Hải Dương cung cấp 60% dịch vụ công mức độ 3 vào năm 2020

Thông Minh| 08/11/2019 18:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Tỉnh Hải Dương xác địch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước phải nhằm từng bước xây dựng một chính quyền hiện đại từ cấp sở, ngành, huyện/thị, thành phố tới cấp xã, phường.

Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2025

Tin học hóa được tất cả các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cơ quan Nhà nựớc, xây dựng thành công được 3 giai đoạn phát triển Chính phủ điện tử, mọi công dân đều có thể sử dụng các dịch vụ hành chính công một cửa giao tiếp với các cơ quan Nhà nước. Phấn đấu đến năm 2020, cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3, một số dịch vụ công mức độ 4 ở các lĩnh vực thiết yếu. Đến năm 2020, đạt trên 90% cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Sở, ngành, huyện/thị, thành phố có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị cơ quan Nhà nước cấp sở, ngành, huyện/thị, thành phố. Hoàn thiện hạ tầng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đến các đơn vị cấp xã/phường, thị trấn. Tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng, cơ sở dữ liệu, hệ thống ứng dụng cho giáo dục và hệ thống thông tin hỗ trợ khám và điều trị trong y tế. Trọng tâm giai đoạn này là khối tiểu học, trạm y tế xã/phường.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh, đóng góp lớn cho GDP toàn Tỉnh. Tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin trên cả ba lĩnh vực, phần cứng, phần mềm và nội dung số tạo được thương hiệu sản phẩm của địa phương.

Hải Dương sẽ đảm bảo 55% người dân sử dụng Internet, giai đoạn này người dân cần phải nhận thức được lợi ích mang lại từ việc ứng dụng khai thác công nghệ thông tin và trực tiếp khai thác công nghệ thông tin, Internet trong đó đặc biệt là lực lượng thanh nên. Không ngừng phát triển và khuyến khích người dân khai thác hệ thống dịch vụ công, khai thác thông tin thông qua hệ thống các trang tin khoa học kỹ thuật, thông tin mùa vụ, giống cây trồng vật nuôi và thông tin văn hoá xã hội.

Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Mọi công dân đều có thể sử dụng các dịch vụ hành chính công một cửa giao tiếp với các cơ quan Nhà nước. Hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin trong các bệnh viện và trường học phục vụ tối đa nhu cầu giáo viên, học sinh và người dân lao động.

Đến năm 2020, xây dựng được 1 - 2 doanh nghiêp̣ nòng cốt trong khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung; thu hút được 4 - 5 doanh nghiệp lớn trong và ngoài nƣớc vào khu công nghiệp. Xây dựng được 9 - 10 doanh nghiệp trong khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung; đào tạo được khoảng 4.500 lao động có trình độ cao làm việc trong khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung.

Phương hướng phát triển CNTT đến năm 2020

Đối với ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước. Năm 2014, 100% đơn vị gồm Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện/thị, thành phố, sở, ngành và 30% đơn vị cấp xã/phường tại Hải Dương đã có thể tác nghiệp nội bộ và chỉ đạo, điều hành bằng văn bản ở các cấp lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo phòng ban, văn thư đơn vị và cán bộ chuyên trách.

Trong khi đó, vào năm 2015, Hải Dương đã mở rộng hệ thống thông tin quản lý văn bản và chỉ đạo, điều hành đến 70% đơn vị cấp xã/phường đảm bảo yêu cầu phần mềm, giao diện dễ sử dụng, đầy đủ chức năng, phù hợp với các quy trình nghiệp vụ của các đơn vị. Trong đó: mỗi đơn vị đã được trang bị ít nhất 1 máy chủ riêng để quản lý hệ thống tác nghiệp nội bộ, văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh trang bị hệ thống máy chủ quản lý tác nghiệp liên thông giữa các đơn vị và quản lý cơ sở dữ liệu văn bản chung. Mỗi đơn vị thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân Tỉnh, tham gia các khóa đào tạo sử dụng hệ thống. Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh quản lý giám sát toàn bộ hệ thống, Sở Thông tin và Truyền thông quản lý kỹ thuật đường truyền, kết nối.

Ở giai đoạn 2016 – 2020, Hải Dương sẽ triển khai hệ thống thông tin quản lý văn bản và chỉ đạo, điều hành đến hầu hết các cơ quan, đơn vị cấp xã/phường. Đảm bảo hầu hết cấp xã/phường sử dụng hệ thống phục vụ quản lý điều hành. Hệ thống này cần có các chức năng cơ bản: Quản lý lịch làm việc; tương tác thoại và hình ảnh; quản lý và chia sẻ các thông báo chung, thƣ cá nhân, văn bản đi và văn bản đến; hệ thống phân quyền; hệ thống tự định nghĩa luồng công việc; hệ thống chuyển văn bản liên thông.

Đối với hệ thống giao ban trực tuyến, vào năm 2020 tỉnh Hải Dương xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến cho 30% các đơn vị cấp xã/phường. Đồng thời, tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống giao ban trực tuyến tại các cơ quan đơn vị phục vụ quản lý điều hành.

Xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành. Các chức năng phục vụ được tối ưu quy trình tác nghiệp G2G (giao dịch trong nội bộ và giữa các cơ quan Nhà nƣớc) và G2C (giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với ngƣời dân, doanh nghiệp); giao diện dễ dàng cho người sử dụng; bảo đảm được an toàn dữ liệu và an ninh toàn hệ thống:

- Đáp ứng khả năng an toàn, bảo mật theo nhiều mức: mức mạng, mức xác thực người sử dụng, mức cơ sở dữ liệu;

- Toàn bộ các dữ liệu cần quản lý, phải được lưu trong cơ sở dữ liệu được mã hóa và phân quyền truy cập chặt chẽ;

- Phải có cơ chế sao lưu dữ liệu định kỳ; cơ chế phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố.

Mỗi hệ thống phần mềm chuyên ngành về cơ bản đều có những đặc điểm:

- Được triển khai và vận hành theo ngành dọc từ các sở, ngành tới các phòng ban cấp huyện/thị, thành phố và trao đổi thông tin với các Bộ, ngành cấp trên.

- Được kết nối và tích hợp với các hệ thống thông tin liên quan để trao đổi dữ liệu.

- Cung cấp thông tin tổng hợp cho các trang thông tin điện tử phục vụ điều hành.

- Có thể được liên kết và tích hợp với hệ thống thông tin dịch vụ công tương ứng, phục vụ cho quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và thực hiện dịch vụ công đó. Cần đầu tư Hệ thống máy chủ (Server) đặt tại sở, ngành, huyện/thị, thành phố. Đối với các đơn vị có nhu cầu ứng dụng cao cần kết nối với các hệ thống thông tin chuyên ngành và các hệ thống thông tin quy mô quốc gia có liên quan. Xây dựng cơ chế khuyến khích và có chế tài bắt buộc sử dụng hệ thống thông tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành đối với các cán bộ, nhân viên trong cơ quan chủ quản.

Xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu. Ủy ban nhân dân Tỉnh và các đơn vị sở, ngành cần phối hợp với các Bộ, ngành chủ quản xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu có quy mô quốc gia. Đảm bảo các hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ về cấu trúc và an toàn về dữ liệu khi tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và các Bộ, ngành thông qua môi trường mạng chuyên dùng của cơ quan nhà nước.

Xây dựng giải pháp và cơ chế tích hợp, chia sẻ sử dụng giữa các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu thành phần (đƣợc tích hợp tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Tỉnh), đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sử dụng, ứng dụng của các đơn vị cơ quan nhà nước trong Tỉnh và các dịch vụ, hệ thống ứng khác phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp. Đồng thời, các đơn vị sở, ngành, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện/thị, thành phố chủ động xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ các hệ thống phần mềm chuyên ngành, phần mềm phục vụ quản lý đơn vị, quản lý các dịch vụ hành chính công trực tuyến. Đảm bảo các yêu cầu:

- Đảm bảo tính đồng bộ, theo chuẩn chung của cả nước.

- Đảm bảo khả năng mở rộng và phát triển.

- Đảm bảo tính chính xác và phải thường xuyên đƣợc cập nhật.

- Đảm bảo được sao lưu, Backup dữ liệu định kỳ.

Xây dựng hệ thống dịch vụ công. Triển khai hệ thống chữ ký số và chứng thực chữ ký số. Năm 2015, tỉnh Hải Dương cần tiến hành triển khai sử dụng hệ thống chữ ký số và chứng thực chữ ký số cho hầu hết các cán bộ, doanh nghiệp, ngƣời dân trên địa bàn Tỉnh. Triển khai sử dụng hệ thống thông tin chữ ký số và chứng thực chữ ký số phục vụ cho hệ thống dịch vụ công mức 3 trong các giao dịch G2G, G2C, G2B, B2B, B2C, C2C.

Tỉnh xây dựng hệ thống chữ ký số và chứng thực chữ ký số hoặc thuê dịch vụ của các doanh nghiệp hiện đang triển khai cho một số địa phương trên toàn quốc. Xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số áp dụng cho các cơ quan nhà nước, cán bộ cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp của Chính phủ điện tử.

Xây dựng hệ thống dịch vụ công. Xây dựng dịch vụ công cung cấp trên cổng thông tin điện tử của Tỉnh và các cổng thành viên (cổng thông tin điện tử của các Sở, ngành, huyện/thị, thành phố được tích hợp trên cổng thông tin điện tử của Tỉnh) phục vụ cho cán bộ, ngƣời dân và doanh nghiệp. Năm 2015, Hải DƯơng đã cung cấp đƣợc 25% dịch vụ công mức độ 3 (có thể điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ); 5% dịch vụ công mức độ 4 (có thể thanh toán chi phí và trả kết quả trực tuyến). Khi đó cần hoàn thành hệ thống chứng thực chứ ký số.Trong đó, ưu tiên tối thiểu triển khai các dịch vụ công sau:
- Đăng ký kinh doanh;
- Cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Cấp giấy phép xây dựng;
- Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
- Cấp giấy phép đầu tư;
- Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược;
- Lao động, việc làm;
- Cấp, đổi giấy phép lái xe;
- Giải quyết khiế u nại, tố cáo;
- Đăng ký tạm trú, tạm vắng;
- Dịch vụ đặc thù.

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng mô hình một cửa điện tử, một cửa liên thông áp dụng đến các cơ quan cấp tỉnh, huyện và cấp xã/phƣờng đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông theo hướng: bảo đảm khả năng kết nối giữa các hệ thống thông tin tại bộ phận một cửa với cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nƣớc các cấp, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho ngƣời dân và doanh nghiệp; bảo đảm tính liên thông giữa các đơn vị trong quy trình xử lý thủ tục; bảo đảm tin học hó a tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính. Đến năm 2020: 60% dịch vụ công ở mức độ 3 và 15% dịch vụ công ở mức độ 4 được cung cấp trên mạng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Hải Dương cung cấp 60% dịch vụ công mức độ 3 vào năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO