Với vị trí địa lý thuận lợi cùng tiềm năng, thế mạnh trải đều trên mọi lĩnh vực, Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT ngày 30/5/2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hướng dẫn thực hiện một số nội dung về thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Tại Việt Nam, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch được thể hiện thông qua những hệ sinh thái du lịch đa dạng, đẳng cấp đang hình thành tại nhiều điểm đến, không chỉ thu hút du khách mà còn tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững và hội nhập quốc tế.
Việt Nam là một trong 15 nước trên thế giới có tên trên bản đồ dược liệu bởi nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Nhưng để trở thành một ngành công nghiệp cho năng suất cao, góp phần xóa đói giảm nghèo... vẫn còn rất nhiều điều trăn trở.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021-2025), Hà Nội đã xác định lồng ghép nguồn lực triển khai để tạo sức mạnh tổng hợp cả về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và kinh phí thực hiện.
Ngày 3/8/2023, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh Doanh tổ chức “Diễn đàn Liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các địa phương trên toàn quốc, nâng cao nhận thức về hiệu quả liên kết vùng giúp phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo, phát triển.
Dự án “Sách miễn phí cho trẻ em miền núi và vùng sâu, vùng xa” được Hội Nhà văn Việt Nam phát động từ tháng 1/2022. Tháng 7, những cuốn sách đầu tiên của dự án đã đến tay một số em nhỏ ở Sơn La và Đà Nẵng. Tháng 9, những cuốn sách đến với trẻ em ở Thái Nguyên.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11, ngày 01/8/2022, Chính phủ ban hành Chương trình hành động kèm theo Nghị quyết số 96/NQ-CP. Theo đó Thái Nguyên giữ vị trí quan trọng trong định hướng phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Việt Nam có nhiều sản phẩm của miền núi, hải đảo rất có tiềm năng phát triển nhưng ít người biết tới do công tác quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm chưa được chú trọng... Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện khung pháp lý nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa cho khu vực này cần phải được quan tâm hơn nữa.
Không chỉ nỗ lực kết nối và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, Bộ Công Thương tích cực lồng ghép các chương trình bình ổn thị trường của các địa phương vào các hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản.
Các cơ quan chức năng sẽ nỗ lực để các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo có định hướng phát triển bền vững, giá trị gia tăng của hàng hóa được nâng cao.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phấn đấu hoàn thành 100% tiến độ giải ngân kế hoạch vốn được giao cho Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2022 đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Ngày 27/8/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Với chủ đề "Tiềm năng - Cơ hội - Hợp tác phát triển", Hội nghị Công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị sẽ được tổ chức tại TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chính sách phát triển nông nghiệp du lịch bền vững đã được ban hành tại Kế hoạch tái cấu trúc nông nghiệp 2013, Luật Bảo vệ môi trường 2020… Đặc biệt, Nghị quyết số 08/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, lấy du lịch làm ngành trọng điểm của Việt Nam đã trở thành "kim chỉ nam" để các địa phương đẩy mạnh công tác phát triển nông nghiệp gắn với du lịch.
Thanh thiếu niên độ tuổi từ 10 - 18 tuổi, đặc biệt là trẻ em gái và các nhóm dễ bị tổn thương sẽ được hỗ trợ để sử dụng Internet và mạng xã hội một cách an toàn và được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại trên môi trường mạng.