Tài nguyên IPv6 tại Việt Nam sẵn sàng để phát triển 4G/LTE, 5G và IoT

Lan Phương| 25/03/2019 21:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Trước xu hướng phát triển công nghệ mới 5G, IoT, chính phủ điện tử và thành phố thông minh, việc chuyển đổi sử dụng IPv6, địa chỉ Internet thế hệ mới là thiết yếu bởi IPv6 là công nghệ tối ưu cho cơ sở hạ tầng đám mây, IoT và 5G.

IPv6 - tài nguyên Internet thiết yếu để phát triển mạng di động 4G/LTE, 5G và IoT

IPv6 là giao thức mặc định trong mạng 4G/LTE, 5G. Bên cạnh số lượng địa chỉ khổng lồ, thiết kế của IPv6 cho phép mã hoá kết nối đầu cuối - đầu cuối, định tuyến linh hoạt, loại bỏ hoàn toàn công nghệ biên dịch (NAT).

Theo đó, trong mạng di động thế hệ mới 4G/LTE, 5G, giao thức IPv6 hỗ trợ hoạt động mạng lưới, dịch vụ tốt hơn, đơn giản kiến trúc mạng, cho phép trải nghiệm tới người dùng tốt hơn và hỗ trợ mạng lưới bảo mật nhiều lớp.

Thực tiễn 4 nhà mạng hàng đầu của Mỹ là AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon khi thực hiện các nghiên cứu đo đạc so sánh hiệu suất tương đối giữa IPv6 và IPv4, thời gian tải trang khi sử dụng IPv6 giảm hơn 10%.

Hiện tại, các nhà mạng lớn trên thế giới đã triển khai mặc định IPv6 cho mạng di động 4G/LTE, 5G. Một số nhà mạng bắt đầu thực hiện quá trình gỡ bỏ hoạt động IPv4 khỏi mạng lưới và trung tâm dữ liệu, hướng đến sử dụng thuần IPv6 (native IPv6) để giảm độ phức tạp và chi phí quản lý.

Theo thống kê từ ngày công bố IPv6 trên thế giới (World IPv6 Launch) ngày 6/6/2012 đến nay, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của các nhà mạng lớn trên thế giới hiện đều vượt ngưỡng 50% (các nhà mạng của Mỹ là T-Mobile đạt 93,36%, Verizon Wireless đạt 86,05%; AT&T Wireless đạt 72,75%; Comcast đạt 68,50%; nhà mạng của Ấn Độ là Reliance Jio đạt 90,16%; …).

Nếu 5G được coi là chìa khoá để tiến tới thế giới Internet vạn vật (IoT) bền vững thì việc triển khai IoT không thể tách rời ứng dụng IPv6. Hiện tại, triển khai IoT còn gặp nhiều thách thức như về nguồn năng lượng thấp của các thiết bị, vấn đề truyền tải, nâng cao hiệu suất sử dụng và lỗ hỗng về an toàn an ninh mạng. Bên cạnh đó là sự khác biệt của các chuẩn giao thức trong mạng IoT khiến các thiết bị sử dụng chuẩn giao thức khác nhau không giao tiếp được với nhau.

Để giải quyết vấn đề này, Tổ chức tiêu chuẩn hóa Internet (Internet Engineering Task Force - IETF) đã công bố một số tiêu chuẩn khuyến nghị ứng dụng IPv6 cho IoT nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài của IoT như 6LoWPAN (IPv6 over Low power Wireless Personal Area Networks); LPWAN (IPv6 over Low Power WAN); IPv6 over Bluetooth Smart; IPv6 Operation over Lora, LoRaWAN, Sigfox, NB-IoT; ZigBee IP, ZigBee Smart, Energy IP Stack,…

Tại kỳ họp thường niên lần thứ 47 diễn ra tháng 2/2019 của Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), tổ chức này đã chính thức giảm một nửa kích thước vùng IPv4 tối đa cấp mới. Điều này cho thấy mức độ cạn kiệt địa chỉ IPv4 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã bước sang giai đoạn mới.

Trong khi đó, theo thống kê của Google tính đến tháng 2/2019, tỷ lệ triển khai IPv6 toàn cầu đã đạt hơn 26,68% với hơn 49 quốc gia đạt tỷ lệ ứng dụng IPv6 hơn 5% và 24 quốc gia hơn 15%.

Việc chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc ứng dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 được đánh giá là “lỗi thời” trong thời đại Internet công nghệ mới với hai xu hướng lớn nhất là Internet vạt vật (IoT) và mạng di động 5G. Các chuyên gia đã nhận định, kỷ nguyên mới của 5G và IoT sẽ là thời kỳ bùng nổ của sự chuyển đổi IPv6.

Tài nguyên IPv6 tại Việt Nam sẵn sàng để phát triển 4G/LTE, 5G và IoT

Theo thống kê của Google, tính đến tháng 2/2019, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đã vượt trên 31% với hơn 15 triệu người sử dụng IPv6 (6,8, triệu khách hàng di động 3G/4G được hỗ trợ IPv6). Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á (sau Malaysia), xếp thứ 3 Châu Á - Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Malaysia) và xếp thứ 06 trên thế giới về tỉ lệ ứng dụng IPv6.

Với những kết quả này, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết nguồn tài nguyên IPv6 tại Việt Nam hiện đã sẵn sàng để phát triển 4G/LTE, 5G và IoT.

Đối với mảng di động, hai doanh nghiệp tiêu biểu trong triển khai IPv6 tại Việt Nam là Tập đoàn VNPT và Tập đoàn Viettel. VNPT là nhà mạng đầu tiên triển khai IPv6 cho mạng lưới 4G/LTE tại Việt Nam và đã hỗ trợ IPv6 cho 1,7 triệu khách hàng di động (tính đến tháng 2/2019). Hiện VNPT đang tiếp tục triển khai IPv6 tới toàn bộ khách hàng di động và nghiên cứu thử nghiệm mạng thuần IPv6.

Đối với Viettel, năm 2018 là năm bứt phá trong chuyển đổi IPv6 của Tập đoàn khi tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Viettel hiện đạt 40% và đã cung cấp ứng dụng IPv6 cho 6 triệu khách hàng di động. Các kết quả này khẳng định tài nguyên IPv6 tại Việt Nam sẵn sàng để phát triển 4G/LTE, 5G và IoT.

Trong hai ngày 21 - 22/3 vừa qua, Bộ TTTT đã chủ trì tổ chức Hội nghị ASEAN về phát triển mạng thông tin di động thứ 5 (5G) . Tại Hội nghị, Việt Nam bày tỏ quan điểm sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên ASEAN khác để triển khai 5G và thúc đẩy chuyển đổi số. Theo đó, trong lộ trình phát triển mạng lưới, dịch vụ, để tối ưu hoạt động dịch vụ, đón đầu các xu hướng công nghệ trong IoT và 5G, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng IPv6, nghiên cứu khả năng triển khai mạng thuần IPv6 để tối ưu hiệu quả dịch vụ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Tài nguyên IPv6 tại Việt Nam sẵn sàng để phát triển 4G/LTE, 5G và IoT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO