Học viện Công nghệ BCVT tập trung mở ngành đào tạo fintech, IoT, robotics

Lan Phương| 09/01/2020 14:50
Theo dõi ICTVietnam trên

“Học viện Công nghệ BCVT cần đột phá về đào tạo – nghiên cứu trong năm 2020, trong đó có mở các ngành đào tạo mới đáp ứng chuyển đổi số, kinh tế số, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm nhấn mạnh.

Ngày 9/1/2019, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) (PTIT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm nhấn mạnh các thành tích trong công tác của Học viện công nghệ BCVT trong năm 2019 khi Học viện tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu về đào tạo lĩnh vực CNTT-TT. Hoạt động nghiên cứu gắn kết với thực tiễn sản xuất kinh doanh (SXKD), đào tạo quốc tế…

Để đột phá trong năm 2020, năm bản lề cho giai đoạn phát triển 2020 – 2025, Thứ trưởng Bộ TTTT yêu cầu Học viện đột phá trên 3 khâu.

Cụ thể, về tổ chức quản trị, Học viện khẩn trương triển khai việc thành lập Hội đồng trường đáp ứng giải quyết công việc nhanh hơn và tạo cơ hội để Học viện phát triển nhanh hơn trong thời gian tới; Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại khối R&D để đạt kết quả cao hơn nữa và cơ chế chi tiêu nội bộ tạo động lực cho các cán bộ Học viện cùng phấn đấu.

Về đào tạo - nghiên cứu, có thể đột phá triển khai Đề án đào tạo lại và đào tạo nâng cao trong công cuộc chuyển đổi số - tạo không gian, nguồn thu mới cho Học viện; Đào tạo CNTT chất lượng cao bằng tiếng Anh; Có giải pháp đột phá để mở các ngành nghề mới như công nghệ tài chính, robotics, khoa học dữ liệu...

Học viện cũng cần huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển cơ sở vật chất của Học viện thông qua thí điểm hợp tác công tư, để chuẩn bị cho sự phát triển nhanh hơn trong tương lai.

Giám đốc Học viện Vũ Văn San

Để Học viện phát triển đột phá, Giám đốc Học viện Vũ Văn San nhấn mạnh: Năm học 2020, Học viện sẽ hoàn thành xây dựng, mở ngành và đào tạo các ngành trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0): Xây dựng đề án mở ngành và tổ chức tuyển sinh ngành FinTech; Tổ chức tuyển sinh và đào tạo các ngành mới như IoT, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Định hướng Robostic), hiện đã xong đề án mở ngành năm 2019.

Học viện cũng triển khai chương trình kỹ sư CNTT (AI) cho các nước ASEAN và chương trình CNTT 100% tiếng Anh cho sinh viên (SV) Việt Nam.

Học viện cũng hoàn thành xây dựng chương trình và triển khai đào tạo Kỹ sư chất lượng cao các ngành CNTT, Viễn thông, Marketing; Xây dựng đề án mở ngành Kỹ thuật dữ liệu và tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao và liên kết quốc tế.

Thông tin về mở ngành fintech, một ngành học mới của Học viện trong năm 2020, TS. Hoàng Văn Hậu, Khoa Tài chính Kế toán cho biết: Năm học 2019, Học viện đã mở ngành tài chính chuẩn quốc tế và tuyển sinh khoá đầu. Học viện sẽ mở ngành fintech đáp ứng CMCN 4.0 khi lĩnh vực tài chính bị tác động rất lớn, nhân lực chất lượng cao thiếu trầm trọng. Đây là một chương trình đào tạo mới, đột phá và chưa có nhiều trường mở.

Tỷ lệ người học hài lòng về hoạt động giảng dạy đạt 85%

Báo cáo công tác Học viện năm 2019, ông Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện cho biết: năm 2019, công tác tuyển sinh Đại học (ĐH) chính quy tiếp tục thành công. Học viện đã tuyển sinh được 3.456 SV ĐH chính quy (đạt 101% so với tổng chỉ tiêu đề ra và tương đương với mức tuyển sinh năm 2019), đồng thời nằm trong nhóm các trường ĐH tuyển sinh đặt điểm cao trong cả nước.

Quy mô đào tạo toàn Học viện năm 2019 đạt khoảng 13.000 sinh viên trong đó hệ Sau ĐH (Thạc sỹ, Tiến sỹ) là 330 (Chiếm 2,5%), ĐH chính quy là 12.300 SV (Chiếm khoảng 93%), Cao đẳng - giáo dục nghề nghiệp là 130 SV (Chiếm khoảng 1%), từ xa là 500 SV (Chiếm khoảng 3,8%).

Năm 2019, Học viện đã tổ chức thi 26 kỳ thi đối với các trình độ và hình thức đào tạo khác nhau (tốt nghiệp, kết thúc học phần, chính quy, từ xa,...) cho hơn 200.000 lượt SV, học viên dự thi và 8 đợt bảo vệ Đồ án/khóa luận tốt nghiệp với 627 SV hệ ĐH chính quy; 02 kỳ thi thay thế tốt nghiệp, 02 kỳ thi tốt nghiệp, 03 kỳ thi chuẩn đầu ra Tiếng Anh cho SV ĐH chính quy cuối khóa.

Năm 2019, Học viện đã tổ chức triển khai lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, về công tác đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người học các hệ đào tạo chính quy học kỳ 1, năm học 2019 - 2020. Cụ thể, tỷ lệ người học hài lòng về hoạt động giảng dạy đạt 85%, tỷ lệ người học hài lòng về cơ sở vật chất đạt 80%, hoàn thành chỉ tiêu so với kế hoạch 2019.

Bên cạnh đó, Học viện cũng quan tâm và thực hiện tốt các chế độ chính sách về miễn giảm học phí, học bổng, khen thưởng khuyến khích học tập cho SV, cấp học bổng cho 650 SV; Khen thưởng 15 tập thể và 520 SV có thành tích học tập xuất sắc; Tổ chức cho SV dự các kỳ thi dự thi: Olympic Toán, Olympic Tin học SV toàn quốc và Kỳ thi lập trình Quốc tế ACM/ICPC tại Đà Nẵng đạt kết quả 01 Giải Nhì, 07 Giải Ba, 01 Giải Khuyến khích.

Năm 2019, Học viện đã cấp học bổng với tổng trị giá 9,5 tỷ đồng cho SV, học viên các hệ và 1,4 tỷ đồng học bổng tài trợ từ các Doanh nghiệp/Tổ chức cho SV, học viên các hệ.

Học viện đã thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động trao đổi giảng viên và SV với các trường ĐH đối tác như Chương trình học bổng gPBL Nhật Bản, đã có 43 SV tham gia các chương trình liên kết đào tạo và trao đổi quốc tế (đạt 140% chỉ tiêu đề ra) và 60 SV quốc tế đến học tại Học viện; đã ký kết và đang triển khai thực hiện 18 thỏa thuận hợp tác với các trường ĐH và tổ chức quốc tế.

Các Trung tâm Đào tạo trực thuộc Học viện và Viện CNTT-TT tiếp tục phát triển, hoàn thành tốt kế hoạch được giao, trong đó nguồn thu từ hoạt động đào tạo bồi dưỡng là 4,3 tỷ đồng đạt 96% kế hoạch đề ra.

Học viện đã xúc tiến, thực hiện 17 nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước với tổng kinh phí giao 65 tỷ đồng, giá trị giải ngân năm 2019 là 25 tỷ đồng (đạt 38,46%).

Ngoài ra, Học viện đang thực hiện 04 Nhiệm vụ dự án NCKH hợp tác quốc tế ước tính (kinh phí khoảng 8,2 tỷ đồng); 02 Dự án với Doanh nghiệp trị giá 8,6 tỷ đồng (trong đó VinGroup tài trợ dự án 7,6 tỷ, Công ty Kỹ thuật bay Adtech 1 tỷ), VinGroup cũng tài trợ xấp xỉ 1 tỷ đồng cho 06 NCS của Học viện hỗ trợ NCKH.

Trong năm 2019, Học viện đã thực hiện xúc tiến nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước. Trong đó, Học viện đã xúc tiến mới thành công 04 đề tài KHCN cấp Nhà nước với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Học viện Công nghệ BCVT tập trung mở ngành đào tạo fintech, IoT, robotics
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO