Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mới đây, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, CĐS nông nghiệp là một bài toán khó nhưng không thể không làm.
Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang chiếm khoảng 70% quy mô thương mại điện tử (TMĐT) của cả nước. Việc chậm mở rộng thị trường khu vực nông thôn của các sàn TMĐT chủ yếu đến từ hạ tầng logistics, tỷ lệ người dân sở hữu smartphone và công cụ thanh toán số còn chưa cao, niềm tin vào TMĐT…
Một trong những “điểm nghẽn” quan trọng cần tập trung tháo gỡ để phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT), Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) là vấn đề chia sẻ dữ liệu, nên người dân vẫn phải khai báo, cung cấp dữ liệu nhiều lần, nhất là khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC).
Hải Phòng là TP. lớn thứ 3 cả nước, là địa phương được đánh giá có nhiều điều kiện và yếu tố thuận lợi để chuyển đổi số, nhưng chỉ xếp thứ 21 về Chỉ số Chuyển đổi số trong các tỉnh, TP. trực thuộc Trung ương.
Với 3 trụ cột chính trong chuyển đổi số là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Đà Nẵng là một trong những địa phương tiên phong trên cả nước lấy chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng dữ liệu là yếu tố quan trọng bậc nhất để tiến tới nông nghiệp số, nhưng việc đồng bộ đang gặp khó khăn.
Qua hơn 1 tháng đưa vào vận hành thử nghiệm, bên cạnh những kết quả đạt được, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (IOC) TP. Pleiku vẫn còn bộc lộ một số bất cập trong vận hành, tiếp nhận và xử lý thông tin. Hiện tại, UBND TP. Pleiku và các phòng ban chức năng đang tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn“.
Theo Phó chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam, đội ngũ nhân lực cho chuyển đổi số trong nước đang thiếu hụt, đặc biệt là các chuyên gia chuyên ngành có hiểu biết về công nghệ số.
Theo đại biểu Lê Minh Hoan, việc các bạn trẻ từ đô thị hấp thu được hàm lượng tri thức trở về quê khởi nghiệp sẽ tác động lan tỏa ở cộng đồng, không kém gì các “đại bàng” giúp phát triển nông nghiệp.
Nguồn lực đầu tư xây dựng chính phủ điện tử sẽ sớm được khai thông khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động vốn thực hiện nhiệm vụ này.