Kinh nghiệm phục hồi kinh tế nhờ chuyển đổi số

Lan Phương| 14/12/2020 21:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020 diễn ra trong 2 ngày 14 – 15/12/2020 tập trung trao đổi về chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam, trong đó có nhiều chia sẻ về phục hồi kinh tế nhờ CĐS.

Với chủ đề "CĐS quốc gia: Chia sẻ và kết nối", Diễn đàn do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại Du lịch TP Hà Nội phối hợp tổ chức.

Tăng trưởng kinh tế tích cực đều gắn liền với cơ sở hạ tầng và ứng dụng kỹ thuật số

Tham dự Diễn đàn, ông Andrew Williamson, Phó Chủ tịch toàn cầu các vấn đề chính phủ và cố vấn Kinh tế của Huawei Technologies cho biết các chính phủ nên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Về trung hạn, các gói kích thích tài khóa hiện tại sẽ cung cấp nhu cầu rất cần thiết ở các nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Kinh nghiệm phục hồi kinh tế nhờ chuyển đổi số - Ảnh 1.

Ông Andrew Williamson chia sẻ trực tuyến với Diễn đàn

Nghiên cứu từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng cho thấy cách hiệu quả nhất mà các gói kích thích tài khóa có thể tối ưu việc sử dụng tiền thuế của người dân và mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất cho xã hội (được gọi là số nhân tài khóa) là thông qua chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Lợi tức đầu tư dự kiến sẽ cao hơn lợi nhuận từ chuyển nhượng của chính phủ, tiêu dùng trực tiếp hoặc thậm chí cắt giảm thuế.

Và nếu các chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, họ sẽ nhận được sự lan tỏa tích cực thậm chí cao từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của tương lai - cơ sở hạ tầng số như băng thông rộng cáp quang, 5G và điện toán đám mây. Năm 2016, Ủy ban Châu Âu đã ghi nhận chỉ riêng hệ số nhân trực tiếp trên đầu tư cơ sở hạ tầng 5G là khoảng 2,5, vượt xa mức đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng ghi nhận rằng, tăng trưởng kinh tế tích cực đều gắn liền với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và việc ứng dụng kỹ thuật số. Một trong những nghiên cứu quan trọng gần đây của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) cho thấy các nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phổ biến của băng thông rộng di động. Cứ tăng 10% mức độ thâm nhập di động trong dân số thì GDP tăng 2%. ITU cũng ước tính rằng tác động thậm chí còn sâu sắc hơn khi có sự nâng cấp trong hệ sinh thái số địa phương.

Nghiên cứu của Huawei cũng phát hiện ra rằng nền kinh tế số càng phát triển thì càng cung cấp cho các quốc gia khả năng phục hồi cao hơn trước các tác động kinh tế của Covid-19. Sức mạnh phục hồi kinh tế (dựa trên dự báo của IMF) vào năm 2021 có tương quan hợp lý với những quốc gia có mức độ số hóa kinh tế cao nhất.

Ông Andrew Williamson cho rằng: "Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng công nghệ số đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho xã hội hoạt động trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua các công nghệ nhận dạng hình ảnh đã giúp gia tăng đáng kể tốc độ và số lượng chẩn đoán bệnh nhân Covid-19. Mã QR và các ứng dụng truy vết đã giúp ngăn chặn sự lây lan. Hội nghị truyền hình và các công cụ năng suất khác đã cho phép nhiều người trong chúng ta làm việc tại nhà sau khi có lệnh cách ly xã hội. Điều này cũng tương tự như vậy với giáo dục số. Tất cả đều được củng cố bởi cơ sở hạ tầng số khi nhu cầu sử dụng tăng cao. Ngành ICT đã đến để giải cứu chúng ta vào thời điểm cần thiết".

"Do đó, sự gia tăng sử dụng các giải pháp số của cả doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng đã đưa xã hội đến ngưỡng của "nền kinh tế thông minh". Nhận thức được mô hình mới này, một số chính phủ khai sáng đã đặt lĩnh vực kỹ thuật số vào trọng tâm của các kế hoạch phục hồi kinh tế vĩ mô. Các quốc gia khác có thể học hỏi nhiều điều từ các chính phủ tiên phong này", ông Andrew Williamson nhấn mạnh.

Việt Nam đang nổi bật như một nước tiến bộ về kỹ thuật số

Ông Andrew Williamson cũng nhận định tiềm năng cho nền kinh tế số của Việt Nam là rất hứa hẹn. Theo nghiên cứu của GSMA năm 2020 về 11 thị trường trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang nổi bật như một nước tiến bộ về kỹ thuật số. Nghiên cứu cho thấy Việt Nam có điểm số được cải thiện nhiều nhất trong số tất cả các quốc gia được đề cập, tăng 12 điểm từ năm 2016 - 2019.

Việt Nam cũng có mức tăng lớn nhất ở Đông Nam Á về người tiêu dùng số mới, khoảng 41%. Tuy nhiên, phân tích từ OECD cho thấy các gói phí thanh toán di động trung bình vẫn còn tương đối cao so với tỷ trọng GNP (Tổng sản phẩm quốc dân) trên đầu người ở Việt Nam. Tiếp cận với chi phí thấp hơn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và sử dụng các dịch vụ số.

"Động lực cho CĐS là rõ ràng và nhu cầu đón nhận sự thay đổi chưa bao giờ lớn hơn thế. Tuy nhiên, các quốc gia sẽ chỉ nhận ra những lợi ích đầy đủ của sự chuyển đổi này nếu các chiến lược số của họ được xây dựng dựa trên thế mạnh của riêng họ và các chính sách số của họ được ưu tiên, nhắm mục tiêu và hiệu quả", ông Andrew Williamson nói.

CĐS đã giúp các DN vượt qua và đứng vững như thế nào?

Trao đổi chuyên sâu hơn về CĐS giúp các DN vượt đại dịch, ông Andrew Williamson cho biết quá trình CĐS đã giúp hầu hết các DN có hoạt động hiệu quả hơn. Mặc dù vẫn có một số ngành bị tác động mạnh hơn như du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhưng nhìn chung các DN đã CĐS sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Kể cả trong các ngành như video streaming cũng đã có những sự sụt giảm nhất định về quảng cáo trực tuyến, nhưng nhìn chung CĐS đã giúp các ngành duy trì hoạt động và vượt qua.

Về cơ bản, CĐS tập trung vào 4 lĩnh vực chính:

Thứ nhất là Rebounce - khôi phục lại hoạt động. Công nghệ số giúp chúng ta thực hiện các biện pháp như giãn cách xã hội, các biện pháp bảo đảm an toàn, cụ thể như: quét mã QR, hoặc cung cấp thông tin số để sẽ giúp cho các DN dần khôi phục lại hoạt động

Thứ hai là Substitute - thay thế. Trước đây, các hộ gia đình hoặc người già khá e ngại trong việc sử dụng công nghệ số. Nhưng đại dịch đã bắt buộc chúng ta phải sử dụng công nghệ này, ví dụ như người già bắt đầu sử dụng smartphone hoặc các hệ thống hỗ trợ trực tuyến để đặt hàng, thực phẩm, tham gia vào các hoạt động chữa bệnh từ xa.

Thứ ba là đưa ra những quy trình mới. Ví dụ, trong bệnh viện, sử dụng robot để thực hiện các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để nâng cao độ tin cậy trong chẩn đoán và chữa bệnh. Bản thân Huawei cũng cung cấp các công cụ AI để giúp các tổ chức ứng phó với Covid-19.

Và thứ tư là đổi mới sáng tạo, rất nhiều ngành như hàng không, du lịch khách sạn đã đưa ra những công nghệ mới như thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) để đưa ra những mô hình du lịch từ xa hoặc các hoạt động du lịch qua mạng.

"Đó là những yếu tố mà CĐS có thể hỗ trợ giúp DN vượt qua và đứng vững trong đại dịch", ông Andrew cho hay.

Chia sẻ về một số ví dụ điển hình về những khách hàng nhờ CĐS đã vượt qua đại dịch Covid-19, ông Andrew cho biết các nhà báo đã biết về những công ty lớn ứng dụng CĐS để vượt qua đại dịch. "Tôi sẽ lấy 2 ví dụ về 2 công ty có quy mô trung bình của Trung Quốc, để chúng ta có thể thấy rằng các công ty trung bình cũng có thể vượt qua đại dịch thông qua ứng dụng công nghệ".

Đầu tiên là một nhà bán lẻ mỹ phẩm trực tuyến. Trong thời gian đại dịch, nhà bán lẻ này có hàng trăm cửa hàng bán lẻ tại toàn Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch, 40% cửa hàng của họ phải đóng cửa, sau đó họ cũng bị 'choáng' mất một thời gian. Nhưng ngay sau đó, họ chuyển tất cả các hoạt động kinh doanh trực tiếp sang hoạt động kinh doanh trực tuyến, tất cả các nhân viên tư vấn mỹ phẩm trước đây đã chuyển sang sử dụng các công cụ online để tương tác với khách hàng, như WeChat. Họ dần dần từng bước khôi phục lại hoạt động và còn phát triển mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt tại khu vực Vũ Hán, khu vực phát sinh đại dịch và bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sau khi chuyển sang hoạt động trực tuyến, các công ty này có tốc độ tăng trưởng trực tuyến về doanh thu dòng là 200% trong năm 2020 so với năm 2019, nhờ chuyển sang mô hình bán hàng trực tuyến.

Kinh nghiệm phục hồi kinh tế nhờ chuyển đổi số - Ảnh 2.

Ảnh: ft.com

Ví dụ thứ hai là một tổ chức có tên là We Doctor đã đưa ra một nền tảng khám chữa bệnh trực tuyến. Trong thời điểm đại dịch COVID-19, các bệnh nhân mắc bệnh rất khó đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp. Vì vậy, họ đã đưa ra một hệ thống video để bệnh nhân có thể tương tác trực tiếp với bác sĩ trong quá trình thăm khám.

Trong hoàn cảnh dịch bệnh, khi các cơ sở y tế để bị quá tải, bệnh nhân phải chờ rất lâu mới được thăm khám, nhờ hệ thống thăm khám qua video, tốc độ tăng trưởng của công ty We Doctor đã tăng tới 36%. Hiện nay họ đã có một cơ sở khách hàng khoảng 10 triệu bệnh nhân sử dụng dịch vụ rất thường xuyên. Kể cả khi hồi phục sau đại dịch, công ty We Doctor cũng đưa ra một giải pháp mới, và chắc chắn giải pháp này cũng sẽ tiếp tục được ứng dụng sau khi đại dịch trôi qua, ông Andrew cho hay.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khoảng 95% người tiêu dùng mua hàng qua livestream
    Với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức ra mắt mini app BR-VT Smart trên Zalo
    Từ dịch vụ công (DVC) trực tuyến, giải đáp thắc mắc cho đến các tiện ích như hiến kế phát triển tỉnh, lịch tiếp công dân, thông tin quy hoạch, thông tin đất đai... đều được tích hợp trong mini app “BR-VT Smart” trên Zalo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Số vốn đầu tư cho startup Việt năm 2023 giảm 17%
    Theo báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, năm 2023, các startup Việt Nam nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD, giảm 17% so với năm trước, do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế biến động trên toàn cầu.
  • ‏OPPO A60 chính thức trình làng, giá từ 5,49 triệu đồng‏
    Ngày 26/4, OPPO A60 chính thức trình làng, mang đến một lựa chọn đáng cân nhắc cho người dùng trẻ trong phân khúc giá dễ tiếp cận, từ 5,49 triệu đồng cho phiên bản 128GB ROM.‏
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm phục hồi kinh tế nhờ chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO