Chuyển động ICT

Làn sóng sa thải trong ngành công nghệ 2025: Nguyên nhân nào dẫn đến cắt giảm nhân sự?

Tâm An 19/02/2025 20:40

Ngành công nghệ đang chứng kiến một đợt cắt giảm nhân sự mới vào năm 2025, khi các tập đoàn hàng đầu có kế hoạch thu hẹp quy mô lao động nhằm tối ưu hóa hoạt động và tập trung vào các mục tiêu chiến lược.

canada-layoffs-1.jpg

Xu hướng sa thải hàng loạt bắt đầu từ năm 2022 vẫn tiếp tục kéo dài qua các năm 2023 và 2024. Sau những đợt cắt giảm nhân sự đáng kể vào năm 2022 và 2023, năm 2024 đã chứng kiến hơn 150.000 việc làm bị cắt giảm tại 542 công ty, theo dữ liệu từ trang tin layoffs.fyi chuyên theo dõi hoạt động sa thải của các công ty công nghệ.

Các công ty lớn như Tesla, Amazon, Google, TikTok, Snap và Microsoft đã thực hiện các đợt sa thải quy mô lớn trong năm 2024, trong khi các công ty khởi nghiệp quy mô nhỏ hơn cũng chịu nhiều ảnh hưởng, thậm chí một số đã phải đóng cửa hoàn toàn.

Mới đây, nhiều gã khổng lồ công nghệ của Mỹ như Microsoft, Meta, Amazon, Salesforce, Google… cũng đã công bố các đợt cắt giảm nhân sự, cho thấy những dấu hiệu ban đầu của làn sóng sa thải có thể sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2025 khi thị trường lao động đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì sự ổn định. Mặc dù đợt cắt giảm lần này có phần thận trọng hơn, nhưng nó vẫn phản ánh những thách thức và sự thay đổi sâu rộng trong ngành.

Những công ty nào đã thông báo cắt giảm việc làm vào năm 2025?

Meta

Ban lãnh đạo Meta đã thông báo về kế hoạch sa thải 3.000 nhân viên, chiếm 5% tổng lực lượng lao động của công ty. Đây là đợt cắt giảm tiếp theo sau một đợt sa thải vào tháng 12/2024.

CEO Mark Zuckerberg nhấn mạnh việc tinh giảm nhân sự này nhằm thiết lập một hệ thống quản lý hiệu quả hơn. Quá trình sa thải dự kiến diễn ra từ ngày 11/2 đến ngày 13/3, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong công ty.

Microsoft

Microsoft là một trong những tập đoàn công nghệ tiên phong thực hiện kế hoạch cắt giảm nhân sự vào năm 2025. Đội ngũ nhân viên thuộc lĩnh vực an ninh mạng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi công ty áp dụng các tiêu chuẩn hiệu suất nghiêm ngặt để xác định những người bị sa thải.

Theo báo cáo, Microsoft đã bắt đầu sa thải nhân viên dựa trên hiệu suất làm việc. Những người không đáp ứng tiêu chuẩn của công ty sẽ nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng.

Theo Business Insider, các nhân viên bị ảnh hưởng sẽ mất việc ngay lập tức và không được hưởng bất kỳ khoản trợ cấp thôi việc nào. Trong các thông báo chấm dứt hợp đồng nêu rõ rằng quyết định sa thải xuất phát từ việc "hiệu suất công việc không đạt tiêu chuẩn và kỳ vọng tối thiểu" đối với vị trí của họ.

Tuy nhiên, Microsoft Ấn Độ và khu vực Nam Á vẫn duy trì sự ổn định, khi ban lãnh đạo khu vực này xác nhận rằng kế hoạch tái cấu trúc không ảnh hưởng đến họ.

Amazon

Amazon tiếp tục chương trình cắt giảm nhân sự, với các đợt cắt giảm mới nhất tập trung vào các bộ phận truyền thông và phát triển bền vững. Công ty đã bắt đầu thu hẹp lực lượng lao động từ năm 2022, với tổng số nhân viên bị cắt giảm lên đến 27.000 người trong ba năm qua.

Đợt sa thải năm 2025 nằm trong kế hoạch tái cấu trúc công nghệ, loại bỏ những vị trí không cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Workday

Gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm Workday, dự kiến sẽ sa thải khoảng 1.750 nhân viên, theo tiết lộ từ CEO Carl Eschenbach.

Ông Eschenbach cho rằng nguyên nhân chính là do nhu cầu ngày càng tăng đối với trí tuệ nhân tạo (AI), lĩnh vực có tiềm năng thúc đẩy một kỷ nguyên tăng trưởng mới cho công ty. Nói cách khác, AI chính là lý do dẫn đến đợt cắt giảm nhân sự này. Việc sa thải dự kiến sẽ ảnh hưởng đến khoảng 8,5% tổng số nhân viên trên toàn cầu.

Eschenbach cũng nhấn mạnh công ty sẽ ưu tiên đầu tư vào đổi mới, đặc biệt là AI và phát triển nền tảng công nghệ.

Salesforce

Salesforce cũng công bố kế hoạch cắt giảm hơn 1.000 nhân viên như một phần trong chiến lược tái cấu trúc. Công ty tiếp tục theo đuổi chiến lược đầu tư mạnh vào công nghệ AI trong khi thu hẹp quy mô nhân sự, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên bị ảnh hưởng ứng tuyển vào các vị trí còn trống trong tổ chức.

Google

Thay vì tiến hành sa thải trực tiếp, Google đã triển khai chương trình tự nguyện nghỉ việc dành cho nhân viên thuộc bộ phận Nền tảng & Thiết bị. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm giám sát các sản phẩm quan trọng như Android, Pixel, Chrome, Nest và Fitbit.

Những nhân viên tại Hoa Kỳ tham gia chương trình này sẽ nhận được khoản trợ cấp thôi việc như một phần của kế hoạch cắt giảm nhân sự.

Nguyên nhân đằng sau làn sóng sa thải trong ngành công nghệ

Làn sóng cắt giảm nhân sự trong lĩnh vực công nghệ xuất phát từ nhiều yếu tố. Trước tiên, các doanh nghiệp đang chuyển trọng tâm chiến lược, tập trung vào đổi mới dựa trên AI, buộc họ phải tái cấu trúc lực lượng lao động và tối ưu hóa ngân sách.

Theo một cuộc khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 41% các công ty toàn cầu dự kiến sẽ cắt giảm lực lượng lao động trong vòng 5 năm tới do tác động của AI.

Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu suất thường xuyên cũng đã giúp các công ty loại bỏ những nhân viên có năng suất thấp, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa bất ổn kinh tế và chiến lược cắt giảm chi phí càng tạo áp lực buộc các tổ chức phải tái cấu trúc hoạt động của mình. Ngành công nghệ vẫn tiếp tục phát triển, nhưng những đợt sa thải gần đây cho thấy xu hướng tuyển dụng lao động có chọn lọc hơn; đồng thời ưu tiên đầu tư vào những tiến bộ công nghệ mang lại giá trị cao./.

Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Làn sóng sa thải trong ngành công nghệ 2025: Nguyên nhân nào dẫn đến cắt giảm nhân sự?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO