Không chỉ với báo in - loại hình báo chí cổ điển và yếu thế nhất, mà cả loại hình báo chí hiện đại như báo mạng điện tử cũng đang bị đe dọa bởi nhiều đối thủ cạnh tranh. Để thu hút độc giả và giữ vững vị thế cũng như vai trò tiên phong trong công tác truyền thông, báo chí đang tận dụng những ưu điểm của chính các công nghệ mới mang lại để từng bước chuyển mình, vận động phù hợp với xu hướng chuyển đổi số (CĐS).
Thực trạng các cơ quan báo chí trong thời kỳ CĐS
Có thể nói báo chí hiện nay đang vận động cùng với quá trình chuyển đổi số. Sự ra đời của các công nghệ mới cùng các nền tảng mạng xã hội (MXH) đã chi phối và làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất và tiếp cận nội dung của tòa soạn báo.
Thực trạng các cơ quan báo chí trong thời kỳ CĐS
Có thể nói báo chí hiện nay đang vận động cùng với quá trình chuyển đổi số. Sự ra đời của các công nghệ mới cùng các nền tảng mạng xã hội (MXH) đã chi phối và làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất và tiếp cận nội dung của tòa soạn báo.
Theo báo cáo của Trung tâm Báo chí quốc tế ICFJ1, tính đến năm 2019 hầu hết các khu vực trên thế giới có sự gia tăng về số lượng các tòa soạn lai (hybrid newsrooms), là các tòa soạn kết hợp giữa mô hình truyền thống và mô hình kỹ thuật số. Tỷ lệ tòa soạn xuất bản trên nền tảng website chiếm gần 50%. Riêng khu vực Đông/Đông Nam Á gần như hoàn toàn bị chi phối bởi các trang web tin tức, ở đây báo in chỉ chiếm 14%, truyền hình 9% và phát thanh 6%.
Báo cáo của ICFJ cũng cho thấy các tòa soạn trên thế giới đang sử dụng nhiều dạng thức mới để phân phối nội dung với phương tiện truyền thông xã hội chiếm ưu thế. Trong đó, Facebook, Twitter, YouTube là các MXH được ứng dụng nhiều nhất (tương ứng tới 90%, 73%, 60% các phòng tin sử dụng).
Bên cạnh việc sử dụng kênh truyền thông xã hội để đưa tin bài và bình luận, các tòa soạn còn dùng để tìm kiếm nội dung, thông tin cho bài viết, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tin tức khác), tương tác với độc giả, phát triển thương hiệu. Đồng thời có thể sử dụng các công cụ phân tích để đo lường sự quan tâm của công chúng đối với các tin bài của tòa soạn.
Đây cũng là hiện trạng chung của Việt Nam khi đa số các báo đang hoạt động theo mô hình đa loại hình báo chí với từ 2 loại hình báo chí trở lên trong đó chủ yếu là loại hình báo chí truyền thống và báo mạng điện tử. Nhiều nhất (4 loại hình) có Thông tấn xã Việt Nam, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh hay Đài PTTH và Báo Bình Phước. Các kênh MXH như Facebook, YouTube cũng đang chiếm tỷ lệ cao trong các kênh được các cơ quan báo chí (CQBC) sử dụng để phân phối nội dung. Chẳng hạn, trong số các CQBC được khảo sát, có đến 80% sử dụng nền tảng mạng xã hội Facebook để truyền tải nội dung.
Về trình độ nguồn nhân lực, đa số các tòa soạn trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều đang thiếu chuyên gia có hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ. Năm 2019, nhân lực làm CNTT chỉ chiếm trung bình khoảng 4% so với số nhân viên chính thức ở các tòa soạn báo trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 5%, trong đó chỉ một nửa số đơn vị được khảo sát có phòng/ban CNTT riêng và đa số các báo chỉ có từ 1-2 cán bộ chuyên trách về CNTT. Một số báo điện tử lớn như Báo Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Dân trí có từ 8 - 10 người, riêng VnExpress có 50 người và TTXVN có Trung tâm kỹ thuật gồm hơn 100 kỹ sư, nhưng so với số lượng nhân viên chính thức của các báo, những con số này cũng chỉ chiếm 10% hoặc ít hơn. Với đội ngũ kỹ thuật mỏng như vậy, hầu hết các tòa soạn báo đều đang phải thuê ngoài nguồn lực làm CNTT.
Những vẫn đề thách thức đối với các cơ quan báo chí
Thách thức từ “sự phẳng hóa” thông tin
Xã hội thông tin đang ngày càng “phẳng hóa”. Nếu như trước kia thông tin đến với công chúng chỉ từ một vài nguồn là các CQBC chính thống thì hiện nay người dân có thể tiếp nhận thông tin từ vô số nguồn khác nhau. Điều này khiến tầm ảnh hưởng của thông tin từ các CQBC tới người dân bị suy giảm. Cụ thể:
Tốc độ đưa tin thua kém mạng xã hội
Trên “mặt phẳng” thông tin, mỗi người dân được coi là một “nhà báo công dân”. Nói như vậy bởi các trang MXH hiện nay đang cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video, đồng thời thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực.
Người dân lúc này không chỉ là đối tượng tiếp nhận thông tin mà còn là nguồn lực phát hiện vấn đề và sáng tạo nội dung. Họ có thể ngay lập tức phát hiện, đăng tải thông tin về chính những sự kiện đang diễn ra xung quanh họ, ở từng khu phố, từng con ngõ nhỏ, những ngóc ngách mà các CQBC với nguồn nhân lực hạn chế khó có thể phát hiện ra. Vì vậy mà các CQBC cũng đang dần mất đi vai trò tiên phong trong công tác đưa tin.
Trên thế giới tính đến tháng 4/2019, MXH phổ biến nhất là Facebook - MXH đầu tiên vượt qua 1 tỷ tài khoản đăng ký và hiện đang có 2,32 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Sau Facebook là YouTube với 1,9 tỷ người dùng hàng tháng. Riêng ở Việt Nam có hơn 300 MXH đã đăng ký hoạt động trong đó có 20 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook mỗi ngày, trung bình mỗi người dành 2,5 giờ/ngày để vào mạng2.
Một trong những điểm nổi bật của MXH là tính kết nối và chia sẻ rất mạnh mẽ, dẫn tới khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng và không có kiểm soát. Số lượng người dùng lớn, tin bài nhiều đã thu hút phần lớn người đọc tìm đến thông tin trên mạng truyền thông xã hội hơn là truy cập vào các trang báo chính thống.
Hình thức trình bày thiếu sinh động, hấp dẫn
Sức hấp dẫn của tin tức, ngoài nội dung phong phú, mang lại cho công chúng một lượng thông tin mới, nóng hổi và đi vào đúng những vấn đề thiết thực nhất mà công chúng đang quan tâm, thì hình thức thể hiện cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến cảm quan của công chúng.
Trong xu hướng chuyển đổi số, nhiều hình thức thể hiện tin tức đã ra đời. Các công nghệ mới đang phát triển như AR, VR, ảnh 360, video 360,... đã tạo ra những sản phẩm tin tức độc đáo, hấp dẫn người xem. Những hình thức này đang khá phổ biến trên các trang mạng xã hội, kênh YouTube,... do đó công chúng có nhiều cơ hội, nhiều lựa chọn để tiếp cận thông tin. Điều này có thể khiến báo chí mất dần độc giả của mình, đặc biệt là độc giả trẻ tuổi - những người quan tâm và có cơ hội tiếp xúc với các công nghệ hiện đại.
