Nỗ lực thúc đẩy triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4

Minh Thiện| 07/08/2020 13:31
Theo dõi ICTVietnam trên

“Trong những năm qua, Australia đã sát cánh cùng với Việt Nam trong quá trình thúc đẩy quản trị điện tử, chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ cả hai phía. Tôi rất ấn tượng với những gì Việt Nam đã đạt được và rất vui được tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực này”.

Tăng nhanh c s lượng và cht lượng dch v công trc tuyến

Liên Hợp Quốc vừa công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development Index - EGDI) năm 2020. Xu thế mới của năm nay chính là "Chính phủ số" (Digital Government), tên chủ đề của Báo cáo năm 2020 là "Digital Government in the Decade of Action for Sustainable Development" (Chính phủ số trong thập kỷ hành động vì sự phát triển bền vững) cũng đã thể hiện xu thế này.

Nỗ lực thúc đẩy triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 - Ảnh 1.

Bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam - phát biểu tại Hội nghị

Trong bảng xếp hạng năm 2020, Việt Nam ở vị trí thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 02 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014 - 2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86.

Tại Hội nghị "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ công của người dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia" vừa diễn ra mới đây tại thành phố Huế, Đại sứ Australia tại Việt Nam bà Robyn Mudie nhấn mạnh nỗ lực hợp tác mạnh mẽ của Australia với Việt Nam trong việc thúc đẩy chính phủ điện tử. 

"Trong những năm qua, Australia đã sát cánh cùng với Việt Nam trong quá trình thúc đẩy quản trị điện tử, chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ cả hai phía. Tôi rất ấn tượng với những gì Việt Nam đã đạt được và rất vui được tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực này".

Đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết: Sau 7 tháng triển khai, Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) đã tích hợp 750 dịch vụ công trực tuyến (359 dịch vụ công dành cho người dân, 414 dịch vụ công dành cho doanh nghiệp), có hơn 189 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 49,6 triệu lượt truy cập; hơn 11,2 triệu hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được đồng bộ trạng thái, hơn 179 nghìn hồ sơ được tiếp nhận trên Cổng; tiếp nhận xử lý hơn 6,9 nghìn phản ánh kiến nghị, hỗ trợ, giải đáp hơn 16,6 nghìn cuộc gọi tới tổng đài. Dịch vụ thanh toán trực tuyến đã tích hợp, cung cấp với 06 bộ, ngành và 33/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và đã có hơn 3,5 nghìn lượt giao dịch thành công.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định:"Mục tiêu của Cổng DVCQG là không để lại ai phía sau, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, từ đó sẽ đưa các dịch vụ công từ các bộ ngành tích hợp lên Cổng DVCQG, tạo cho người dân một dịch vụ công thân thiện theo hướng không phụ thuộc vào thời gian, không phụ thuộc vào địa giới hành chính".

Cổng DVCQG cũng là kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, để người dân, doanh nghiệp đồng hành cùng chính phủ trong xây dựng hoàn thiện thể chế, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính.

Nỗ lực thúc đẩy triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 - Ảnh 2.

Đại sứ Australia tại Việt Nam bà Robyn Mudie đánh giá cao nỗ lực triển khai Chính phủ điện tử của Việt Nam

Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen nêu bốn ưu điểm của việc thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, đó là an toàn hơn, tiện lợi hơn cho người dân, giảm bớt đi lại do đó giảm ô nhiễm môi trường, và giảm cơ hội tham nhũng. Bà Wiesen chia sẻ: "Quản trị điện tử và chuyển đổi số càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tôi đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam ở cấp cao nhất trong việc thực hiện quản trị điện tử và chuyển đổi số. Sự tham gia của người dân giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng quản trị điện tử''.

Báo cáo của Bộ TT&TT cho biết, trước thời điểm dịch COVID-19, chỉ có khoảng 40 Bộ, tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia thì nay tăng lên đạt khoảng 70 Bộ, tỉnh kết nối. Tính đến hết tháng 6/2020, có khoảng 65,21% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/tỉnh (năm 2018 chỉ đạt 3%; năm 2019 đạt khoảng 27%).

Riêng về kết quả thực hiện thực hiện DVCTT mức độ 4, tính đến đầu tháng 6/2020, tỷ lệ bình quân của các các bộ, ngành, địa phương hiện đạt khoảng 14,11%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (khoảng 7%). Kết quả tăng nhưng vẫn cần sự nỗ lực hơn nữa để đạt kỳ vọng mục tiêu 30% trong năm 2020.

B Thông tin và Truyn thông vđích sm

Bộ TT&TT (cùng với Bộ Y tế là hai bộ đầu tiên) hoàn thành việc đưa tất cả dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4 tập trung trên Cổng của Bộ tại địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn.

Trong Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 vừa diễn ra mới đây, Bộ TT&TT đã công bố hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Bộ.

Bộ TT&TT là một trong 2 Bộ, Ngành đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kết nối, tích hợp với Cổng DVCQG, bao gồm: Đăng nhập một lần; Đồng bộ hồ sơ; Xử lý Hồ sơ; Thanh toán trực tuyến. Đã có 14 dịch vụ công trực tuyến của Bộ được cung cấp trên Cổng DVCQG, đứng thứ 4 về số lượng trong các Bộ/Ngành.

Theo thống kê của Trung tâm thông tin, Bộ TT&TT, hiện nay, Bộ có 254 dịch vụ công thuộc quản lý của Bộ, trong đó có 211 dịch vụ công thực hiện tại Bộ và 211 dịch vụ công này đều sẵn sàng mức độ 4.

Các dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT được triển khai theo cách làm mới là tận dụng và nâng cấp các hệ thống thông tin sẵn có, bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để đảm bảo khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tất cả các thủ tục hành chính; trên cơ sở đó, từng bước có lộ trình nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin để xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng.

Cách triển khai "Thay vì làm đơn lẻ, rời rạc từng dịch vụ công, từng hệ thống dịch vụ công, chúng ta đã triển khai một nền tảng thống nhất với các chức năng, thành phần dùng chung, kết nối, đáp ứng các yêu cầu về chia sẻ, đồng bộ dữ liệu", Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết. Việc công bố hoàn thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Bộ TT&TT mới chỉ là bước đầu. Trong thời gian tới, Bộ sẽ liên tục cập nhật, hoàn thiện hệ thống dịch vụ công của Bộ về giao diện, sử dụng, hiệu năng, khắc phục các điểm chưa ổn định, tăng cường tính thuận tiện, chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng;

Xây dựng kho dữ liệu điện tử để liên thông hồ sơ, dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch hành chính của tổ chức, cá nhân giữa các hệ thống thông tin dịch vụ công, giúp hạn chế yêu cầu phải cung cấp lại giấy tờ đã được chứng thực hợp lệ trong những lần thực hiện dịch vụ công trực tuyến tiếp theo;

Nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng những công nghệ mới (như AI, big data, ...) vào thuận tiện hoá trải nghiệm ngườidùng và các bước xử lý số liệu, ra quyết định liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính;

Thống kê, đo đạc số liệu, thu thập ý kiến người dân để đánh giá mức độ hài lòng đối với từng lĩnh vực mà Bộ cung cấp dịch vụ công; từ đó nghiên cứu, cải thiện việc hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, đồng thời nắm bắt xu hướng sử dụng dịch vụ công trực tuyến;

Thành lập tổ chuyên trách để thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tăng số lượng hồ sơ điện tử, số lượng giao dịch thanh toán trực tuyến,... đồng bộ với các nhiệm vụ khác về Bộ điện tử để tận dụng tối đa nguồn lực, khí thế và sự quan tâm của Lãnh đạo các cấp;

Nỗ lực thúc đẩy triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 - Ảnh 3.

Tăng cường các kênh tuyên truyền, thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến với hình thức, nội dung phong phú, sáng tạo bám sát đặc điểm, tính chất của lớp đối tượng sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Sự hài lòng của người dân gia tăng sẽ nâng cao tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ trực tuyến, tăng tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.

Sp đạt con s 1000 dch v công trc tuyếtrên Cng DVCQG

Về tình hình kết nối, tích hợp các dịch vụ công lĩnh vực tài chính trên Cổng DVCQG, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) cho biết: Theo kế hoạch, đến hết năm 2020, Bộ Tài chính sẽ tích hợp 194 dịch vụ công lên Cổng DVCQG.

Tính đến hết ngày 01/07/2020, Cổng DVCQG đã tích hợp 119 dịch vụ công lĩnh vực tài chính, bao gồm lĩnh vực: Khai, nộp thuế; kế toán, kiểm toán; kho bạc, hải quan, quản lý giá, tin học thống kê. Như vậy, Bộ Tài chính cần tiếp tục tích hợp thêm 75 dịch vụ công để bảo đảm hoàn thành mục tiêu năm 2020.

Cũng theo ông Ngô Hải Phan, hiện nay, dịch vụ công nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy đang được triển khai thí điểm tại Hà Nội, TPHCM; đã hoàn thành hệ thống truyền nhận để chia sẻ dữ liệu điện tử về thông tin đăng kiểm có ký số của các loại phương tiện ô tô, xe gắn máy mới giữa đăng kiểm và thuế.

Theo ông Nguyễn Đại Trí, Cục trưởng Cục Tin học thống kê (Bộ Tài chính), Bộ đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát lại các dịch vụ công, những dịch vụ nào nhiều đăng ký, cần thiết thì triển khai trước. Về kết nối hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng DVCQG, do dịch vụ công về giá, hải quan có một số dịch vụ phát sinh thu phí nên hiện Bộ đang phối hợp Tập đoàn VNPT kết nối thanh toán trực tuyến và dự kiến hoàn thành trong 2 tuần kế tiếp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị Bộ Tài chính và các bộ liên quan chọn dịch vụ đăng ký xe ô tô, xe máy mới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước kết nối trên Cổng DVCQG.

Như vậy, khi dịch vụ đăng ký ô tô, xe máy mới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước được tích hợp trên Cổng DVCQG, người dân, doanh nghiệp không cần đến gặp cơ quan hành chính nhà nước mà thực hiện đăng ký trực tuyến theo hướng thủ tục sẽ hết sức rút gọn.

Dịch vụ công đăng ký ô tô, xe máy mới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước dự kiến sẽ được tích hợp trên Cổng DVCQG vào ngày 15/8, đánh dấu thời điểm công bố dịch vụ công thứ 1.000 được tích hợp trên Cổng này.

Trong năm 2020 các bộ, ngành và địa phương cần đặt mục tiêu đưa dịch vụ công trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là vào năm 2021, 100% các địa phương triển khai trục kết nối liên thông dữ liệu.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 7+8 Tháng 8/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực thúc đẩy triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO