Diễn đàn

PTIT kịp thời mở những ngành học công nghệ số mới để tạo sự khác biệt

Hoàng Linh 20/03/2024 00:23

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) (PTIT) cần kịp thời mở những ngành học công nghệ mới để tạo sự khác biệt, làm nên thương hiệu của Học viện.

sinh-vien.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phan Tâm và đoàn công tác Bộ TT&TT thăm và làm việc với Học viện chiều ngày 19/3/2024.

Có tầm nhìn xa để đảm bảo phát triển xuyên suốt, nhất quát

Với truyền thống 70 năm phát triển từ trường Bưu điện và năm thứ 10 khi được chuyển về Bộ TT&TT với nhiều thay đổi lớn, tại buổi làm việc với PTIT chiều ngày 19/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đánh giá cao những kết quả mà lãnh đạo Học viện và toàn thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên, sinh viên đã đạt được trong thời gian qua.

sinh-vien-nuoc-ngoai.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao những kết quả mà lãnh đạo Học viện và toàn thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên, sinh viên đã đạt được trong thời gian qua.

Công tác CĐS đại học đã đạt được những thành quả ban đầu. Hợp tác quốc tế (HTQT) của Học viện đã được mở rộng. Ban lãnh đạo mới của Học viện có tinh thần chiến đấu cao, có khát vọng, quyết tâm làm”, Bộ trưởng đánh giá.

Theo Bộ trưởng, đại học (ĐH) thường là những tổ chức tồn tại lâu dài, hàng trăm năm, nhiều trăm năm. Theo đó, Học viện phải nghĩ đến sự tồn tại lâu dài đó và phải có tầm nhìn dài hạn, phải có một ngôi sao dẫn lối. “Một tầm nhìn xa vào tương lai thì sẽ dẫn dắt Học viện tốt hơn. Một tầm nhìn xa vào tương lai thì sẽ giúp Học viện đảm bảo được tính xuyên suốt, nhất quán trong phát triển và kéo dài con đường của mình và chỉ có như vậy mới tạo dựng được một ĐH trăm năm và dài hơn nữa”.

Bộ trưởng cũng cho rằng Học viện phải nghĩ đến viên gạch mà thế hệ này góp phần vào xây dựng Học viện. “Nghĩ xa và nghĩ lớn nhưng mà thực hiện bằng những bước đi nhỏ. Bước đi nhỏ và có ngôi sao dẫn lối thì sẽ đến đích”.

Bộ trưởng cũng phân tích muốn lâu dài thì phải xây những nền tảng, làm tốt cái móng rồi làm những tầng đầu tiên cho nên lãnh đạo Học viện xem Học viện đã có những nền tảng gì, những nền tảng gì còn phải xây. Thế hệ này xây gì và thế hệ sau nên xây gì.

“Mỗi tổ chức muốn tồn tại lâu dài thì sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi phải được hình thành và duy trì xuyên suốt. Học viện phải chính thức hoá những việc này”, Bộ trưởng lưu ý.

Cùng với đó, lãnh đạo Học viện cần giữ cái gốc cần trong quá trình phát triển, tức là cái bất biến. “Giữ vững cái bất biến này mới vạn biến được. Vạn biến để linh hoạt thay đổi, phù hợp với thời đại”.

Muốn phát triển lâu dài, Bộ trưởng cũng cho rằng cần phải xây dựng văn hoá. “Văn hoá thì tạo ra chất keo dính mọi người trong Học viện và tạo ra một môi trường lành mạnh. Văn hoá cũng là cái khác biệt của tổ chức, cần được cài đặt vào “hệ điều hành”, các quy định, quy chế của tổ chức”.

Quyết tâm mạnh mẽ ứng dụng công nghệ số mới để chuyển đổi cách đào tạo

Bộ trưởng cũng nhận định công nghệ số ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đào tạo. “Có lẽ chưa bao giờ đào tạo có sự thay đổi lớn đến như thế này. Sự thay đổi mang tính căn bản này là biểu hiện cho các ĐH đi sau, vượt lên trên. Đây là cơ hội để Học viện có thể vượt lên, thay đổi thứ hạng. Vì vậy, Học viện phải quyết tâm mạnh mẽ ứng dụng công nghệ số mới, công nghệ mới để chuyển đổi cách đào tạo gọi là CĐS Học viện”.

Muốn vươn lên trở thành ĐH hàng đầu Việt Nam và trong khu vực, Bộ trưởng cũng lưu ý con đường duy nhất là CĐS. “Giải quyết những tồn tại kéo dài của Học viện, khắc phục những hạn chế về nguồn lực, tạo ra những nguồn lực mới, tạo ra sự khác biệt, cách giải quyết vấn đề mới, cách tiếp cận mới thì phải dựa trên công nghệ số và CĐS. Phát triển nhanh được cũng dựa trên công nghệ số, dựa trên đào tạo trực tuyến (online). Phát hiện được vấn đề cũng là đưa lên môi trường số”.

Bộ trưởng cũng lưu ý một trong những đặc trưng quan trọng của thời công nghệ số là nhân lực số. Nhân lực số trở thành lực lượng lao động chính, nguồn lực cơ bản và quan trọng như giáo viên. Nhân lực số trong ĐH tạo ra nền tảng đào tạo số, học liệu số, thiết kế học online, thi online. 20 - 30% nhân lực của Học viện phải là nhân lực số.

Mở kịp thời những ngành học công nghệ số mới

Cũng theo nhận định của Bộ trưởng, công nghệ số thì tạo ra những nghề mới. Học viện phải tập trung vào những ngành mới và coi đây là sự khác biệt căn bản của Học viện bởi vì Học viện là ĐH duy nhất của ngành công nghệ số, là ĐH duy nhất của ngành TT&TT, là Bộ quản lý nhà nước về công nghệ số.

Trong thời đại công nghệ số, Học viện tạo nên sự khác biệt thì sẽ đi trước. Học viện là trường đã mở sớm các ngành công nghệ tài chính (fintech), an toàn thông tin (ATTT), game… “Đây là sự khác biệt. Và phải khác biệt khi mở các ngành đào tạo AI, bán dẫn. Công nghệ số có gì mới thì Học viện đào tạo ngay là rất tốt, điều này quan trọng vì tạo ra sự nhận dạng đối với xã hội, trong ngành giáo dục và đào tạo. Làm việc bình thường, giống người khác khó tạo ra thương hiệu và sự khác biệt”.

Bộ trưởng cũng lưu ý Học viện chú ý đến đào tạo kỹ năng (reskill), nhất là những nghề mới sinh ra bởi cách mạng công nghiệp bởi người Việt Nam học rất là nhanh nên reskill rất là quan trọng. “Nhu cầu về reskill rất là cao nên coi đây là thị trường mà Học viện có thể trở thành trường mạnh về đào tạo reskill, trước mắt có thể reskill thiết kế chip, bán dẫn”.

Cùng với đó Học viện quan tâm đến tiếp tục mở rộng HTQT và đạo đức trong đào tạo. Bộ trưởng mong muốn: “Học viện tìm ra con đường và kiên định đi con đường đó. Kiên định và xuyên suốt qua nhiều thế hệ. Các thế hệ làm việc với sự đam mê lớn. Muốn được như vậy phải có một khát vọng lớn, khát vọng về ĐH số 1 về công nghệ số, về TT&TT. Khát vọng về ĐH trăm năm và nhiều trăm năm”.

sinh-vien-4.jpg
sinh-vien-nuoc-ngoai-2.jpg
sinh-vien-3.jpg
giao-vien.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi với các giảng viên, sinh viên Việt Nam và quốc tế đang học tập tại Học viện.

Thay đổi căn bản cho 2 viện nghiên cứu

Trước đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết Học viện cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo bổi dưỡng đáp ứng nhu cầu thị trường; lấy đánh giá nhà tuyển dụng làm thước đo chính cho chất lượng đào tạo. Học viện cần khắt khe hơn nữa với chất lượng đào tạo, thường xuyên cập nhật chương trình học, đặc biệt phải sát với chất lượng thực tế để các thế hệ sinh viên mới được bổ sung các kỹ năng cần thiết.

thu-truong-phan-tam.jpg
Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị Học viện tập trung đổi mới cho 2 đơn vị nghiên cứu của Học viện.

Cùng với đó, Học viện chủ động tham gia xây dựng mô tả các vị trí việc làm, gắn với tập yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, từ đó điều chỉnh chương trình đào tạo của mình sát với nhu cầu của thị trường.

Đối với nghiên cứu và phát triển (R&D), Học viện nên đầu tư nhiều hơn nữa các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm ảnh hưởng quốc gia, qua đó gây dựng được định hướng lớn mạnh có thương hiệu đất nước trong lĩnh vực CĐS.

Với mục tiêu gắn kết giáo dục đào tạo với R&D cũng như mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo quốc gia, Học viện cần nghiêm túc đặt ra mục tiêu củng cố cho hai viện là Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện và viện Kinh tế Bưu điện để có sự “lột xác”. Đồng thời, quy tụ các giáo sư, tiến sĩ chất lượng để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ R&D, có tác động và ảnh hưởng đến ứng dụng, nâng cao chương trình học, R&D tại Việt Nam.

ong-tu-minh-phuong.jpg
GS.TS. Từ Minh Phương khẳng định tiếp tục đổi mới Học viện.

Với những ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phan Tâm, GS.TS. Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện đã khẳng định cán bộ, giảng viên Học viện tiếp thu nghiêm túc, triển khai cụ thể các chỉ đạo và cảm ơn các đơn vị trong Bộ đã đồng hành cùng Học viện.

PTIT trong nhóm đầu về đào tạo ICT

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT cho biết số lượng học viên, sinh viên của PTIT trong năm 2023 là xấp xỉ 25.000, trong đó 22.000 sinh viên chính quy, 3000 sinh viên phi chính quy (từ xa, vừa làm vừa học), 400 thạc sỹ, 90 nghiên cứu sinh (NCS). Học viện đang tổ chức đào tạo 17 ngành/chương trình đào tạo trình độ ĐH thuộc 03 lĩnh vực lớn kỹ thuật - công nghệ; báo chí truyền thông và kinh tế.

ong-dang-hoai-bac.jpg
Giám đốc Học viện Đặng Hoài Bắc: PTIT hiện đang nằm trong nhóm đầu về đào tạo ICT.

Chất lượng đào tạo của PTIT hiện đang nằm trong nhóm đầu về đào tạo ICT (thể hiện qua điểm tuyển sinh đầu vào và đánh giá của nhà tuyển dụng). PTIT là trường đầu tiên mở các ngành đào tạo mới: ATTT, công nghệ đa phương tiện, truyền thông Đa phương tiện, báo chí số, thiết kế và phát triển game… Học viện có nhiều hệ đào tạo chất lượng cao, tiên tiến, đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết doanh nghiệp, liên kết quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá giỏi trở lên chiếm 85%, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng đạt trên 95% đối với khối kỹ thuật và trên 92% với các khối còn lại.

Về công tác nghiên cứu khoa học, PTIT luôn là trường đại học hàng đầu thực hiện các nhiệm vụ KHCN các cấp (nhà nước, cấp bộ, cấp địa phương) trong lĩnh vực ICT. Trong giai đoạn 2020 - 2023, cán bộ giảng viên Học viện chủ trì 10 đề tài cấp Nhà nước, 92 đề tài cấp Bộ và địa phương, 940 đề tài nội bộ. Năm 2023, Học viện đã có hơn 500 bài báo được công bố, trong đó có 134 bài thuộc danh mục uy tín ISI/Scopus.

Về công tác CĐS, Học viện đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động CĐS xây dựng hình mẫu về “ĐH số” trong các trường ĐH Việt Nam. Sau 03 năm phát triển, Học viện đã cơ bản hoàn thành xây dựng một mô hình “ĐH số” - “Quốc gia số thu nhỏ” và hình thành một số nền tảng quan trọng như Tuyển sinh/nhập học số (PTIT Admission), Nền tảng Kết nối đa tác nhân (PTIT Slink), Thực hành số (D-Lab cho khối ngành CNTT, ATTT, nền tảng mô phỏng cho Thiết kế điện tử), Nền tảng quản lý văn bằng chứng chỉ sử dụng blockchain (PTIT Diploma).

Học viện đã và đang xây dựng hệ thống học liệu số đa dạng. Nhờ các kết quả thiết thực về chuyển đổi số, Học viện đã được Chính phủ, Bộ GD&ĐT ghi nhận, tặng Bằng khen về thành tích CĐS. Hơn 60 trường ĐH/cao đẳng đã đến tìm hiểu kinh nghiệm CĐS, nhiều trường trong số đó đã nhận chuyển giao và sử dụng nền tảng ĐH số của Học viện.

Năm 2024, Học viện tuyển sinh 7.875 học viên/sinh viên, trong đó có 5200 sinh viên đại học chính qui; chỉ tiêu các hệ tiên tiến, đặc thù tăng 200%, đào tạo Elearning tăng 80%; Hoàn thành kiểm định trong nước đối với 100% chương trình đào tạo. Xây dựng hồ sơ kiểm định quốc tế cho 6 ngành; Mở mới 03 chương trình đào tạo (CNTT Việt - Nhật, thiết kế vi mạch, Thiết kế và phát triển game). Tăng giá trị học bổng thu hút sinh viên xuất sắc, mức cao nhất đạt giá trị 500 triệu đồng/sinh viên.

Về nghiên cứu khoa học, số công bố quốc tế tăng 30% so với 2023. Về HTQT, Học viện sẽ tăng 50% số lượng sinh viên quốc tế học tập Học viện; Tăng 50% số lượng sinh viên các hệ liên kết quốc tế; Tham gia mạng lưới ĐH Á - Âu, hình thành thêm các đại diện của Học viện tại 03 - 05 quốc gia (Úc, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Lào).

trong-cay-19032024.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phan Tâm và các đại biểu trồng cây tại Học viện./.
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hà Nội tiếp cận khác biệt để trở thành đô thị thông minh của châu Á
    Thủ đô Hà Nội đã chọn được cách tiếp cận khác hướng đến phát triển bền vững và hiệu quả phục vụ, hạnh phúc của người dân. Điều này có thể thấy qua những thành tựu lớn mà Hà Nội đã đạt được.
  • Khai thác thế mạnh của kinh tế truyền thông trong hoạt động xuất bản
    Ngày nay, kinh tế truyền thông trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế quốc gia, được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển.
  • Riversong gia nhập thị trường Việt Nam
    Riversong, thương hiệu công nghệ với các danh mục sản phẩm như đồng hồ thông minh, thiết bị thông minh, phụ kiện điện thoại và thiết bị nhà thông minh (smart home) đã công bố gia nhập thị trường Việt Nam thông qua hợp tác chiến lược với nhà phân phối PHTD.
  • Cảnh báo lừa đảo khi mua vé chương trình ca nhạc, hòa nhạc
    Theo “Điểm tin tuần” về lừa đảo trực tuyến của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, tuần qua (25/11 - 1/12/2024), việc nhiều người hâm mộ không thể đăng ký mua được vé chương trình ca nhạc đã bị các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, khiến nhiều người bị mất tiền.
  • Biến chuồng bò thành bungalow làm du lịch cộng đồng
    Trưởng thôn Lô Lô Chải Sình Dỉ Gai là người đầu tiên đưa chuồng trâu, chuồng bò ra khỏi bản làng để đảm bảo vệ sinh môi trường, từ đó có không gian để làm du lịch cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
PTIT kịp thời mở những ngành học công nghệ số mới để tạo sự khác biệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO