Truyền thông

Kinh tế số ASEAN tăng trưởng ấn tượng, đạt 263 tỷ USD

Nguyễn Nhàn 26/11/2024 09:20

Báo cáo gần đây do Google, Temasek và Bain công bố đã chỉ ra rằng tổng giá trị hàng hóa kinh tế số của khu vực ASEAN tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ hai con số. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số trong khu vực, phản ánh sự chuyển đổi và áp dụng công nghệ ngày càng sâu rộng.

Trong thời gian qua, ASEAN sớm đã có những chuẩn bị, định hướng nhằm phát triển lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số.

Các nước thành viên ASEAN hiện đang tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do, trong đó các Hiệp định thương mại tự do có các điều khoản về TMĐT, cụ thể có thể kể tới như Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định ASEAN về TMĐT, Hiệp định Khung về kinh tế số ASEAN (DEFA)…

Nhờ đó, ngành kinh tế số tiếp tục tăng trưởng thần tốc. Tổng giá trị đạt 263 tỷ USD trong năm 2024, tăng 15% so với năm 2023. Trong đó, TMĐT là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số ASEAN, với tổng giá trị hàng hóa đạt 159 tỷ USD trong năm 2024, tăng 15% so với năm trước. Dự kiến tổng giá trị hàng hóa TMĐT có thể đạt giá trị 370 tỷ USD vào năm 2030.

Cũng theo báo cáo, nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy bởi lĩnh vực TMĐT và du lịch trực tuyến.

viet-nam-dan-dau-asean-ve-kinh-te-so-5150.jpg
Kinh tế số ASEAN tăng trưởng ấn tượng, đạt 263 tỷ USD. Ảnh Internet

Nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và sự tiến bộ của công nghệ.

Trong đó, Việt Nam đã công bố lộ trình kỹ thuật số đầy tham vọng trong năm, trong đó nhấn mạnh vào AI và công nghệ bán dẫn cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện các dịch vụ công. Cách tiếp cận chủ động này của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ số bất chấp những hạn chế trước đây trong đầu tư cơ sở hạ tầng./.

Bài liên quan
  • Kinh tế số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
    Cùng với cả nước, Vĩnh Long đã và đang bước vào công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Theo kế hoạch thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh, mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, trong đó ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế số ASEAN tăng trưởng ấn tượng, đạt 263 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO