Việt Nam trước cơ hội làm chủ sản xuất chip

Hoàng Linh| 26/10/2022 06:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Vi mạch bán dẫn được xem là nền tảng của tính toán hiện đại, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, 5G, dữ liệu lớn.

Việt Nam - điểm đến của nhiều công ty bán dẫn hàng đầu thế giới

Tại Hội thảo "Giải pháp và cơ chế chính sách phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam" do Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) - Bộ TT&TT) phối hợp Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức mới đây, các đại biểu cho rằng, các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn hiện được hưởng các ưu đãi cao trong hệ thống chính sách của Chính phủ. Tình hình kinh tế, chính trị ổn định đã nâng cao uy tín và mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến thu hút nguồn vốn FDI của một số tập đoàn công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới, như: Samsung, Amkor Technology Inc, Hana Micron (Hàn quốc); Intel, Synopsys (Mỹ); Renesas Electronics (Nhật Bản); USI Electronics của Đài Loan (Trung Quốc)…

Tuy nhiên, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam chưa có chiến lược, giải pháp, kế hoạch đầu tư bài bản tầm quốc gia để phát triển. Nhìn chung, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, đa phần các cơ sở sản xuất mới chỉ thực hiện các công đoạn lắp ráp thành phẩm có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng.

Việt Nam hiện đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài: Broadcom, Hitachi, Qualcomm, Samsung, SK Hylix... Các công ty trong nước chỉ có VHT và FPT tham gia với công đoạn thiết kế chip, còn lại các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài đa phần thực hiện các công đoạn gia công thiết kế vi mạch, lắp ráp, kiểm định.

Cũng theo Cục Công nghiệp CNTT-TT, nghiên cứu và phát triển (R&D) của ngành sản xuất chip (vi mạch) là một trong những hoạt động tốn kém nhất trong các ngành công nghệ hiện đại. Chi phí R&D trung bình ngành này chiếm tới 14,2% doanh thu. Các nền kinh tế lớn thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã công bố các kế hoạch trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn, tạo nên thế cạnh tranh trong ngành công nghệ thế giới.

Trước đây, Việt Nam nhà máy bán dẫn Z181 được thành lập ngày 15/9/1979 với tên gọi "Nhà máy bán dẫn Việt Nam" - là đơn vị đầu tiên và duy nhất đầu tư dây đồng bộ. Dây chuyền công nghệ bao gồm các thiết bị của Nhật Bản và các nước Tây Âu phục vụ nghiên cứu, sản xuất vật liệu bán dẫn và linh kiện điện tử (transistor, diode, thyristor, sensor và các sản phẩm điện tử khác). Từ năm 1979 đến năm 1989, thị trường chính của công ty là các nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Liên Xô, Ba Lan). Nhà máy vẫn còn nhưng đổi tên công ty điện tử TNHH Sao Mai nhưng không còn làm mảng vi mạch bán dẫn nữa.

Năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) ra đời và đào tạo được đội ngũ hàng trăm kỹ sư thiết kế chip, thiết kế thành công một số vi mạch mang thương hiệu Việt.

Cho đến nay, Việt Nam đã có một số công ty nhưng không phải là nhiều so với các nước nhưng so với các nước Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đã thu hút được nhiều công ty vi mạch bán dẫn vào Việt Nam.

Việt Nam trước cơ hội làm chủ sản xuất chip - Ảnh 1.

Các công ty tham gia thiết kế chip và tỷ lệ phân bổ nguồn nhân lực theo khu vực tại Việt Nam (Nguồn: Cộng đồng vi mạch Việt Nam)

Theo Cục Công nghiệp CNTT-TT, đối với thiết kế vi mạch, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech - VHT) và FPT Semiconductor tham gia với khoảng 200 nhân viên. Còn lại khoảng 30 công ty nước ngoài đến từ Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam cùng với với đội ngũ nhân lực ước tính khoảng 5.000 kỹ sư, có thể đảm nhận công việc ở tất cả các mảng việc trong khâu thiết kế. Trong đó, phân bổ nhân lực tập trung nhiều nhất tại TP. Hồ Chí Minh (85%), Hà Nội (8%) và Đà Nẵng (7%).

"Dấn thân" làm vi mạch

Trước các cơ hội về lĩnh vực này, tại một hội nghị của Bộ TT&TT mới đây, ông Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc điều hành FPT Semiconductor cho biết FPT đã "dấn thân" vào con đường làm vi mạch bán dẫn khoảng 8 năm trước. Từ năm 2014, đã có một số cán bộ từ các công ty khác nhau của FPT tham gia phát triển lĩnh vực này.

FPT phát triển lĩnh vực theo 3 hướng: phát triển đội ngũ kỹ sư Việt Nam, phát triển các giải pháp (solution) và các sản phẩm Made by FPT. Năm 2019, FPT đã thành lập ra các nhóm chuyên làm về các sản phẩm trong lĩnh vực vi mạch gọi là akaPIC có thể làm ra sản phẩm IC mà có thể bán được, theo định hướng chip make in Viet Nam, made by FPT. akaPIC là một nền tảng cung cấp PMIC nhanh chóng phù hợp với nhiều ứng dụng và có thể nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam trước cơ hội làm chủ sản xuất chip - Ảnh 2.

Mẫu tấm wafer chip vi mạch đầu tiên của FPT Semiconductor

Tháng 3/2022, FPT đã đăng ký thành lập công ty CP bán dẫn FPT (FPT Semiconductor Joint Stock Company). akaPIC (PMIC & IC nguồn) là điểm khởi đầu thuận lợi đưa FPT trở thành "nhà cung cấp vi mạch" đầu tiên tại Việt Nam. Trong 2 - 5 năm tới, FPT sẽ trở thành sự kết hợp giữa "mềm" và "cứng", ví dụ như sản phẩm IoT. Và điều đó sẽ giúp FPT chuyển mình.

Khi làm trong lĩnh vực vi mạch, ông Vinh cho biết thông số ra thị trường (count-to-market) rất là quan trọng kể từ khi có đặt hàng đến khi các sản phẩm ra đời và xuất hiện (operation) được thì thông thường ít nhất phải kéo dài 9 tháng, trong thời điểm hiện nay có thể lên tới 2 năm. Tuy nhiên, FPT muốn rút ngắn khoảng thời gian này, nên muốn làm theo nền tảng (platform) để rút ngắn thời gian ra thị trường của sản phẩm chỉ trong 3-6 tháng.

FPT Semiconductor sẽ tập trung vào các khách hàng ở ngay tại Việt Nam vì muốn trở thành công ty Việt Nam cung ứng các phần IC ở ngay tại Việt Nam; tập khách hàng mong muốn của FPT, trong đó hiện tại công ty đang làm việc với VNPT Tech, VinSmart, MK, Điện Quang, Rạng Đông, Novatech HCM.

Ông Quang cho biết định hướng của FPT Semiconductor là mong muốn trở thành công ty Việt Nam đầu tiên làm về chip thương mại. Lộ trình của FPT Semiconductor đến năm 2025, ngoài phát triển các dòng sản phẩm trên thị trường, FPT cũng muốn từ năm 2023 trở đi phát triển các sản phẩm chưa có trên thế giới, là loại sản phẩm kết hợp mọi thứ trong 1 thiết bị là "only one IC". Lý do cho việc này là các thiết bị như tai nghe bluetooth, hay các thiết bị đeo tay sẽ cần phải giảm kích thước của IC (Integrated Circuit) và nhỏ lại nên cần phải có cách thiết kế đặc biệt để ghép tất cả các dòng IC lại với nhau.

Ông Quang cũng chia sẻ đây là dòng sản phẩm chưa có trên thị trường. Samsung đang phát triển dòng sản phẩm này và FPT Semiconductor có thể nghiên cứu đi theo định hướng này. Ngoài dòng sản phẩm liên quan đến BMIC, Power IC, FPT Semiconductor có định hướng phát triển dòng sản phẩm liên quan đến IoT platform có nghĩa là sẽ tạo ra những dòng IC mà sẽ đáp ứng cho những ứng dụng liên quan đến IoT, thiết bị nhà thông minh./.

Bài liên quan
  • Hà Nội chú trọng phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn được đánh giá là ngành của tương lai. Chính vì vậy, Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng tối đa cho dự án mới, từ mặt bằng tại các khu công nghiệp, hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng giao thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đến cung cấp nguồn nhân lực…
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam trước cơ hội làm chủ sản xuất chip
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO