Hoàn thành số hóa và lưu trữ tập trung thông tin của hơn 98 triệu dân cư

Trường Thanh| 02/03/2022 16:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Văn phòng Chính phủ (VPCP) vừa có Thông báo số 62/TB-VPCP ngày 1/3/2022 Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thông báo nêu rõ quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh CĐS và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ; các bộ, cơ quan đã và đang tích cực, khẩn trương triển khai các Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT), bao gồm CSDL quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp (DN), bảo hiểm xã hội, đất đai, tài chính để kết nối, chia sẻ trên toàn quốc. 

Trong đó, CSDL quốc gia về dân cư là CSDL quốc gia rất quan trọng, gắn với từng người dân, từng gia đình - tế bào của xã hội, là nền tảng, CSDL lớn để hình thành công dân số, xã hội số, phù hợp với xu thế chung của nhân loại.

Đẩy mạnh dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về CĐS chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban.

Số hóa thông tin của hơn 98 triệu dân cư

Thời gian qua, Bộ Công an là một trong những bộ, ngành có nhiều nỗ lực và quyết liệt trong CĐS, đạt được kết quả ban đầu rất đáng ghi nhận, đã hoàn thành số hóa và lưu trữ tập trung thông tin của hơn 98 triệu dân cư tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, được vận hành thông suốt, hàng ngày bởi hơn 60.000 cán bộ, chiến sĩ công an của gần 11.000 xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Từ CSDL quan trọng này, Bộ Công an đã cấp mã số định danh cá nhân cho 100% công dân, triển khai thu nhận hơn 60 triệu hồ sơ cấp căn cước có gắn chíp điện tử, đã in và trả hơn 50 triệu thẻ đến tay người dân...

Đồng thời, triển khai kết nối thử nghiệm thành công với các hệ thống thông tin, CSDL của một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước, phục vụ hiệu quả công tác nghiệp vụ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, trong thời gian chống dịch COVID-19 cao điểm vừa qua, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các ứng dụng để kiểm soát đi lại, phòng chống dịch bệnh mang lại hiệu quả tích cực. 

Việc xây dựng thành công CSDL quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) đã góp phần thúc đẩy xây dựng CPĐT, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, khi chúng ta đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, để thực hiện Đề án hiệu quả thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu phải làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng cho xã hội, về lợi ích của Đề án, về những đóng góp vào lợi ích chung, cũng như là lợi ích cho mỗi người dân. 

Thủ tướng cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, việc thực hiện Đề án, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vai trò nòng cốt là Bộ Công an, VPCP, Bộ TT&TT, khẩn trương thành lập Tổ công tác để triển khai Đề án bảo đảm đồng bộ, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương xuống địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình về thời gian, nhân lực bảo đảm thực hiện thành công Đề án gắn với Chương trình CĐS quốc gia, trong đó các nhiệm vụ trọng tâm tại Đề án này là triển khai trong năm 2022. Thực hiện tổ chức sơ kết, đánh giá về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án vào cuối năm 2022.

Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, quan tâm chỉ đạo quyết liệt để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; tăng cường kiểm tra, đôn đốc trực tiếp tại cơ sở, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc phát sinh; đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận tham gia của các tổ chức, cộng đồng DN và người dân....

Đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)

Về triển khai DVCTT, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin, CSDL với CSDL quốc gia về dân cư, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh việc triển khai các DVCTT, tập trung triển khai 25 DVC thiết yếu tại Đề án để phục vụ người dân và DN, bảo đảm hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022;

Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an triển khai tích hợp các giấy tờ công dân để sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID, trong đó, tích hợp thông tin thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy đăng ký xe ô tô; Giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng... tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch; phối hợp với Bộ Công an, Bộ TT&TT chuẩn bị nền tảng, kết nối CSDL quốc gia về dân cư với các CSDL quốc gia, chuyên ngành, nhất là các CSDL về DN, thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm, y tế, giáo dục, tiếp theo là CSDL đất đai quốc gia và chứng khoán. Trong đó, những cơ quan chưa có hạ tầng CNTT hoặc hạ tầng CNTT chưa bảo đảm thì nghiên cứu, sử dụng chung hạ tầng CSDL quốc gia về dân cư để bảo đảm tiết kiệm, đồng bộ, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ TT&TT thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc, CSDL an sinh xã hội, y tế, thông tin vaccine, xét nghiệm COVID-19, CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư, bảo đảm xác thực chính xác thông tin.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cập nhật CSDL dùng chung về người dân, trên cơ sở Luật CCCD và Luật Cư trú năm 2020, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; xây dựng, phát triển hệ thống và cấp định danh phương tiện, động sản, bất động sản, triển khai các dịch vụ chia sẻ dữ liệu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp với các bộ, ngành chưa có hệ thống CNTT hoặc đang quyết định đầu tư xây dựng, chủ động cập nhật dữ liệu vào hệ thống dân cư, sau khi các cơ quan, đơn vị có hạ tầng thì chuyển bàn giao.

Tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, tổng thể và tổ chức thực hiện hiệu quả

Về hoàn thiện thể chế, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về quy định của pháp luật có liên quan để tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, tổng thể và tổ chức thực hiện hiệu quả.

Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với VPCP, Bộ TT&TT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý, thu thập dữ liệu cá nhân, trong đó xác định cụ thể trách nhiệm thu thập, cập nhật dữ liệu, trách nhiệm làm sạch dữ liệu và xác thực dữ liệu; xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong việc đầu tư, xây dựng, phát triển, tích hợp, chia sẻ các hệ thống thông tin, CSDL liên quan đến dân cư phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp DVCTT phục vụ người dân, DN.

Thủ tướng cũng giao Bộ Công an khẩn trương xây dựng Đề án thu phí gửi Bộ Tài chính để nghiên cứu, ban hành Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư; hoàn thành trong quý II năm 2022./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Từ Telco đến Techco: Mở ra kỷ nguyên đổi mới chuyển đổi số ngành Viễn thông
    Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khai thác viễn thông Telco chủ yếu tập trung vào kết nối, với các thiết bị của người dùng cuối sử dụng tài nguyên mạng. Tuy nhiên, bối cảnh đã thay đổi kể từ đó, với một lượng lớn nội dung hiện được tạo ra bởi các ứng dụng như dịch vụ truyền thông qua mạng (OTT), nền tảng trực tiếp đến người tiêu dùng và các dịch vụ truyền thông khác.
  • Phát triển cáp quang biển trên thế giới năm 2024: Một năm “khốc liệt”
    Năm 2024 kết thúc với việc lần đầu tiên Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm tư vấn cáp quang biển của tổ chức này (United Nations Submarine Cable Advisory Group). Nhóm có mục tiêu xây dựng các thỏa thuận về các biện pháp thực thi tốt nhất để bảo vệ cáp quang biển trên thế giới.
  • Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Văn học nghệ thuật không chỉ là di sản văn hóa quý báu mà còn là công cụ hiệu quả để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. Thông qua những tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo, lịch sử hào hùng và vẻ đẹp con người Việt Nam, chúng ta có thể giới thiệu nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống tới bạn bè quốc tế.
  • Để các giải pháp an ninh mạng Make in Viet Nam chiếm lĩnh thị trường?
    Mặc dù có khá đầy đủ những sản phẩm, giải pháp an ninh mạng như bảo vệ đường truyền, tường lửa, giám sát, phát hiện tấn công và chống tấn công… nhưng các giải pháp an ninh mạng của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường cũng như cạnh tranh với các giải pháp nước ngoài.
  • Những dấu ấn của MobiFone trong năm 2024
    Năm 2024, MobiFone ghi nhận nhiều thành tích xuất sắc trên hành trình chuyển mình trở thành doanh nghiệp công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Hoàn thành số hóa và lưu trữ tập trung thông tin của hơn 98 triệu dân cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO