The Telegraph ứng dụng AI tiếp cận và mở rộng người đăng ký trả phí

Tâm An| 14/04/2021 10:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Với một lượng tương tác và người theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội, tuy nhiên, một thách thức lớn đặt ra đối với tờ The Telegraph là làm thế nào để biến sự tương tác trên mạng xã hội này thành các đăng ký trả phí thực sự.

The Daily Telegraph hay còn gọi được gọi đơn giản là The Telegraph, là một thương hiệu báo quốc gia của Anh thành lập vào năm 1855, được phát hành trên khắp Vương quốc Anh và cả quốc tế. Đây cũng là tờ báo châu Âu đầu tiên phát triển trang web vào năm 1994 và luôn ổn định trong việc áp dụng các nền tảng và công nghệ mới. Chỉ tính riêng trên thiết bị di động, tờ báo này hiện thu hút hơn 15 triệu người dùng mỗi tháng.

Năm 2019, trong quá trình điều chỉnh chiến lược chuyển đổi số đồng thời đảm bảo các dòng doanh thu trong tương lai, The Telegraph đã chuyển sang tập trung ưu tiên vào người đăng ký, với mục tiêu đặt ra là đạt 10 triệu người đăng ký và một triệu người đăng ký trả phí vào năm 2023.

The Telegraph hiện có 16 triệu người theo dõi trên tất cả các nền tảng mạng xã hội, với Facebook và Twitter là hai nền tảng chủ lực hàng đầu, trong khi Instagram và LinkedIn là những nền tảng ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy gia tăng người đăng ký. Theo đó, đòn bẩy quan trọng trong chiến lược "10-1-23" của hãng này là truyền thông xã hội. Mạng xã hội chính là công cụ giúp The Telegraph tương tác nhiều hơn với khán giả và xây dựng lòng tin để cuối cùng hướng đến việc lôi kéo họ đăng ký.

Chuyển đổi người theo dõi trên mạng xã hội thành người đăng ký

Với một lượng tương tác và người theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội, tuy nhiên, một thách thức lớn đặt ra là làm thế nào để biến sự tương tác trên mạng xã hội này thành các đăng ký trả phí thực sự.

Theo Elise Johnson, Giám đốc Truyền thông Xã hội tại The Telegraph: "Việc thuyết phục ai đó trở thành người đăng ký diễn ra khá chậm chạp, mặc dù The Telegraph cung cấp bản dùng thử miễn phí kéo dài một tháng, nhưng độc giả không phải lúc nào cũng sẵn sàng trở thành người đăng ký trả phí sau khoảng thời gian dùng thử này. Họ thường là những người đăng ký trung thành của các tờ báo khác, hoặc là những người ngại trong việc thay đổi".

"Nếu chúng tôi chỉ luôn yêu cầu khán giả nhấp qua trang web của mình, thì điều đó sẽ không thực sự khiến chúng tôi gắn bó với họ. Vì vậy, thay vào đó, chúng tôi giới thiệu các bài báo cho họ và kể toàn bộ câu chuyện trên mạng xã hội. Chúng tôi cung cấp một dịch vụ hơn là yêu cầu họ đến với chúng tôi", Johnson chia sẻ thêm.

Có một sự thật là trên mọi nền tảng khi khán giả tương tác nhiều, đăng ký cũng sẽ tăng lên.

Elise Johnson, Giám đốc Truyền thông Xã hội, The Telegraph

Việc thể hiện sự tôn trọng khán giả theo cách này cuối cùng sẽ dẫn đến việc đăng ký. Do đó, phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lượng người đăng ký và nó cũng sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa.

Thành công trên Facebook thúc đẩy lượng người đăng ký

Facebook có lẽ là nền tảng truyền thông xã hội thành công nhất của The Telegraph trong việc chuyển đổi người theo dõi thành người đăng ký trả phí.

Chiến lược của hãng gồm hai phần đó là: Quản lý các bài đăng và tối ưu hóa thời gian để thu hút người dùng; Lên lịch trước cho các bài đăng trong ngày và tập trung thời gian cũng như sự chú ý vào các sáng kiến khác liên quan đến tương tác.

Để tối ưu hóa cả hai điều trên, The Telegraph đã và đang sử dụng Echobox - một giải pháp truyền thông xã hội sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các nhà xuất bản đạt được phạm vi tiếp cận xã hội lớn hơn và tự động hóa hoạt động truyền thông xã hội của họ.

The Telegraph kết hợp tự động hóa do AI điều khiển và đăng bài do nhà báo hướng dẫn tùy thuộc vào nội dung và bối cảnh. "Chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận do con người dẫn dắt để quyết định nội dung nào sẽ đăng, nhưng để cho Echobox quyết định khi nào bài viết sẽ được đăng. Đặc biệt khi đó không phải là một ngày có quá nhiều tin tức, chúng tôi sẽ để AI tiếp quản. Tối ưu hóa thời gian sẽ giúp bạn thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn, vì bạn không cần phải loay hoay và theo dõi những gì sẽ đăng sau mỗi nửa giờ", Johnson cho biết.

The Telegraph ứng dụng AI tiếp cận và mở rộng người đăng ký trả phí - Ảnh 2.

(Hình minh họa)

Tầm quan trọng của mô hình thử nghiệm A/B

The Telegraph cũng sử dụng mô hình thử nghiệm A/B (A/B testing) cho Facebook, cho phép thử nghiệm các tiêu đề, thông điệp, hình ảnh hoặc video khác nhau để tìm ra phiên bản nào thu hút khán giả nhất. 

Johnson cho biết: "Chúng tôi sử dụng thử nghiệm A/B khi chúng tôi muốn chứng minh sức mạnh của dòng tiêu đề ngắn hơn hoặc khi chúng tôi cố gắng giúp một phóng viên hay một nhà báo hiểu những gì là phù hợp hơn với khán giả".

The Telegraph ứng dụng AI tiếp cận và mở rộng người đăng ký trả phí - Ảnh 3.

The Telegraph sử dụng thử nghiệm A/B cho Facebook.

Theo Antoine Amann, Giám đốc điều hành của Echobox, các nhóm truyền thông xã hội của các nhà xuất bản thường phải dành một lượng thời gian hợp lý để xác định nội dung nào là tốt nhất để chia sẻ hoặc chia sẻ lại trên mạng xã hội và thời điểm nào là thời điểm tốt nhất đăng tải để tạo ra nhiều lưu lượng truy cập và tương tác nhất. Giống như The Telegraph, nhiều tòa soạn cũng đã nhận ra những lợi thế của việc sử dụng AI để loại bỏ những phỏng đoán này và tối ưu hóa việc xuất bản trên mạng xã hội.

"Như chúng ta thấy trong trải nghiệm của The Telegraph, họ tiết kiệm được đáng kể thời gian và thay vào đó họ có thể dành thời gian cho các hoạt động có giá trị cao như tạo nội dung hấp dẫn và thúc đẩy đăng ký kỹ thuật số", Giám đốc điều hành của Echobox chia sẻ.

Chia sẻ lại trên Facebook vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng nó mang lại cơ hội duy nhất cho các nhà xuất bản trong việc tăng đáng kể lưu lượng truy cập xã hội của họ mà không mất phí.

Antoine Amann, Giám đốc điều hành của Echobox

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của Echobox kiểm tra dữ liệu từ hơn 600 nhà xuất bản hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới cho thấy phần lớn các nhà xuất bản hiện mới chỉ chia sẻ lại một lượng nhỏ nội dung trên Facebook và hoàn toàn có thể đạt được mức tăng đáng kể về lưu lượng truy cập chỉ bằng cách chia sẻ lại nhiều nội dung hiện có của họ.

Echobox đã đo lường hơn 1,85 triệu lượt chia sẻ và 2,8 tỷ lượt nhấp trên Facebook để hiểu cách các nhà xuất bản chia sẻ lại bài đăng của họ và xác định tác động của nó đối với lượt nhấp trên Facebook.

Theo đó, các nhà xuất bản mới chỉ chia sẻ lại trung bình 8% tổng số bài đăng trên Facebook của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng một lượt chia sẻ lại tạo ra trung bình 67% số lần nhấp chuột mà nó nhận được dưới dạng một lượt chia sẻ ban đầu. Thậm chí với 13% nhà xuất bản, lượt chia sẻ lại của Facebook còn vượt trội hơn so với lượt chia sẻ ban đầu của họ.

Theo Antoine Amann, chia sẻ lại trên Facebook vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng nó mang lại cơ hội duy nhất cho các nhà xuất bản trong việc tăng đáng kể lưu lượng truy cập xã hội của họ mà không mất phí.

Đối với The Telegraph, ứng dụng tự động hóa AI trên các nền tảng truyền thông xã hội đã thực sự mang lại hiệu quả khi thực hiện chiến lược hướng tới mục tiêu đăng ký kỹ thuật số "10-1-23".

Theo đó, tổng số lượt nhấp chuột trên nền tảng Facebook của nhà xuất bản này đã tăng 38% và trung bình lượt chia sẻ trên Facebook nhận được nhiều lượt nhấp hơn 205% so với các bài đăng khác được chia sẻ theo cách thủ công. Kết quả là, The Telegraph đã tạo ra mức tăng trưởng 45% về số người đăng ký kỹ thuật số (số liệu được cập nhật tính đến tháng 8/2020).

Echobox được hơn 1.000 nhà xuất bản hàng đầu thế giới lựa chọn, bao gồm Newsweek, The Times, The Telegraph, Handelsblatt, Le Monde và Conde Nast. Với Echobox, các nhà xuất bản đã chia sẻ hơn 20 triệu bài đăng và tiếp cận được với hàng tỷ người mỗi năm.


Bài liên quan
  • Người lao động Việt Nam sẵn sàng tham gia các khóa học cơ bản về ứng dụng AI
    Phần lớn người lao động sẵn sàng tham gia các khóa học cơ bản về ứng dụng AI. Tuy nhiên, mức chi trả chủ yếu tập trung ở khoảng giá thấp, dưới 500.000 đồng. Điều này xuất phát từ nhu cầu học tập thiết thực nhưng vẫn thận trọng trong việc đầu tư cho các khóa học chi phí cao khi hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
The Telegraph ứng dụng AI tiếp cận và mở rộng người đăng ký trả phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO