Chuyển động ICT

Mức độ quan tâm về các công cụ AI ngày càng tăng và đa dạng ‏

NK 14/12/2024 06:25

Ngày 13/12, Google công bố danh sách "Google Year In Search 2024 - Google nột năm tìm kiếm", trong 10 tên công cụ AI dẫn đầu danh sách đã cho thấy sự quan tâm ngày càng nhiều dành cho những công cụ AI tạo video hay nội dung video 3D.

Theo đó, danh sách "Google Year In Search 2024 - Google một năm tìm kiếm" - bao gồm 7 chủ đề tiêu biểu: “Xu hướng tìm kiếm chung nổi bật nhất”, “Công cụ AI”, “Phim”, “Du lịch”, “Concert”, “Kỹ năng” và “Cách làm”. Danh sách này phản ánh những xu hướng, thông tin mà người Việt quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất trong năm qua. ‏

‏Mức độ quan tâm về các công cụ AI ngày càng tăng và đa dạng‏

‏“Gemini”, “Viggle”, “Character AI” và “ChatGPT” là những công cụ AI nổi bật trong chủ đề “Công cụ AI”. Tính đa dạng trong nhu cầu tìm kiếm đã phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng đối với việc khám phá các công cụ AI mới, bên cạnh những cái tên đã phổ biến.

Trong 10 tên công cụ AI dẫn đầu danh sách, khá chú ý là sự quan tâm ngày càng nhiều dành cho những công cụ AI tạo video hay nội dung video 3D như Viggle, PixVerse, Luma.

Điều này cũng khá tương đồng với ‏‏Báo cáo 2024 về nền kinh tế số Việt Nam, của Google, Bain và Temasek‏‏ trong đó nêu rõ sự gia tăng trong việc tải các ứng dụng AI liên quan đến chỉnh sửa hình ảnh hay tạo nội dung video tại Việt Nam.

Xu hướng tìm kiếm tăng cao cũng thể hiện người Việt đang cởi mở hơn với việc thử nghiệm các giải pháp và dịch vụ công nghệ mới. AI đang đóng vai trò chuyển đổi trong sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo, hỗ trợ người dùng tốt hơn ở những công việc mang tính sáng tạo.

cong-cu-ai.png

‏Du lịch nội địa "lên ngôi" trong xu hướng tìm kiếm về điểm đến‏

‏8 điểm đến du lịch nội địa xuất hiện trong chủ đề ‏‏“‏‏Du lịch’’ cho thấy người dùng ngày càng quan tâm đến du lịch trong nước, phản ánh tiềm năng tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam.

Người Việt có xu hướng tìm kiếm thông tin về các địa điểm sở hữu cảnh quan tự nhiên đặc sắc, mang lại sự bình yên và thư thái như: vịnh biển Vĩnh Hy, phố cổ Hội An, làng du lịch cộng đồng Cồn Sơn Cần Thơ. Đối với các điểm đến nước ngoài, “Du lịch Malaysia” và “Du lịch Châu Âu” là hai từ khóa lọt vào danh sách này với vị trí lần lượt ở top 1 và top ‏‏6‏‏. ‏‏

‏Lĩnh vực giải trí chứng kiến hai xu hướng tìm kiếm nổi bật là “concert” cả trong nước lẫn quốc tế, và phim ngoại.‏

‏Nổi lên như những hiện tượng giải trí mới, "Anh Trai Say Hi" và "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai" đứng đầu danh sách sự kiện âm nhạc được quan tâm nhất năm 2024. Sự yêu mến ngày càng lớn từ người hâm mộ cho thấy thị trường âm nhạc Việt Nam đang trở nên sôi động và đầy tiềm năng.‏

‏Phim truyền hình Hàn Quốc vẫn có rất nhiều ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Không chỉ có mặt ở bảng xếp hạng 10 phim được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam, “Queen of Tears” cũng nằm trong bảng xếp hạng này ở Singapore, Indonesia và Philippines. Ngoài các tựa phim quốc tế xuất hiện áp đảo trong danh sách tìm kiếm về “Phim” nói chung, thì điện ảnh Việt Nam cũng góp mặt với hai bộ phim tạo khá nhiều ý kiến ủng hộ và cả tranh luận là phim “Mai” và “Quỷ ‏‏C‏‏ẩu”.

xu-huong-tim-kiem-chung-noi-bat-nhat.png

Người Việt cũng tìm đến công cụ “tìm kiếm” để học hỏi những kỹ năng mới và phát triển bản thân‏

‏“Kỹ năng” là một trong những chủ đề mới trong năm nay. Sự quan tâm và tìm kiếm tăng cao về các kỹ năng mềm như “Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh”, “Kỹ năng lãnh đạo quản lý”, cho thấy người Việt ngày càng chú trọng đến việc trang bị và nâng cao thêm các kỹ năng mới cho bản thân.

Thú vị hơn, sự xuất hiện của "Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học" ở vị trí thứ hai trong danh sách này đã cho thấy nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của giáo dục toàn diện cho trẻ em đang ngày càng tăng.‏

‏Ở chủ đề “Cách làm”, các từ khóa về “Cách làm kẹo chip chip”, “Cách làm hoa bằng kẽm nhung” và “Cách làm da mặt căng bóng” đứng ở ba vị trí đầu tiên, theo sau đó là “Cách làm Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi” và “Cách làm Căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi”.

Năm 2024 là năm Việt Nam phát động nhiều đợt làm thẻ Căn cước, chứng kiến nhiều cải cách và từ 01/07/2024, Bộ Công an cho phép trẻ em từ 6 - 14 tuổi được đăng ký làm thẻ căn cước. Điều này dẫn đến sự tăng cao trong lượt tìm kiếm liên quan đến chủ đề đặc biệt này. Cùng theo xu hướng đang làm mưa làm gió về “túi mù” tại Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ, nhiều người dùng đã tìm hiểu "Cách làm túi mù" khiến chủ đề này nổi lên ở vị trí thứ tám trong danh sách ‏‏“‏‏Cách làm’’./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Bưu điện ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản và hợp tác với TikTok
    Với phương châm “Mỗi sản phẩm là một món quà đến tay người tiêu dùng”, sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mà còn mang đến những lựa chọn phù hợp để tặng người thân, bạn bè, đối tác.
  • Cốc Cốc: Năm 2024, mỗi người Việt trung bình ghé thăm 67 trang web khác nhau
    ‏Theo ‏‏Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024‏‏ được Cốc Cốc công bố ngày 13/12‏‏, trung bình, mỗi người dùng ghé thăm 67 trang web trong năm.‏ ‏Trong đó, nhu cầu ‏‏lướt mạng xã hội, xem video và nghe nhạc, làm việc‏‏ chiếm tỷ trọng lớn nhất.‏‏
  • Lễ cúng rừng của người Mông và điệu "lượn" tinh hoa của người Tày
    Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông (xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên) và Nghệ thuật trình diễn dân gian “Khắp cọi” của người Tày (huyện Lục Yên, huyện Yên Bình) tỉnh Yên Bái vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Ứng dụng AI trong tòa soạn báo
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những bước tiến vô cùng lớn trong khoảng 2 năm qua. Các công nghệ AI vừa mang lại cơ hội, vừa là mối đe dọa đối với ngành báo chí. Trong vài thập kỷ qua, các cơ quan báo chí trên thế giới trải qua nhiều khó khăn vì nguồn thu quảng cáo và đặt mua báo in suy giảm. Các công nghệ AI, nếu được ứng dụng và triển khai sớm để tranh thủ tối đa sức mạnh, có thể có tác động tích cực giúp các cơ quan báo chí phát triển bền vững.
  • Lan tỏa tinh hoa ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua ngoại giao
    Hình ảnh các nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước hay các doanh nhân nước ngoài đi dạo, thưởng thức các món ăn đường phố tại Việt Nam dường như đã không còn quá xa lạ và dần trở thành một “đặc sản” để Việt Nam thông qua đó quảng bá ẩm thực, văn hóa, con người nước Nam với bạn bè quốc tế.
  • Cần nhìn nhận đúng đắn và xây dựng chiến lược sử dụng AI tại các cơ quan báo chí
    Các cơ quan báo chí áp dụng AI cần xây dựng chiến lược và thận trọng xem xét tất cả quy trình công việc để nắm bắt được tất cả những gì mà AI có thể mang lại.
  • Báo chí chuyển đổi số theo hướng ưu tiên thiết bị di động
    Những thay đổi trong ngành báo chí tại Nam Phi đã phản ánh các xu hướng toàn cầu bao gồm sự chuyển dịch từ báo in sang kỹ thuật số, vừa mang tính đột phá vừa mang tính chuyển đổi, thách thức các mô hình kinh doanh truyền thống và định hình lại cách tiếp nhận tin tức.
  • Các doanh nghiệp tại Đông Nam Á đối mặt với hơn 140.000 mối đe dọa từ web mỗi ngày
    Trong nửa đầu năm 2024, hơn 26 triệu mối đe dọa từ web nhắm vào các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á được Kapersky ngăn chặn.
  • VNPT Family Safe: “Chìa khóa vàng” cho triệu gia đình Việt
    Dịch vụ bảo vệ và giám sát truy cập mạng VNPT Family Safe được trao danh hiệu Chìa khoá vàng ở hạng mục “Sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc”, khẳng định năng lực của VNPT trong triển khai các dịch vụ an toàn thông tin cho hàng triệu người dân, doanh nghiệp.
Mức độ quan tâm về các công cụ AI ngày càng tăng và đa dạng ‏
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO