Hai startup Việt mạo hiểm cho những ý tưởng bền vững mới

Hoàng Linh| 27/07/2020 16:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Hãng tin AFP mới đây đã có bài viết về những ý tưởng mới bền vững của những người trẻ tại TP. Hồ Chí Minh.

Đầu tiên là doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam Lê Thành nhìn thấy tiềm năng khởi nghiệp biến bã cà phê thành khẩu trang.

Lê Thành, 35 tuổi, đã từng tốt nghiệp ngành hóa học đã làm việc cho hai công ty đa quốc gia trước khi ra mắt ShoeX - một công ty khởi nghiệp giày dép bền vững và sản xuất khẩu trang khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Những startup Việt mạo hiểm cho những ý tưởng bền vững mới - Ảnh 1.

Lê Thành, giám đốc điều hành ShoeX, tạo dáng với khẩu trang làm từ bã cà phê tại không gian làm việc chia sẻ của anh ở TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh AFP)

Khi tốt nghiệp ra trường, Thành bị thu hút bởi mức lương cao và văn hóa làm việc hào nhoáng tại các công ty nước ngoài nhưng bây giờ tôi thấy có nhiều không gian hơn, Thành chia sẻ.

Thành không là trưởng hợp duy nhất ở trung tâm thương mại năng động phía Nam của Việt Nam - một trung tâm đổi mới nhờ dân số trẻ, có học thức và năng động về công nghệ số.

Eddie Thái, Giám đốc Quỹ 500 Startups Việt Nam cho biết, các công ty thương mại điện tử và thanh toán điện tử Việt Nam đã "tràn ngập" vốn tư nhân trong vài năm qua.

Theo một báo cáo của Cento Ventures, các công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam chiếm 18% - tương đương 741 triệu USD - vốn đầu tư vào Đông Nam Á năm 2019, tăng từ 4% trong năm 2018.

Mặc dù Indonesia vẫn là quốc gia dẫn đầu trong khu vực, nhưng số tiền được bơm vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam đã vượt lên trước Singapore lần đầu tiên vào năm 2019, công ty đầu tư mạo hiểm này cho biết.

Theo Eddie Thái, cơn sốt vàng xuất hiện bất chấp các quy định còn rườm rà đối với người nước ngoài, gây khó khăn cho việc đầu tư và hồi hương vốn.

Năm ngoái, nền tảng ví điện tử phổ biến VNPay đã báo cáo đạt được mức thỏa thuận lớn nhất ở Đông Nam Á, thu hút 300 triệu USD từ Quỹ Tầm nhìn (Vision Fund) của Softbank và quỹ tài sản có chủ quyền GIC của Singapore.

Và mặc dù Eddie Thái cho biết đầu tư tạm dừng do đại dịch, Việt Nam vẫn có vị thế tốt để phục hồi.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong quý II và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ tăng 2,7% trong năm nay mặc dù suy thoái toàn cầu.

Việt Nam cũng có một đội ngũ kỹ sư phần mềm hùng hậu với chi phí thấp hơn đáng kể so với các nước Ấn Độ hoặc Trung Quốc.

Và không giống như tài năng công nghệ tại các trung tâm khởi nghiệp lớn mạnh như San Francisco hay London, các tài năng Việt Nam hiểu những gì người tiêu dùng ở các thị trường mới mong muốn.

Môi trường sôi động, trẻ trung

Ô nhiễm không khí - và sau đó là sự bùng phát của Covid-19 - đã thúc đẩy Thành mạo hiểm tìm nguồn cung ứng nguyên liệu từ chất thải cà phê Việt Nam để biến thành khẩu trang.

Thiết kế mới của Thành sử dụng sợi dệt được làm từ bã cà phê để tạo ra lớp ngoài có thể giặt được, bên trong có bộ lọc phân hủy sinh học.

"Tôi đã mạo hiểm và hy vọng nó sẽ thành công", đã có sự gia tăng các đơn đặt hàng khẩu trang đối với ShoeX từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản kể từ khi chúng ra mắt vào tháng 4.

Theo WB, Việt Nam có lợi thế dân số am hiểu công nghệ khi có đến 70% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi, một thị trường tiếp nhận công nghệ số nhanh chóng.

Những startup Việt mạo hiểm cho những ý tưởng bền vững mới - Ảnh 2.

Đổi mới môi trường là ưu tiên hàng đầu của nhiều startup Việt Nam. Bùi Thị Minh Ngọc và các sản phẩm sáng tạo Make in Vietnam (Ảnh: AFP)

Bùi Thị Minh Ngọc, một người trẻ khác, muốn tìm một sự thay thế bền vững cho các sản phẩm băng vệ sinh, đã dành nhiều tháng để tìm ra loại vải hữu cơ phù hợp cho doanh nghiệp kinh doanh băng vệ sinh của cô GreenLady Vietnam, chủ yếu hoạt động trên Facebook.

Cô gái 26 tuổi chia sẻ khi kiểm tra các mẫu vật liệu tại một nhà may ở Hà Nội cho biết: "Ở Việt Nam, không có nhiều sản phẩm cho phụ nữ đến tháng và sức khỏe sinh sản dạng bền vững. Nhưng tôi thích làm những việc khó khăn".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Hai startup Việt mạo hiểm cho những ý tưởng bền vững mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO