Theo ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp Việt Nam, hoạt động khởi nghiệp của thanh niên cần gắn liền với tư duy về phát triển, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số (CĐS). Do đó, Trung tâm khuyến khích đoàn viên thanh niên cần CĐS ngay từ giai đoạn khởi nghiệp, bởi vì đây vừa là nhiệm vụ chính trị, cũng đồng thời là nhiệm vụ mũi nhọn trong hoạt động phong trào gắn liền với hiệu quả thực tiễn xã hội.
Với việc startup Việt Nam đã bắt đầu hướng tới các thị trường khu vực và thế giới thay vì chỉ phục vụ thị trường nội địa,… hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào thời điểm bước ngoặt (tipping point) để có thể tạo dấu ấn trong khu vực và trên thế giới.
Theo Báo cáo Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021, trong 2 năm qua, dù COVID-19 gây ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế nhưng số lượng giao dịch tăng lên mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, đạt 108 thương vụ đầu tư.
Theo bà Lê Hoàng Uyên Vy, nhà sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures, 4 nhân tố quan trọng giúp hệ sinh thái khởi nghiệm của Việt Nam phát triển bền vững là nhân tài, sự hỗ trợ từ Chính phủ, cơ sở hạ tầng và nguồn vốn.
Sáng 07/10, dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có tính đổi mới sáng tạo" (ADB Ventures) đã chính thức được công bố. Dự án do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực hiện, nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
Trong đại dịch này, đổi mới sáng tạo, liên kết hợp tác, và về ứng dụng khoa học và công nghệ đã không chỉ là phương thức, công cụ phát triển mới, mà trên hết, là một tư duy mới, một triết lý mới cho sự phát triển.
Trong tháng 8, không hẹn mà gặp, với những sản phẩm hữu ích, cả hai startup Việt mới là Marathon và SoBanHang đều đã huy động được 1,5 triệu USD vốn hoá.
Một số thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, song với nhiều start-up, vẫn còn nhiều bài toán khó về quản trị, đặc biệt liên quan đến nguồn nhân lực.
Với mục tiêu thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Mạng lưới thúc đẩy khởi nghiệp Việt Nam tại Australia (SVF-AU) và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam - Australia (NIC-AU) vừa chính thức khởi động cuộc thi Đổi mới sáng tạo Hack4Growth Australia năm 2021, thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng du học sinh Việt Nam trong và ngoài nước.
"Từ những thành công như việc startup Việt đã chiếm lĩnh và nằm trong top đầu ở thị trường Việt Nam như Be, Tiki, Sendo cũng như các startup đã ra thị trường nước ngoài thành công. Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam cần tự tin hơn để bước ra thế giới". Đây là nhấn mạnh của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam được tổ chức ngày 25/11.
Quỹ đầu tư 500 Startups vừa tổ chức Demo Day 2020 tại TP. Hồ Chí Minh để giới thiệu các công ty khởi nghiệp trong danh mục đầu tư của mình. Ở lần đầu tư này, 500 Startups sẽ rót thêm 150.000 USD cho mỗi công ty khởi nghiệp.
Chín đội khởi nghiệp xuất sắc của Việt Nam từ các quốc gia khác nhau trên thế giới đã tham gia vào vòng chung kết VietChallenge 2019 vào ngày 7 tháng 9 (giờ địa phương) tại Hoa Kỳ.
Những người sáng lập của Wisepass, Base.vn và WeFit đều được đào tạo ở nước ngoài, nhưng họ đã bị thu hút để trở lại Việt Nam nhờ tiềm năng khởi nghiệp của đất nước. Lâm Trần, 34 tuổi, là một người Việt ở nước ngoài với hơn 10 năm kinh nghiệm về tiếp thị tại Google Châu Âu. Anh trở về Việt Nam và thành lập Wisepass, một ứng dụng phong cách sống kết nối người dùng với một loạt các dịch vụ ăn uống, giải trí và tiêu khiển thông qua các gói thành viên trả phí.