Vấn nạn tin giả
Do có quá nhiều nguồn tin khác nhau nên thông tin trên mạng thường đan xen tin giả, tin thật. Vì phải chạy đua theo thời gian để cập nhật nhanh chóng thông tin, các phóng viên, biên tập viên không có nhiều thời gian và điều kiện để kiểm chứng nên thông tin có thể bị lọt, góp phần phát tán tin giả lên mặt báo, làm giảm uy tín của báo chí chính thống và dần đánh mất niềm tin của công chúng.
Bản thân tin tức giả thường là những câu chuyện gây sốc, hấp dẫn đánh mạnh vào trí tưởng tượng, tò mò của công chúng. Trong khi tỷ lệ công chúng “thông hiểu truyền thông” còn thấp, đa phần hiếu kỳ, ngây thơ, cả tin, rất dễ bị lừa nên luôn tin vào những tin tức mà mình đọc được. Vì vậy, tin tức giả dễ lan truyền và được một bộ phận đông đảo công chúng đón nhận và tiếp tục phân tán.
Chẳng hạn, theo nghiên cứu từ BuzzFeed News, 20 tin giả hàng đầu về cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 nhận được nhiều sự quan tâm trên Facebook hơn sovới 20 tin bài hàng đầu về cuộc bầu cử từ 19 hãng truyền thông 3.
Đặc biệt, việc sử dụng các công cụ công nghệ mới cũng giúp tin giả phát tán và lan truyền nhanh chóng trên diện rộng. Các trang web phát tán tin giả sử dụng tài khoản do bot kiểm soát thường được lưu trữ ẩn danh, khiến việc truy tìm thủ phạm trở nên vô cùng khó khăn. Các mô hình AI hỗ trợ viết văn bản và sản xuất video có thể được sử dụng để phát tán nhanh chóng nội dung giả mạo.
Vấn đề bản quyền
Vấn đề bản quyền trong sáng tạo tác phẩm báo chí không phải là vấn đề mới, tuy nhiên trong bối cảnh của môi trường số như hiện nay, các hành vi vi phạm càng có điều kiện nở rộ. Các tác phẩm báo chí, đặc biệt là ảnh báo chí dễ dàng bị sao chép và phát tán nhanh chóng mà không xin phép tác giả, không ghi rõ nguồn hay tên tác giả. Thủ đoạn tinh vi hơn là các tin, bài bị báo khác lấy lại, rồi thêm bớt, xào xáo nội dung để đăng lên báo của mình, nhất là các tin nhanh, tin sự kiện thường có nội dung “na ná” nhau. Thậm chí trên các trang web còn cho phép dễ dàng chỉnh sửa thời gian phát hành để đánh lừa độc giả.
Mặc dù đã có những quy định xử lý vi phạm bản quyền tác giả trong Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định của Chính phủ, tuy nhiên những hành vi vi phạm này rất khó kiểm soát vì không gian mạng quá rộng và tốc độ lan truyền quá nhanh.
Thách thức từ thói quen tiếp nhận thông tin và tương tác của độc giả
Sự phát triển của xã hội thông tin cũng như các công cụ công nghệ mới đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng. Công chúng hiện nay chủ yếu xem thông tin qua các thiết bị di động và thường thích các tin ngắn cô đọng, súc tích, nhiều hình ảnh, video sinh động hơn là các bài viết nhiều chữ. Họ không có nhiều thời gian để đọc các bài viết dài trừ khi đó thực sự là một vấn đề đáng quan tâm. Trong khi đó, thông tin trên báo chí tuyên truyền thường khô khan, giáo điều, nghèo nàn về hình thức, kém hấp dẫn với người đọc. Vì vậy mà công chúng đang dần bị hút về phía các kênh MXH với nội dung gần gũi, phong phú và đặc sắc hơn.
Công chúng hiện nay cũng thường xuyên có thói quen tương tác và tiếp nhận thông tin mới trên các kênh MXH, thông qua các chức năng đăng bài, bình luận, nhắn tin, chia sẻ,... Điều này giúp cho các kênh MXH nhanh chóng “hiểu” khách hàng của mình hơn và bằng những thuật toán thông minh hiểu được khách hàng của mình cần gì, thích gì để đưa ra những khuyến nghị phù hợp.
Ngược lại, báo chí chính thống chưa thực sự tiếp cận tốt với độc giả của mình. So với báo in, phát thanh và truyền hình, thì báo mạng điện tử là loại hình báo chí có điều kiện tương tác cao nhất với độc giả nhờ hoạt động trên môi trường mạng. Tuy nhiên, các cơ chế tương tác trên báo mạng điện tử đến nay vẫn còn hạn chế. Bản thân các cơ quan báo chí cũng đang phải tận dụng chính ưu thế của truyền thông xã hội như lập các Fanpage, kênh Zalo để chuyển tải nội dung thông tin bài viết và tiếp nhận thông tin phản hồi của độc giả trên môi trường đó. Nhưng báo chí vẫn đang thua kém MXH về khả năng “hiểu” công chúng của mình vì chưa ứng dụng các công nghệ thông minh như MXH.
Bên cạnh đó, nhiều bài viết chưa thực sự truyền tải được nội dung và tác động sâu sắc đến công chúng do năng lực tiếp nhận thông tin của người dân có sự khác nhau giữa các vùng miền, địa phương, chưa kể trình độ văn hóa, tri thức của mỗi người cũng khác nhau. Điều này làm giảm hiệu lực và hiệu quả tác động của báo chí chính thống.
Có thể thấy những thách thức từ sự phẳng hóa thông tin cùng thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả xuất phát từ chính quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, với sự ra đời, phát triển và ứng dụng của nhiều công nghệ mới.
Để giải quyết những khó khăn, thách thức nói trên, các CQBC đã và đang có sự vận động, thay đổi theo hướng tìm đến và ứng dụng công nghệ mới nhằm đáp ứng kịp thời với môi trường truyền dẫn thông tin hiện đại.
Ứng dụng các công nghệ mới trong báo chí
Nghiên cứu hoạt động và định hướng của các CQBC trong và ngoài nước4 cho thấy các CQBC đều đang hướng tới ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí.
Ứng dụng công nghệ trong phát hiện đề tài, thu thập và xử lý thông tin
Một số CQBC trên thế giới đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi sự kiện, trích xuất thông tin và xác định xu hướng. Cụ thể, các thuật toán học máy (ML) có thể hỗ trợ các nhà báo trong việc sàng lọc, khám phá nội dung từ các nguồn thông tin khác nhau; công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) giúp phân tích thái độ, cảm xúc của người dùng, các công nghệ nhận dạng hình ảnh giúp phân tích giới tính, tuổi, trạng thái của nhân vật,...
Juicer của BBC là một API tổng hợp tin tức và trích xuất nội dung. Công cụ này theo dõi các kênh thông tin RSS của 850 hãng tin tức toàn cầu, tổng hợp và trích xuất các bài báo từ BBC và các nguồn bên ngoài5. Sau đó nó tự động phân tích, gán thẻ tag cho các bài viết rồi phân chia theo 04 danh mục: tổ chức, địa điểm, con người và sự vật. Do đó, nếu một nhà báo đang tìm kiếm những câu chuyện mới nhất về một nhân vật nổi tiếng hoặc những bài báo liên quan đến các công ty hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, Juicer sẽ nhanh chóng tìm kiếm trên web và cung cấp một danh sách các nội dung liên quan.
Các công nghệ phát hiện, nhận dạng hình ảnh cũng được sử dụng ở khâu này. Chẳng hạn, tờ NewYork Times đã sử dụng Rekognition API của Amazon để nhận dạng các nghị sĩ quốc hội trong các bức ảnh. Các bức ảnh được phóng viên chụp gửi về sẽ được gửi trả lại phiên bản mới có chú thích tên thành viên quốc hội cùng với mức độ tự tin (confidence) của kết quả nhận dạng.
Ứng dụng công nghệ trong sáng tạo tác phẩm báo chí
Nhằm gia tăng tốc độ sản xuất tin bài, các tòa soạn báo đã ứng dụng công nghệ AI để tự động viết các tin mang tính thường xuyên, lặp lại, để các nhà báo có thể tập trung vào các bài viết chuyên sâu hơn. Chẳng hạn, phần mềm Heliograf (The Washington Post) đưa tin về các sự kiện thể thao và hoạt động tranh cử; RADAR (Press Association, 2017) có khả năng thu thập dữ liệu và tự động viết 30.000 bài báo địa phương/tháng; SALCO (BBC) viết 689 tin/ đêm về cuộc bầu cử năm 2019;...
Nghiên cứu RADAR cho thấy, hệ thống này dựa trên công cụ phần mềm NLG và đầu vào được cấp phát từ dữ liệu mở như London Datastore. Các nhà báo sẽ viết các mẫu văn bản, các mẫu này sau đó được mã hóa và tự động điều chỉnh thông tin của văn bản theo các vị trí địa lý được xác định trong dữ liệu.
Bên cạnh đó, ứng dụng chuyển văn bản thành giọng nói (Text to Speech) của công nghệ AI cũng đang là xu hướng của các tòa soạn khi cho phép tự động chuyển các tin bài dưới dạng văn bản thành tập tin âm thanh để đọc bài đó lên giống như báo nói. Giải pháp này rất hữu ích cho các đối tượng công chúng là người già, người khiếm thị, người lái xe hoặc những người không có nhiều thời gian để đọc báo.
Nhằm tăng tính hấp dẫn của tin bài, một số CQBC trên thế giới đã ứng dụng các công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Các công nghệ này, với khả năng mô phỏng thông tin thông qua không gian 3 chiều, giúp thông tin sinh động, dễ hiểu hơn và tăng cường trải nghiệm cho công chúng. Các công nghệ này chủ yếu được các CQBC lớn như BBC, CNN, New York Time, TIME, Frontline,... sử dụng để đưa tin về các sự kiện thời sự, chính trị, các vấn đề mang tính toàn cầu hay các bài báo về khoa học, du lịch, khám phá,... Tuy nhiên, đến nay hai công nghệ này vẫn chưa thực sự phổ biến trong báo chí do việc phát triển phần mềm khá phức tạp, tốn nhiều thời gian và đòi hỏi cao về chất lượng đường truyền Internet.
Ứng dụng công nghệ trong biên tập và kiểm duyệt nội dung
Để xác thực nguồn gốc và kiểm chứng thông tin, AI và Blockchain (chuỗi khối) là hai công nghệ đang được ứng dụng, thử nghiệm tại các tòa soạn.
Một số công cụ kiểm chứng nổi tiếng trên thế giới như Full Fact (UK), Chequeabot (Argentina), PolitiFact (Hoa Kỳ),... đã dựa trên các công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy để xác định các phát ngôn trong truyền thông và khớp chúng với cơ sở dữ liệu của các fact-check hiện có để kiểm tra tính chính xác của thông tin. Chẳng hạn, Chequeabot sử dụng các công cụ lập trình như Freeling (trường Đại học Polytechnic của Catalonia), Nltk và Gensim để trích xuất văn bản, phân tích câu và dự đoán dựa trên học máy. Từ tháng 1/2019, Chequeado bắt đầu chia sẻ code của Chequeabot trên GitHub6. Do đó, mọi người đều có thể sử dụng công nghệ này trong tòa soạn của họ.
Công nghệ Blockchain cũng đang được một số hãng tin như New York Times, Forbes, AP thử nghiệm để xác thực nội dung7. Công nghệ này giúp lưu trữ dữ liệu dạng metadata bao gồm thời gian và địa điểm chụp ảnh, quay video, đăng bài, người thực hiện hành động, phương thức thực hiện cũng như thời điểm thông tin được chỉnh sửa và xuất bản,... Qua đó minh bạch thông tin về quyền tác giả, sự công nhận, từ đó tăng sự tin tưởng của độc giả và thúc đẩy năng lực của các nhà báo chân chính.
Ứng dụng công nghệ trong phân phối nội dung và đánh giá phản hồi
Để đến gần hơn với độc giả, các tòa soạn sử dụng các công cụ chatbot và cá nhân hóa thông tin.
Chatbot của The Guardian
Với các thông tin phản hồi từ công chúng, các CQBC sử dụng học máy để kiểm soát các bình luận dựa trên các thuật ngữ chính để phân biệt bình luận là tốt hay xấu, sau đó gửi cảnh báo đến người điều hành. AI có khả năng theo dõi và phân tích thái độ, hành vi của người dùng thông qua các “dấu vết” mà người dùng để lại các trang MXH như các dòng trạng thái, các bình luận, đánh giá, chia sẻ,... Tính năng này giúp các tòa soạn hiểu hơn công chúng của mình và suy nghĩ, nhận xét của họ về nội dung bài viết, qua đó có những hành động để nâng cao chất lượng sản xuất tin bài.
Ví dụ, phần bình luận của Thời báo New York thường được kiểm duyệt bởi một nhóm 14 người chịu trách nhiệm xem xét thủ công hơn 11 nghìn bình luận mỗi ngày9. Tòa soạn này đã thử nghiệm giải pháp AI để có thể chuyển đổi việc kiểm tài chính. Nguồn nhân lực, như đã phân tích ở trên, hiện các CQBC đang thiếu chuyên gia công nghệ.
Còn về tài chính, để có thể đầu tư bàibản, lâu dài cho các dự án công nghệ mang tính chiến lược cần có nguồn kinh phí nhất định cho trang bị cơ sở hạ tầng, kinh phí hợp tác, thuê ngoài hoặc đào tạo nguồn nội lực làm công nghệ. Tuy nhiên, không phải CQBC nào cũng có thể đáp ứng được, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhiều CQBC đang dần phải chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính. Kể cả những tờ báo tuyên truyền có chức năng nhiệm vụ đặc thù vẫn được cấp ngân sách Nhà nước cũng không thể sớm triển khai trong ngày một ngày hai.
Do đó, nhóm tác giả đề xuất cần xây dựng một nền tảng công nghệ dùng chung cho các CQBC. Việc trang bị một nền tảng chung tích hợp các công nghệ có thể giúp giải quyết khó khăn về nguồn lực cho các CQBC. Nền tảng công nghệ này, với sự đầu tư và giám sát của cơ quan quản lý báo chí, sẽ giúp kết nối giữa các cơ quan báo chí và các công ty công nghệ, đồng thời cũng là nền tảng chung cho các CQBC có thể hợp tác, chia sẻ nội dung với nhau.
Trên nền tảng này, có thể tích hợp các công nghệ AI, Blockchain để tham gia giải quyết các bài toán mà báo chí Việt Nam đang gặp phải, học hỏi theo kinh nghiệm giải quyết thách thức của các CQBC nước ngoài.
Việc tích hợp ứng dụng của các công nghệ AI là hoàn toàn khả thi bởi ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu và ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu lớn như đề tài nghiên cứu
Chatbot của The Guardian (Anh) cho phép người dùng chọn phiên bản US, UK và Úc của Guardian News, chọn khoảng thời gian, nó sẽ lựa chọn và gửi các bài phóng sự hàng ngày thông qua Facebook Messenger8. Nếu người dùng chỉ muốn nắm bắt, theo dõi các tiêu đề và tin tức thể thao, hay đọc các tin tức khoa học và xu hướng công nghệ, họ có thể bổ sung thông tin đó vào, khi đó giao diện chatbot sẽ trả lời tin nhắn với nội dung liên quan đến truy vấn của người dùng.
Bên cạnh đó, AI cũng cho phép xây dựng các hệ thống khuyến nghị trong báo chí. Các hệ thống khuyến nghị thúc đẩy quá trình marketing và cá nhân hóa để đưa các bài viết đến gần với công chúng mục tiêu. Hệ thống cá nhân hóa sử dụng dữ liệu thời gian thực để khuyến nghị bài viết tới người dùng dựa trên các yếu tố khác nhau. Các ứng dụng tin tức của Trung Quốc như Jinri Toutiao, Qutoutiao và Kuaibao được sử dụng rộng rãi để cung cấp tin tức cá nhân hóa từ nhiều nhà cung cấp tin tức khác nhau.
Với các thông tin phản hồi từ công chúng, các CQBC sử dụng học máy để kiểm soát các bình luận dựa trên các thuật ngữ chính để phân biệt bình luận là tốt hay xấu, sau đó gửi cảnh báo đến người điều hành. AI có khả năng theo dõi và phân tích thái độ, hành vi của người dùng thông qua các “dấu vết” mà người dùng để lại các trang MXH như các dòng trạng thái, các bình luận, đánh giá, chia sẻ,... Tính năng này giúp các tòa soạn hiểu hơn công chúng của mình và suy nghĩ, nhận xét của họ về nội dung bài viết, qua đó có những hành động để nâng cao chất lượng sản xuất tin bài.
Ví dụ, phần bình luận của Thời báo New York thường được kiểm duyệt bởi một nhóm 14 người chịu trách nhiệm xem xét thủ công hơn 11.000 bình luận mỗi ngày9. Tòa soạn này đã thử nghiệm giải pháp AI để có thể chuyển đổi việc kiểm duyệt bình luận và mở rộng tính năng bình luận cho nhiều bài viết hơn, hy vọng vừa có thể tiết kiệm chi phí đi lại vừa mang đến các cuộc trò chuyện hấp dẫn hơn cho độc giả.
Khuyến nghị cho các cơ quan báo chí Việt Nam
Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ VR, AR ở các CQBC mới chỉ có một vài thử nghiệm mang tính thăm dò do một số rào cản về kinh phí, nhân lực và kỹ thuật; và cũng chỉ dừng lại ở việc ứng dụng kỹ thuật video 360 độ. Về công nghệ AI, các báo điện tử như báo Lao động, Dân trí, Tài nguyên và Môi trường,... đã ứng dụng công nghệ TTS trong một số bài báo bằng văn bản của mình. Ngoài ra, TTXVN đã phối hợp cùng các đối tác công nghệ nghiên cứu thử nghiệm hệ thống soát lỗi chính tả và hệ thống dịch thuật tự động có hỗ trợ bằng AI. Từ cuối năm 2019, TTXVN đã thử nghiệm công cụ speech-to-text để hỗ trợ phóng viên gỡ băng phỏng vấn.
Như vậy việc ứng dụng các công nghệ mới trong các CQBC ở nước ta còn khá khiêm tốn và chưa mang tính hệ thống. Sự hạn chế này là do khó khăn về nguồn nhân lực và tài chính. Nguồn nhân lực, như đã phân tích ở trên, hiện các CQBC đang thiếu chuyên gia công nghệ.
Còn về tài chính, để có thể đầu tư bài bản, lâu dài cho các dự án công nghệ mangtính chiến lược cần có nguồn kinh phí nhất định cho trang bị cơ sở hạ tầng, kinh phí hợp tác, thuê ngoài hoặc đào tạo nguồn nội lực làm công nghệ. Tuy nhiên, không phải CQBC nào cũng có thể đáp ứng được, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhiều CQBC đang dần phải chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính. Kể cả những tờ báo tuyên truyền có chức năng nhiệm vụ đặc thù vẫn được cấp ngân sách Nhà nước cũng không thể sớm triển khai trong ngày một ngày hai.
Do đó, nhóm tác giả đề xuất cần xây dựng một nền tảng công nghệ dùng chung cho các CQBC. Việc trang bị một nền tảng chung tích hợp các công nghệ có thể giúp giải quyết khó khăn về nguồn lực cho các CQBC. Nền tảng công nghệ này, với sự đầu tư và giám sát của cơ quan quản lý báo chí, sẽ giúp kết nối giữa các cơ quan báo chí và các công ty công nghệ, đồng thời cũng là nền tảng chung cho các CQBC có thể hợp tác, chia sẻ nội dung với nhau.
Trên nền tảng này, có thể tích hợp các công nghệ AI, Blockchain để tham gia giải quyết các bài toán mà báo chí Việt Nam đang gặp phải, học hỏi theo kinh nghiệm giải quyết thách thức của các CQBC nước ngoài.
Việc tích hợp ứng dụng của các công nghệ AI là hoàn toàn khả thi bởi ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu và ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu lớn như đề tài nghiên cứu cấp Bộ về phân loại thông tin phản ánh của người dân, giải pháp ứng dụng AI phân tích nội dung trên mạng xã hội của Viettel, VNPT nhằm phân tích dữ liệu nội dung như các cuộc hội thoại, trao đổi, bình luận trên MXH, các bài viết trên báo, trang tin điện tử để từ đó tìm ra xu hướng thông tin và thống kê các vấn đề quan tâm. Về công nghệ Blockchain, khoảng vài năm trở lại đây cũng đã có một số doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam bắt đầu quan tâm, nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm; và hiện nay đang được ứng dụng trong các lĩnh vực như: dịch vụ tài chính, quản lý chuỗi cung ứng,...
Theo đó, dựa trên thực tế, các cơ quan quản lý báo chí cần xây dựng và thử nghiệm mô hình nền tảng công nghệ dùng chung để triển khai cho một vài đơn vị báo chí và đánh giá sâu sắc trước khi nhân rộng mô hình ứng dụng. Đối với mỗi tòa soạn, cần lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực, tái đào tạo hàng năm để nguồn nhân lực luôn được cập nhật những công nghệ mới từ đó tạo ra động lực áp dụng vào công việc để tăng hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
[1]. ICFJ(2019),TheStateofTechnologyinGlobalNewsrooms,FinalReport.
[2]. https://andrews.edu.vn/bao-cao-digital-marketing-viet-nam-2019/
[3]. https://www.buzzfeednews.com/article/craigsilverman/viral-fake-election-news- outperformed-real-news-on-facebook
[4]. Với báo chí nước ngoài: nghiên cứu các tài liệu, báo cáo (với 02 báo cáo chính từ Trung tâm Báo chí quốc tế ICFJ năm 2019 và của Viện Reuters, ĐH Oxford năm 2020) và khảo sát trên các kênh, tin bài báo chí.
Với báo chí trong nước: Bên cạnh việc nghiên cứu tài liệu, khảo sát các kênh, tin bài báo chí, nhóm nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn sâu 2 chuyên gia trong lĩnh vực báo chí và phỏng vấn Anket 24 CQBC VN.
[5]. Corinna Underwood (2019), Automated Journalism - AI Applications at New York Times, Reuters,and Other Media Giants, https://emerj.com.
[6]. https://github.com/chequeado/chequeabot/tree/master/claims_prediction
[7]. Mattias Erkkila (2018), What use is blockchain for journalism?, Department of Media and Communication, The London School of Economics and Political Science.
[8]. Corinna Underwood (2019), Automated Journalism - AI Applications at New York Times,
[9]. Corinna Underwood (2019), Automated Journalism - AI Applications at New York Times, Reuters,and Other Media Giants, https://emerj.com.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 1 tháng 1/2021)