MoMo hướng tới là "trang chủ" của mỗi người tiêu dùng Việt

Hoàng Linh| 15/09/2020 10:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Kể từ khi ra mắt vào năm 2012, nền tảng ví điện tử MoMo đã thu hút được 20 triệu người dùng, tương đương khoảng 21% dân số Việt Nam.

Ở Việt Nam, người dân vẫn mang theo tiền mặt mỗi khi ra ngoài vì 90% các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng tiền mặt. Tuy nhiên, sự nở rộ của các ví điện tử đã thúc đẩy người dân Việt Nam dần chuyển sang thanh toán điện tử.

MoMo, một trong những ví điện tử hàng đầu của Việt Nam, đã có 20 triệu người dùng kể từ khi ra mắt vào năm 2012, tương đương với 21% trong tổng số 97 triệu dân Việt Nam.

MoMo hướng tới là

Là công ty trong nước đầu tiên lọt vào danh sách 100 công ty fintech hàng đầu thế giới, MoMo đã huy động được 100 triệu USD từ Warburg Pincus vào tháng 1/2020, trở thành một trong những vòng gọi vốn riêng lớn nhất cho một công ty khởi nghiệp Việt Nam.

Giám đốc tài chính (CFO) của MoMo, Manisha Shah, tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard đã có 25 năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty như JP Morgan, Morgan Stanley, Vodafone và các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), là người tiên phong nỗ lực giảm dần sử dụng tiền giấy và tiền xu ở Việt Nam.

MoMo hướng tới là

Manisha Shah, Giám đốc tài chính của MoMo. (Ảnh: Manisha Shah).

Mới đây, CFO Manisha Shah đã chia sẻ với kr-asia về việc dẫn dắt công ty MoMo phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.

Ngày đầu tại Momo

Manisha Shah cho biết cô đã gặp chồng khi chuyển về Ấn Độ và hai vợ chồng cô đã dành khoảng 7 năm ở Chennai, miền Đông Ấn Độ. Khi đó, hai vợ chồng cô đang nghĩ về nơi tiếp theo để đi, và rồi chồng cô được chuyển đến Việt Nam, vì vậy, hai vợ chồng chuyển đến Việt Nam. "Với một đứa con nhỏ và không có bạn bè, tôi bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một mạng lưới sau tháng đầu tiên đến Việt Nam".

"Tôi bắt đầu tiếp cận với tất cả mọi người, kể cả các cựu sinh viên của trường. Một trong những người phụ nữ đầu tiên trả lời email của tôi tình cờ là nhà đầu tư ban đầu tại MoMo, người đã giới thiệu tôi với công ty. Nhưng là một người nước ngoài, tôi không hiểu MoMo lớn đến mức nào. Tôi cảm thấy rằng MoMo dường như là một công ty muốn thay đổi cách người Việt Nam sử dụng thiết bị di động để tiếp cận các giải pháp tài chính. Đối với tôi, đó là một tầm nhìn hấp dẫn", cô chia sẻ.

"Tôi không do dự khi có cơ hội. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để nói chuyện với chủ tịch MoMo và các nhà đầu tư cũng như các quản lý cấp cao. Họ có sự nhạy bén trong kinh doanh, tầm nhìn rõ ràng và quy tắc đạo đức mạnh mẽ. Họ là những người mà tôi có thể thoải mái khi làm việc và tin tưởng".

MoMo - Một công ty tuyệt vời

Kể từ khi MoMo chính thức ra mắt vào năm 2012, nền tảng này đã trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Shah chia sẻ đã thực sự ngạc nhiên với sự phát triển của MoMo. "Nếu tôi tìm hiểu lý do tại sao và điều gì làm nên thành công của công ty, tôi sẽ nói rằng đó là mục đích chung của chúng tôi. Nếu bạn nhìn vào nhân viên và quản lý, đặc biệt là những người đã ở đây lâu năm (khoảng trên 10 năm), nhiều người trong đội ngũ MoMo là những người đã học tập hoặc làm việc ở nước ngoài và không phải đã hoàn thành xuất sắc nhất công việc của họ trong các doanh nghiệp lớn. Họ muốn gia nhập một công ty nơi họ làm việc để xây dựng nên một thứ gì đó. Đó là MoMo - một công ty của Việt Nam có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Tất cả đội ngũ của MoMo đều muốn đẩy mình ra khỏi vùng an toàn của chính mình".

Sứ mệnh của MoMo, theo Shah, là động lực to lớn đối với chính MoMo. "Khi MoMo khởi đầu, chưa có kỳ lân công nghệ nào, việc cố gắng xây dựng một kỳ lân không phải là trọng tâm. Những người sáng lập MoMo chỉ muốn xây dựng một công ty mà ở đó cuộc sống của mọi người ở Việt Nam sẽ tốt hơn vì họ có thể tiếp cận với công nghệ và các giải pháp tài chính bằng cách sử dụng điện thoại của mình".

MoMo hướng tới là

MoMo đã thu hút được 20 triệu người dùng kể từ khi ra mắt vào năm 2012 (Ảnh: MoMo)

Những thách thức và cách giải quyết khi làm trong lĩnh vực fintech

Shah bày tỏ tự hào khi phụ nữ hiện chiếm khoảng 50% lực lượng lao động của MoMo. Tuy nhiên, Shah chia sẻ: "Ở cấp quản lý, chúng tôi vẫn cần nhiều nữ lãnh đạo hơn. Nhưng so với những nơi tôi làm việc trước đây, MoMo là một trong những nơi có ít nam giới lãnh đạo nhất".

Về khó khăn, Shah chia sẻ dù còn gặp vấn đề trong giao tiếp do ngôn ngữ. Tuy nhiên, cô cho biết: MoMo và các đồng nghiệp của tôi, đặc biệt là ở cấp quản lý mở rộng, đều nói tiếng Anh với tôi. Vì vậy, khó khăn giao tiếp mà tôi gặp phải đã không còn phải là trở ngại lớn, giúp tôi có những đóng góp vào thay đổi của MoMo.

Tầm nhìn đối với MoMo trong 5 năm tới

Trao đổi về tầm nhìn 5 năm tới, Manisha Shah chia sẻ: Đầu tháng này, MoMo vừa vượt mốc 20 triệu người dùng, đây là một mốc quan trọng. Thật ngạc nhiên khi có rất nhiều người đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để đánh dấu sự kiện này, MoMo đã ra mắt một trò chơi mới có tên Học viện MoMo (momo.vn). Đây là một trò chơi tương tác mà bạn có thể chơi với bạn bè của mình hoặc những người dùng khác. "Chúng tôi nhận thấy rằng mọi người thực sự thích chơi với bạn bè và so sánh điểm số. Khi chúng tôi phát triển, khía cạnh xã hội của ứng dụng đã phát triển rất nhiều", Manisha Shah cho hay.

Ở khía cạnh người dùng, Manisha Shah bày tỏ mong muốn MoMo là "trang chủ" (homepage) cho tất cả người dùng tại Việt Nam. Bất cứ khi nào bạn muốn làm gì đó, bạn sẽ tự động sử dụng điện thoại di động của mình, có thể đặt vé du lịch, thanh toán hóa đơn điện nước và trường học, mua sắm trực tuyến, mua hàng tạp hóa, xem các đánh giá phim, nhận đồ ăn được chuyển phát, tìm được spa hoặc nhà hàng với giá tốt, hoặc gửi tiền cho bạn bè của bạn.

"Một trong những CEO của chúng tôi luôn nói rằng khi ông ấy đến Mỹ vào cuối năm 1990, ông ấy thấy mọi người rời khỏi nhà mà không có tiền mặt, và ông ấy muốn điều đó cho mọi người ở Việt Nam. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng dành cả ngày tại TP. Hồ Chí Minh chỉ cần sử dụng MoMo. Chúng tôi mong muốn điều đó cho tất cả mọi người ở Việt Nam - sử dụng điện thoại di động cho mọi thứ họ cần", Manisha Shah chia sẻ.

Bài liên quan
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
MoMo hướng tới là "trang chủ" của mỗi người tiêu dùng Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO