Hàn Quốc đặt cược vào công nghệ "Untact" cho nền kinh tế hậu Covid-19

Bảo Bình| 19/10/2020 07:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Đất nước Hàn Quốc đang nỗ lực định hình lại nền kinh tế theo một khái niệm gọi là “untact”. Untact là từ có nguồn gốc từ chữ “no contact”, nghĩa là không tiếp xúc.

Hàn Quốc đặt cược vào công nghệ

Xu hướng "giữ khoảng cách với người khác" để tránh lây nhiễm virus Corona chủng mới đã diễn ra với nhiều hình thức khác nhau trong xã hội Hàn Quốc. Các hoạt động "không tiếp xúc" như làm việc tại nhà, mua sắm trực tuyến, lan rộng trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

Từ trước tới nay, các hoạt động kinh tế truyền thống vẫn diễn ra theo phương thức "mặt đối mặt". Thị trường, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, chính là nơi "cung gặp cầu". Do vậy, việc người dân hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác sẽ làm co hẹp hoặc gián đoạn hoạt động kinh tế. 

Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và chính đại dịch COVID-19, kinh tế trực tuyến đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của người dân. Để tránh lây nhiễm, các hoạt động "không tiếp xúc" dựa trên hạ tầng công nghệ sẵn có trở nên sôi nổi hơn cũng là điều dễ hiểu. Nhiều trung tâm thương mại, vốn là không gian mua sắm trực tiếp tiêu biểu của người dân, đang tích cực kích cầu mua sắm trực tuyến. Để đối phó với tình trạng khách mua hàng sụt giảm mạnh do dịch COVID-19, một số trung tâm thương mại đã mở rộng các kênh thương mại điện tử và đạt kết quả tích cực.

Chiến lược "nn kinh tế untact" ca chính ph Hàn Quc

Untact do một nhóm các chuyên gia khoa học tiêu dùng của Hàn Quốc phát triển vào năm 2017, phác thảo ra một tương lai, ở đó mọi người sẽ tương tác trực tuyến và các công ty sẽ thay thế con người bằng máy móc để không bị tác động trước xu hướng tăng tiền lương, hay nỗi lo lực lượng lao động già hóa nhanh chóng.

Khi đại dịch COVID-19 ập đến, tương lai đó biến thành hiện thực. Untact đã trở thành một "ván bài" quan trọng trong chương trình "New Deal" trị giá 76 nghìn tỷ won (tương đương 62 tỷ USD) của Tổng thống Moon Jae-in. Hàn Quốc chưa từng trải qua đợt sụt giảm kinh tế nghiêm trọng như vậy, tăng trưởng đã chậm lại trong những năm gần đây, trung bình chỉ đạt 2,9% một năm kể từ năm 2010, so với 4,4% hàng năm từ năm 2000 đến 2009. Chính phủ dự đoán mức tăng trưởng chỉ còn 0,1% vào năm 2020, nhưng ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế tư nhân thậm chí còn dự báo về mức tăng trưởng thấp hơn nữa, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào những năm 1990.

Một báo cáo dài 136 trang được phát hành vừa qua chỉ rõ chi tiết chương trình của Tổng thống Moon đã đề cập đến untact 47 lần. Cam kết tạo ra 550.000 việc làm mới, chương trình dự kiến đầu tư vào hệ thống làm việc từ xa cho 160.000 công ty, một cơ sở hạ tầng Internet tốc độ cao để kết nối 1.300 làng nông nghiệp và làng chài và máy tính bảng cho 240.000 sinh viên. Báo cáo cũng kêu gọi đầu tư thêm vào robot, máy bay không người lái, xe tự lái và các công nghệ khác để làm giảm nhu cầu tiếp xúc giữa người với người.

Hàn Quc quyết tâm thng tr nn kinh tế untact

Trong khi các chính phủ các nước khác đang tăng cường chi tiêu nhằm khôi phục nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Hàn Quốc muốn tận dụng gói kích thích kinh tế để cải thiện vị thế cạnh tranh của mình. Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc vốn có truyền thống hợp tác cùng nhau để nắm giữ các vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà thường là vì các đối thủ trên thế giới để trống.

Để dễ hiểu, hãy xem xét ví dụ về ngành công nghiệp ô tô. Vào những năm 1980, khi các nhà sản xuất ô tô ở Nhật Bản và Đức tạo ra những chiếc xe sang bán cho người giàu, một phần để đáp ứng hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ, các công ty ô tô Hàn Quốc như Hyundai Motor Co. vẫn tạo ra những chiếc xe nhỏ, giá cả phải chăng, tiết kiệm nhiên liệu, nhưng chắc chắn chiếm được thị phần vì độ tin cậy được cải thiện. Điều tương tự cũng xảy ra với ngành công nghiệp chip nhớ. Khi các nhà sản xuất bán dẫn ở Mỹ và Nhật Bản xóa bỏ phân khúc lợi nhuận thấp, các công ty Hàn Quốc như Samsung Electronics Co. và SK Hynix Inc. đã đến "điền vào chỗ trống". Và cả hai đều kiếm lợi nhuận lớn khi nhu cầu về chip nhớ tăng cao nhờ doanh số smartphone cất cánh.

Gần đây, Trung Quốc tập trung vào các ngành công nghiệp Hàn Quốc đang vững mạnh, như TV, bán dẫn, điện thoại di động và đóng tàu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tư rất mạnh tay, và đó cũng là một phần kế hoạch của Trung Quốc trong mục tiêu đạt được sự thống trị trên các lĩnh vực hàng đầu như trí tuệ nhân tạo và phương tiện nhiên liệu thay thế vào năm 2025.

Kim Rando, giáo sư khoa học tiêu dùng tại Đại học Quốc gia Seoul, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về untact, cho biết Hàn Quốc có lịch sử nắm bắt nhanh các công nghệ mới, quy mô tương đối nhỏ của Hàn có thể cho phép họ nhanh chóng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực mới nổi. Có lẽ, COVID-19 buộc nhiều quốc gia không quan tâm đến áp dụng công nghệ phải thực hiện xu hướng này một cách nghiêm túc. Và cũng như với ngành công nghiệp ô tô hay bán dẫn, Hàn Quốc đang có tham vọng đi đầu về nền kinh tế untact.

5G và AI là trung tâm ca chương trình "New Deal" 62 t USD

Theo Bloomberg, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạng 5G sẽ là trung tâm của chương trình phục hồi kinh tế "New Deal" trị giá 62 tỷ USD của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Trong tuyên bố của mình, chính phủ Hàn cho biết họ sẽ thúc đẩy AI và công nghệ không dây thế hệ thứ năm để hỗ trợ nền kinh tế một khi virus được kiểm soát.

Tổng thống Moon Jae-in nói rằng chính phủ của ông sẽ theo đuổi các dự án nhà nước quy mô lớn để thúc đẩy việc làm và đổi mới trong kỷ nguyên hậu COVID-19. Ông đã so sánh tầm nhìn của mình với chương trình New Deal của Tổng thống Franklin Roosevelt đưa ra vào những năm 1930 để giúp Mỹ phục hồi sau cuộc Đại khủng hoảng.

Nhà kinh tế Kim Jung-sik tại Đại học Seoul Y Yii cho biết kế hoạch kế hoạch của ông Moon được thiết kế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Internet mới.

Kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào thương mại, dịch vụ, ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19. Mặc dù cho đến nay, Hàn Quốc này đã kiểm soát được dịch bệnh, song những tháng vừa qua là những tháng tồi tệ nhất, tỷ lệ mất việc làm tăng cao kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, những người làm việc bán thời gian và những người trẻ tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Là một phần của New Deal, Hàn Quốc có kế hoạch tạo ra một quỹ để hỗ trợ phát triển AI, xây dựng các điểm thử nghiệm robot và giúp các doanh nghiệp triển khai các dịch vụ mới sử dụng dữ liệu. Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ xây dựng mạng 5G trên toàn quốc.

Mục tiêu là tăng cường tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc và tạo việc làm bền vững cho các thế hệ tương lai.

Mt độ s dng robot đứng th 2 thế gii

Hàn Quốc đã đứng thứ 2 thế giới về mật độ sử dụng robot trong sản xuất, theo Liên đoàn Robotics quốc tế, với mỗi 10.000 công nhân lại có 774 robot. Con số tương đương của Đức là 338, và ở Mỹ là 217. Mục tiêu của Tổng thống Hàn Quốc tăng mức lương tối thiểu lên 10.000 won mỗi giờ (so với 8,590 won bây giờ) đã thúc đẩy các nhà hàng thức ăn nhanh và nhà điều hành cửa hàng tiện lợi tăng cường đầu tư vào tự động hóa. Lotteria, chuỗi cửa hàng hamburger hàng đầu trong nước, đã lắp đặt các ki-ốt tự đặt hàng tại hơn một nửa địa điểm của mình, trong khi các nhà bán lẻ Emart24 và Korea Seven thử nghiệm các cửa hàng không có thu ngân trong vài năm qua.

Khu vực tư nhân cũng tham gia vào hành động "untact". Một quỹ đầu tư đã ra đời và được một một chi nhánh của tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc điều hành, chính là tập đoàn Samsung. Jeong Dae-ho, người điều hành quỹ tại Samsung Asset Management Co., nói rằng "Virus Corona chủng mới sẽ thúc đẩy Hàn Quốc chuyển sang một thế giới kỹ thuật số với các tiếp xúc từ xa".

Một công ty mà Jeong đang để mắt tới là Công ty Rsupport có trụ sở tại Seoul, công ty có thị phần lớn nhất trên thị trường phần mềm làm việc từ xa tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Công ty cho biết dịch vụ của họ đã được sử dụng tăng gấp 44 lần trong năm nay và giá cổ phiếu đã tăng gấp ba lần. Seo Hyung-virus, nhà sáng lập kiêm CEO của Rsupport cho biết: "Virus corona đã buộc thế giới phải chuyển đổi sang một xã hội không tiếp xúc bởi vì mọi thứ sẽ không bao giờ quay lại như cũ, ngay cả khi dịch bệnh đã kết thúc".

Với sự hỗ trợ của chính phủ, untact có thể là bước đệm cho một loạt các doanh nghiệp công nghệ đi theo xu hướng này. Theo trang Korea Bizwire của Hàn Quốc, các chuyên gia đang thúc giục chính phủ hỗ trợ chính sách nhằm cho phép các mô hình kinh doanh untact mới thiết lập. Viện Kinh tế và Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc cho biết trong một báo cáo rằng dù dịch COVID-19 gây tổn hại cho ngành dịch vụ nói chung, song đó cũng là cơ hội để ngành dịch vụ đổi mới.

Các dịch vụ không tiếp xúc (untact) đã giúp các nhà hàng tránh được tổn thất lớn. Theo ứng dụng theo dõi ngành công nghiệp WiseApp, các giao dịch được thực hiện trên Baemin và Yogiyo, hai ứng dụng dịch vụ giao đồ ăn chính ở Hàn Quốc, đã tăng khoảng 44% trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3.

Những người từng thích các hoạt động giải trí ngoài trời tại rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc và sân vận động thể thao đã chuyển sang các dịch vụ vượt trội (OTT) cho phép họ xem video tại nhà. Netflix đã chứng kiến mức độ tăng trưởng 22% lượng người đăng ký, đạt 4,63 triệu người dùng trong tháng Ba. Tổng thời gian người dùng sử dụng dịch vụ cũng tăng 34%.

COVID-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ không tiếp xúc, nền tảng của ngành dịch vụ đã thay đổi. Và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục trong kỷ nguyên hậu COVID-19.

Tài liệu tham khảo

https://www.bloomberg.com

https://theicon.ist

http://koreabizwire.com

(Bài đăng ấn phẩm in tạp chí TT&TT số 11+12 tháng 9/2020)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Hàn Quốc đặt cược vào công nghệ "Untact" cho nền kinh tế hậu Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO