Thay đổi nhờ số hoá
Winnie Wong, Giám đốc quốc gia Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết công ty đang chuẩn bị cho những thay đổi về công nghệ tại Việt Nam để có thể trở thành một phần của hầu hết các phương thức thanh toán trong tương lai, từ đồng hồ thông minh đến mã QR.
Phần lớn người Việt Nam không có thẻ Mastercard và công ty nàycho biết sẽ khai thác khía cạnh này. Tất cả những gì mà Mastercard muốn bây giờ là người tiêu dùng Việt Nam, nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á từ bỏ việc sử dụng tiền mặt - ngay cả khi điều đó có nghĩa là Mastercard phải hợp tác với các đối thủ nhưví số.
Ngoài thẻ tín dụng, Mastercard đang đa dạng hóa các hoạt động khác để đáp ứng nhu cầu thị trường và các công nghệ mới. Trả lời phỏng vấn Nikkei Asia, Winnie Wong chia sẻ: "Việc đa dạng không chỉ là về thẻ mà bất kỳ hình thức nào - có thể là QR, có thể là qua mạng, có thể qua thiết bị đeo, đồng hồ hay bất kỳ thứ gì khi chúng tôi số hóa".
Mastercard phải đối mặt với sự gia tăng của ví điện tử trên khắp châu Á, nơi mà nhiều người cùng bỏ qua thẻ tín dụng và chuyển thẳng sang sử dụng ví điện tử.
Theo Nghiên cứu thái độ thanh toán người tiêu dùng của Visa (Visa Consumer Payment Attitudes Study) được công bố vào năm 2020, hiện chỉ có 56% người Việt Nam có thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng,mức thấp nhất trong 6 nền kinh tế lớn trong khu vực.
Trong khi đó, với khoản đầu tư từ Warburg Pincus và Goldman Sachs, ví điện tử lớn nhất Việt Nam, MoMo, cho biết đã đạt 20 triệu người dùng vào năm 2020 và sẽ đạt được 50 triệu trong 3 năm.
Theo dữ liệu năm 2019 từ Euromonitor, con số này đã làm lu mờ 3,9 triệu thẻ tín dụng Visa, 2,7 triệu thẻ Mastercard, 340.000 thẻ American Express và 270.000 thẻ tín dụng JCB trong nước.Còn theo số liệu của ngân hàng nhà nước, Việt Nam đã cấp phép cho 29 công ty cung cấp ví điện tử.
Điều này gây khó khăn cho tất cả các mạng lưới tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Các cửa hàng có thể tránh phí thẻ tín dụng, thay vào đó khách hàng của họ thanh toán qua MoMo hoặc một ứng dụng fintech khác.
Hợp tác để cùng phát triển
TheoNikkei Asia, Wong chiasẻ Mastercard sẽ không đối đầu với các công ty khởi nghiệp thanh toán, nhưng thay vào đó đưa ra một kịch bản có vẻ thân thiện hơn: hợp tác thông qua sử dụng các công nghệ của họ.
Một trong số đó gọi là "chuyển khoản" -cáckhách hàng đã có thể liên kết thẻ Mastercard của mình với nhiều ví điện tử khác nhau, từ Moca của Việt Nam đến Samsung Pay của Hàn Quốc. Nếu trước đây người mua sắm phải mang theo một chiếc ví da đựng 5 thẻ tín dụng thì trong tương lai, họ chỉ cầnmang theo điện thoại thông minh với 5 thẻ điện tử được nạp vào một ứng dụng.
Một khả năng khác là thêm ví điện tử vào mạng lưới toàn cầu của Mastercard, mặc dù điều này vẫn đang chờ kếtquả. "Chúng tôi đang thảo luận rất tích cực với một số ví điện tử", Wong nói.
Điều gì sẽ xảy ra khi 20 triệu người dùng của MoMo muốn đi du lịch bên ngoài Việt Nam nhưng không có thẻ tín dụng? Đó là câu hỏi đặt ra cho Grab, hãng đã bổ sung thêm lựa chọn cho khách hàng từ Singapore và Philippines sử dụng GrabPay để mua thẻ Mastercard ảo hoặc vật lý trả trước. Điều này cho phép nhữngngười đi du lịch chi tiêu tại 53 triệu cửa hàng trên toàn cầu, một quy mô mà Mastercard sẽ đápứng cho nhiều ví điện tử hơn.
Các mạng thẻ tín dụng cũng có ví điện tử của riêng họ. Chủ thẻ Visa hoặc Mastercard có thể sử dụng ứng dụng của các thương hiệu đó hoặc thêm thẻ của mình vào ứng dụng từ ngân hàng hoặc công ty fintech. Các mạng này cũng làm việc với các ngân hàng để phát hành phiên bản ảo của thẻ tín dụng truyền thống. Các tùy chọn này cho phép cácmạng lưới thẻ tín dụng tiếp tục tham gia cuộc chơi khi ngày càng nhiều người mua sắm bỏ qua thẻ truyềnthống và thực hiện thanh toán không tiếp xúcngày càng nhiều.
Các tùy chọn này cũng phù hợp với phía người bán, nơi thanh toán bằng điện thoại thông minh có thể được chấp nhận theo ba cách chính: Người mua hàng có thể mở một ứng dụng ví điện tử trên điện thoại của họ để quét màn hình của thiết bị đầu cuối thanh toán; ngườimua có thể gửi tiền trực tiếp từ tài khoản ví điện tử của mình đến tài khoản ví điện tử của người bán; hoặc người mua có thể sử dụng điện thoại của mình để quét mã thanh toán QR của cửa hàng do Visa, Mastercard hoặc mạng VNPay của Việt Nam cung cấp.
Hiện tại, các mạng tín dụng hướng đến khả năng tương thích với ví điện tử, có thể chứa nhiều thẻ từ Discover đến UnionPay. Một ngày nào đó, các mạng thẻ tín dụng sẽ nỗ lực để có khả năng tương tác, Wong nói. Điều đó có nghĩa là nếu Mastercard hợp tác với ZaloPay của Việt Nam, chẳng hạn, chủ thẻ có thể thanh toán ở bất cứ đâu ZaloPay được chấp nhận và ngược lại. Mastercard đã ký kết các thỏa thuận về khả năng tương tác này ở các thị trường khác, chẳng hạn như với ứng dụng Zapper fintech ở Nam Phi.
Thúc đẩy người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt
Nói về sự phát triển ở Việt Nam, Wong cho biết bước đầu tiên là thúcđẩy người tiêu dùng từ bỏ tiền mặt. Bước thứ hai là cónhiều người sử dụng tín dụng ở ViệtNam, quốc gia mànhiềungười người có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là đi vay. Một số người Việt Nam vẫn mua nhà và ô tô bằng tiền mặt.
Cuối cùng, mục tiêu chính của Mastercard vẫn là thu hút người dân địa phương bằng các sản phẩm mang thương hiệu Mastercard, thường là thẻ do ngân hàng phát hành. Mastercard triển khai các phương pháp tiếp thị thông thường, giảm giá cho những khách hàng thanh toán bằng Mastercard của họ tại các công ty đối tác, từ trang thương mại điện tử Lazada đến siêuứng dụng Grab.
Nhưng Mastercard cũng đang chơi một cuộc chơi dài hơi khi hợp tác với nhiều đối tác. Ví dụ, Mastercard kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hợp tác với đối tác Zoho, công ty bán phần mềm có các chức năng văn phòng như kế toán.
Cơ sở lý luận là các doanh nghiệp sẽ thay thế kế toán phi chính thức bằng một hồ sơ theo dõi số tạo ra dữ liệu mà họ có thể đưa đến ngân hàng để đánh giá mức độ tín nhiệm của họ. Các chủ doanhnghiệp đó có thể tiếp tục đăng ký cácthẻ tín dụng doanhnghiệp.
Về phía người tiêu dùng, tín dụng vẫn là một cơ hội. Các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng của Việt Nam trị giá 12 tỷ USD vào năm 2019 - tăng hơn gấp 4 lần kể từ năm 2015, dữ liệu của Euromonitor cho biết.
Wong cho biết cả ngân hàng và ứng dụng fintech đều tích cực trong việc số hóa sự bùng nổ thanh toán ở Việt Nam. "Thị trường Việt Nam đã chín muồi để mở rộng."