Cục Kiểm dịch thực vật Mỹ (APHIS) chính thức mở cửa thị trường nhập khẩu cho quả dừa non Việt Nam đã tách ít nhất 75% (3/4) phần xơ dừa và loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ xanh bên ngoài.
Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng phục vụ đời sống nhân dân, vì thế cần phát huy hiệu quả, bền vững giá trị kinh tế của ngành.
Tổng nhu cầu thức ăn tinh của toàn ngành chăn nuôi Việt Nam cần khoảng 33 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn, chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu. Do đó, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng từ 20 - 22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy, sản ước đạt trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1% so với cũng kỳ năm trước, trong đó riêng tháng 10 là 4,5 tỷ USD.
Con tàu chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bắt đầu “lăn bánh” và đã có được những kết quả khởi động bước đầu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các địa phương vẫn đang còn “mơ hồ” trong việc triển khai thực hiện. Nên bắt đầu từ đâu?, Trình tự thực hiện các bước ra sao? Phần mềm ứng dụng như thế nào?...là những câu hỏi đang cần lời giải đáp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Quang Tiến khẳng định CĐS ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu từ nông dân và phải dựa trên nền tảng số, dữ liệu số.
Trong tháng 6/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định bắt buộc 100% tàu cá tại Bình Định phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định.
Dự án "An toàn thực phẩm vì sự phát triển" Safe Food Growth (SAFEGRO) do Chính phủ Canada tài trợ không hoàn lại, với nguồn kinh phí 15,3 triệu Đô la Canada (khoảng 280 tỷ đồng), được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai từ năm 2020 đến 2025 nhằm nâng cao tính an toàn thực phẩm (ATTP) cho Việt Nam.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành công văn 859/BNN-QLCL về việc tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) thủy sản.
Ngay sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nông dân đã tập trung xuống đồng gieo cấy vụ xuân. Tuy nhiên, trước diễn biến bất thường của thời tiết - điều kiện để các đối tượng sinh vật gây hại có khả năng xuất hiện trên cây trồng, bà con nông dân cần theo dõi sát sao nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại có nguy cơ bùng phát cao.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Công văn số 1338/BNN-TY về việc Tăng cường kiểm tra, xử lý việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn nghi mắc bệnh, lợn bệnh, lợn chết.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020, 100% hồ sơ hành chính thuộc ngành được giải quyết đúng hạn và trước hạn.
Theo kế hoạch, năm 2020, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tăng cường ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ nhằm tăng hiệu quả hoạt động, rút ngắn thời gian xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động.
Ngày 4/11/2019, bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ký ban hành Quyết định 4201/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2020 của Bộ.
Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, tại tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào các hoạt động quản lý cũng như nghiệp vụ của cơ quan này và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.