đột phá cho thấy nhu cầu chuyển đổi của các công ty khởi nghiệp nhằm thích ứng và tập trung thúc đẩy đà tăng trưởng mới. Ngoài ra, báo cáo còn khuyến nghị các chính phủ và cơ quan hoạch định chính sách khu vực ASEAN cần xác định mỗi quốc gia nên nắm bắt cơ hội như thế nào để hiện đại hóa những ngành kinh tế thiết yếu. Các doanh nghiệp khu vực ASEAN đang tìm cách thúc đẩy và hỗ trợ quá trình đột phá kỹ thuật số cũng cần hợp tác với các đối tác trong hệ sinh thái để nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ.
Điều cực kỳ quan trọng là đảm bảo rằng việc xây dựng kỹ năng cho sinh viên bắt kịp với tốc độ của tiến bộ công nghệ. Nghiên cứu gần đây của Cisco cho thấy 6,6 triệu việc làm sẽ trở nên dư thừa vàonăm 2028 trên sáu nền kinh tế lớn nhất ASEAN gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam do chuyển đổi kỹ thuật số. Đến năm 2028, các quốc gia này sẽ yêu cầu ít hơn 28 triệu lao động để tạo ra mức sản lượng như hiện nay.
Trong khi công nghệ sẽ thay thế người lao động khỏi một số công việc, nó cũng sẽ thúc đẩy tăng năng suất, từ đó tạo ra nhu cầu mới cho người lao động. Vì vậy, chẳng hạn, Học viện Mạng Cisco cung cấp chương trình giảng dạy tùy chỉnh và được thiết kế riêng cho các trường đại học và cao đẳng. Điều này đã giúp sinh viên phát triển các kỹ năng và kiến thức liên quan đến ngành cho các nghề STEM.
Theo nghiên cứu, 32% khoảng cách kỹ năng tổng thể vào năm 2027 sẽ là ở các kỹ năng vốn dĩ là "con người", liên quan đến giao tiếp giữa các cá nhân, khả năng nhận thức và khả năng thuyết phục. Bất kỳ cuộc thảo luận nào về chương trình giảng dạy cũng nên bao gồm lý thuyết và kiến thức, các kỹ năng tình cảm và xã hội, cũng như các giá trị và đạo đức. Khi khám phá các mô hình giáo dục mới, chúng ta cũng nên xem xét các khía cạnh hành vi và xã hội của việc học, các ứng dụng học tập và xây dựng nhân cách trong thế giới thực có thể như thế nào cùng với các chương trình khoa học, toán và đọc viết truyền thống.
Việc hủy bỏ các kỳ thi trên toàn cầu khiến nhiều học sinh, phụ huynh và người chăm sóc hỏi làm cách nào chúng tôi có thể chấm điểm thành tích của học sinh một cách công bằng mà không cần kiểm tra. Cán cân quyền lực đã chuyển sang các giám định viên có nhiệm vụ phát triển công thức tính điểm cho từng học sinh. Một số giáo viên đã điều chỉnh bằng cách thực hiện các kỳ thi trắc nghiệm từ xa hoặc thiết lập các kỳ thi mở sách, trong khi nhiều giáo viên phải tính điểm dựa trên thành tích của học sinh trong suốt cả năm. Với việc các kỳ thi thường xuyên bị COVID-19 làm gián đoạn, các nhà giáo dục cần xem xét liệu có cần quay lại mô hình đánh giá truyền thống hay đây là cơ hội để thách thức cấu trúc cơ bản của cách chúng ta đánh giá năng khiếu và thành tích của học sinh so với mục tiêu học tập. Môi trường này đã cung cấp một cơ hội duy nhất để xem xét thế hệ tiếp theo của các công cụ đánh giá, những công cụ tích hợp các kỹ năng xã hội, giá trị và kỹ năng kỹ thuật được cung cấp thông qua môi trường học tập kết hợp.
ÔngRajivMenon,TrưởngbộphậnĐầutư&SápnhậpcủaCiscoKhuvựcChâuÁTháiBìnhDươngvàNhậtBảnchiasẻ:"Cáchtiếpcậnđachiềutrongđómốiquanhệhợptácchặtchẽgiữacáccơquanchínhphủvàcácbênliênquantrongcảkhuvựccôngvàtưcầntạorathayđổitíchcựctronghệsinhtháikhởinghiệpkhuvực ASEAN. Chúng tôi tin tưởng vào giá trị của một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và cam kết thúc đẩy, mở rộng quy mô các công ty khởi nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao tại khu vực ASEAN".
Chúngtađangchứngkiếnnhữngthayđổiđángkể,khôngthểphủnhậntronghànhvivàviệcápdụngcôngnghệtrêncáclĩnhvựcởcáccấpđộchưatừngthấytrướcđây.COVID-19,theonhiềucách,đãphơibàynhữnglĩnhvựcmàcácquốcgiavàmộtsốngànhcôngnghiệpchưasẵnsàngđốimặtvớisựthayđổi.Maymắnthay,nhiềucôngtykhởinghiệpđãđiđầutrongsựthayđổikiếntạonàyđểlấpđầynhữngkhoảngtrốngvànắmbắtnhữngcơhộimớixuấthiện.Họđãthựchiệnthànhcôngđiềunàythôngquađổimớivàsốhóa.
Mộtbàihọclớnđốivớihầuhếtcáctổchứctrongthờigiangầnđâylàhọđãphảinhanhchóngthíchnghivớicáchthứchoạtđộngmớinhưthếnào.Tuynhiên,sốlượngcáctổchứccảmthấyhọđãlàmđiềunàymộtcáchhàilònglàrấtít.Ngaycảkhiđãcókếhoạchtrước,sốlượngđiểmcuốidễbịtổnthươngcóthểnhânlênđángkể.ThựctếlàmứcđộnhậnthứcvàápdụngởcácnướcchâuÁmớinổikhôngcaonhưmongđợi.Tộiphạmmạngđanglợidụngtrạngtháiphảnứngchuyểntiếpnàycủacáctổchứcvớicáccuộctấncônggiatăng.Dođó,vẫncònnhiềuviệcphảilàmtừgócđộápdụnganninhmạngchocácdoanhnghiệp,đặcbiệtlàkhốidoanhnghiệpvừavànhỏ.
Chúng ta phải tạo ra những con đường mới dẫn đến sự thịnh vượng về kinh tế cho phép mọi người và cộng đồng vượt qua các rào cản, khơi dậy những ý tưởng mới và khơi dậy sự đổi mới. Chúng ta cần xây dựng một tương lai hòa nhập cho tất cả mọi người vì chúng ta biết rằng thế giới của chúng ta cần điều này ngay bây giờ, hơn bao giờ hết.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 17+18 tháng 12/2020)