Đối với người dùng, 5G mang đến tốc độ kết nối vượt trội, hỗ trợ học tập và làm việc từ xa hiệu quả hơn, từ đó làm thay đổi thói quen và thời gian sử dụng data trên thiết bị di động.
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Từ Moscow đến New York và Paris, dịch vụ giao hàng tạp hóa tại nhà trong 15-30 phút nở rộ. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa dịch vụ giao hàng tạp hóa bằng cách giảm chi phí và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen thanh toán thường nhật của đại đa số người dân. Nhiều hoạt động vốn được giao dịch bằng tiền mặt trực tiếp thì nay đã chuyển sang thanh toán trực tuyến. Và đây cũng là đòn bẩy kích thích tiến trình chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng và các đơn vị trung gian thanh toán.
Theo nhận định của các chuyên gia, công nghệ chính là chìa khóa quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Mô hình kinh doanh số chính là nền tảng giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh là xu hướng tất yếu để giúp doanh nghiệp cải tiến hoạt động hậu COVID-19.
Theo đại diện Hội Quảng cáo TP. HCM, khó khăn lớn trong việc đưa tiểu thương lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đến từ việc tạo động lực để thay đổi thói quen. Tuy nhiên, Covid-19 chính là động lực đủ lớn để rất nhiều người thay đổi, vì dịch có thể làm một cửa hàng doanh thu cả chục triệu/ngày trở về con số 0.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, trong lộ trình đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Bắc Giang mong muốn nằm trong top 15 tỉnh/thành phố có chỉ số chuyển đổi số (CĐS) đứng đầu cả nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra phương hướng phát triển mới cho nền kinh tế thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bảo vệ môi trường, chống lại sự biến đổi khí hậu, tạo nên một môi trường sống xanh và sạch là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, mỗi gia đình và mỗi cá nhân cùng chung tay vì một ngôi nhà chung trong lành và tươi mát sẽ cải thiện được tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Mới đây, hệ thống Social Listening "Make in Vietnam" Reputa đã công bố báo cáo toàn cảnh thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trên MXH. Theo đó, hơn 45% người dùng cho rằng rào cản lớn nhất khi mua hàng trực tuyến là sợ "lừa đảo giao hàng sai, chất lượng tệ, hàng giả".
Thời đại Cách mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển của các công nghệ mới đã có những tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực truyền thông, sản sinh ra nhiều kênh thông tin mới bên cạnh báo chí truyền thống và thay đổi phương thức tiếp nhận tin của công chúng.
Năm 2020 là năm khởi động thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động chuyển đổi số trong cả nước.
Thời gian vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, hệ sinh thái thanh toán số đã phát huy hiệu quả tối đa trong việc thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng của một bộ phận lớn dân cư trong xã hội, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Dù là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực máy bán hàng tại Việt Nam, nhưng Kootoro khá kín tiếng. Với mục đích thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, hướng người dùng đến các phương thức thanh toán điện tử hiện đại để hòa nhập với sự phát triển của thế giới, Kootoro Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định và trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực máy bán hàng tự động thông minh.
80% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt. Vì thế, ứng dụng "Make in Viet Nam" Gutina ra đời nhằm giúp người dùng Việt Nam có thể nộp, rút hộ tiền mặt 24/7, tiết kiệm thời gian chờ cho hàng triệu người.
Mặc dù đa số các ví điện tử tại Việt Nam đều lỗ nhưng thị trường vẫn “nóng” lên từng ngày khi liên tục có các chương trình khuyến mãi, mua bán sát nhập hay thương vụ đầu tư bạc tỷ để thay đổi thói quen không dùng tiền mặt của người dân, nhất là thế hệ trẻ, đối tượng đang trở thành lực lượng chính thúc đẩy xu hướng tiêu dùng số.
Tại khu vực ASEAN, kinh tế số được dự báo sẽ đóng góp thêm 1.000 tỷ USD cho kinh tế thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn đến từ việc thay đổi thói quen khi chuyển lên môi trường số.