Chuyển đổi số

Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam

Nguyễn Nhàn 05/12/2024 07:14

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Xu thế phát triển tất yếu

Việc áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ nano, phân tích dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud computing), Internet vạn vật (IoT), điện toán nhận thức và dữ liệu mở là động lực chính cho sự phát triển của thị trường đô thị thông minh (ĐTTM) trên toàn thế giới.

Theo các số liệu được Precedence Research công bố vào tháng 4/2024, quy mô thị trường ĐTTM toàn cầu ước tính vượt 12.000 tỷ USD vào năm 2033, tăng trưởng với tốc độ hơn 23% từ năm 2024 đến năm 2033.

dothithongminh.jpg
Quy mô thị trường ĐTTM toàn cầu ước tính vượt 12.000 tỷ USD vào năm 2033. (Ảnh Internet)

Chia sẻ tại Hội nghị về các ĐTTM, bền vững khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) diễn ra trong 2 ngày (2 - 3/12/2024), PGS. Nguyễn Quang Trung đã đại diện Nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT, trình bày các kết quả nghiên cứu về thành phố thông minh (TPTM) và bền vững (SSC) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo đó, nghiên cứu này đã chỉ ra sự chênh lệch rõ rệt trong phát triển ĐTTM và bền vững tại APAC. Singapore, Seoul, Sydney và Tokyo là những thành phố dẫn đầu nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiệu quả và có sự tham gia tích cực của người dân.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Xây dựng được công bố tại Hội nghị, cả nước có 48 trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển ĐTTM, trong đó có 18 địa phương có đề án từ trước năm 2018.

Đến tháng 12/2023, cả nước có 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42,7%. Tỷ lệ đô thị hóa ngang tầm của châu Á. Kinh tế đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Với tốc độ đô thị hóa đó, bài toán đặt ra là làm thế nào để tìm kiếm những động lực phát triển mới trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng về chính trị, kinh tế, công nghệ…

Nhiều địa phương đã ứng dụng những giải pháp công nghệ và đã đạt được những hiệu quả tích cực thời gian qua. Một số ví dụ được nhắc đến như TP. Cần Thơ đã thí điểm hệ thống Giám sát và cảnh báo chất lượng môi trường sử dụng các cảm biến IoT giúp tự động thu thập dữ liệu, hay TP Đà Lạt xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng điều khiển thông minh nhằm tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng.

Nhiều “điểm nghẽn” trong xây dựng đô thị thông minh

Tại hội thảo “Thành phố thông minh: Quản trị, Điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu” diễn ra chiều 2/12, Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về Dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, cho biết một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng Thành phố thông minh chính là dữ liệu.

hoithaodothithongminh021224-2.jpg
Các đại biểu dự hội nghị Hội nghị TPTM Việt Nam - châu Á 2024.

Theo đó, Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh nhấn mạnh dữ liệu phải đầy đủ, chính xác và luôn được cập nhật để người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý có thể truy cập thông tin nhanh chóng và kịp thời. Chúng ta phải xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu và đảm bảo rằng dữ liệu không bị lỗi thời, mất tính chính xác.

Trong khi đó, cũng theo Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, hiện nay các bộ ngành vẫn chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu dùng chung. Cần có một hệ thống dữ liệu toàn quốc để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận các dịch vụ công, dù ở bất kỳ đâu.

Còn theo ông Cù Kim Long, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, đối với bài toán dữ liệu, mọi thứ sẽ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các kho dữ liệu, mà cần đặc biệt quan tâm đến “khả năng liên thông giữa các kho dữ liệu”.

Ông Cù Kim Long cho rằng điều này không chỉ áp dụng ở cấp độ từng thành phố mà còn phải mở rộng ra cấp độ quốc gia, bao gồm sự kết nối giữa các thành phố và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trong khi đó, theo đại diện Bộ Xây dựng, việc phát triển ĐTTM tại Việt Nam hiện nay còn tồn tại bốn vấn đề lớn. Theo đó, công tác Quy hoạch và Quản lý ĐTTM chưa được đẩy mạnh, thiếu hành lang pháp lý. Phát triển ĐTTM tập trung chủ yếu vào cung cấp các dịch vụ, tiện ích gắn với dịch vụ của chính quyền điện tử.

Ngoài ra, cơ chế nguồn lực cho phát triển ĐTTM còn thiếu; chưa có hình thức liên kết, kết nối khối doanh nghiệp, kinh tế tư nhân trong phát triển nên việc phát huy nguồn lực từ xã hội còn riêng rẽ, chưa đồng bộ, hệ thống hóa. Việc nhiều địa phương chưa có cơ sử dữ liệu dùng chung, nguồn dữ liệu không đầy đủ, liên thông chưa đồng bộ và chuẩn hóa cũng được đánh giá là một trong những thách thức lớn trong ứng dụng các giải pháp công nghệ mới. Ngoài ra, lực lượng cán bộ quản lý và chuyên môn hạn chế về số lượng; công tác tổ chức thực hiện còn lúng túng.

Nhiều bước chuyển quan trọng ở các địa phương

Một trong những ví dụ điển hình trong triển khai ĐTTM là là ứng dụng iHanoi được TP Hà Nội thực hiện trong năm 2024. Ứng dụng thu hút hơn 1,6 triệu tài khoản cài đặt và khoảng 16 triệu lượt tham gia tương tác từ tháng 6 đến nay.

Tại đây, ngoài việc tiếp nhận thông tin từ thành phố, người dân có thể gửi kiến nghị, phản ánh. Ứng dụng ghi nhận hơn 21.000 kiến nghị, người dân có thể phản ánh theo thời gian thực trên hệ thống.

Với các kiến nghị này, người đứng đầu của chính quyền có thể nhìn thấy và sau đó AI hỗ trợ phân công cụ thể về các bộ phận chức năng để triển khai và báo cáo bằng hình ảnh, văn bản...

Tỉnh Thừa Thiên Huế cùng ứng dụng Hue-S, có thể coi là điển hình về thành công trong lĩnh vực này. Ứng dụng thu hút 70% người dân địa phương cài đặt và sử dụng thường xuyên, thậm chí có hơn 100.000 người dùng từ các địa phương khác cũng đã cài đặt.

Thành công của Hue-S là ví dụ về sự thay đổi quy trình và cách tiếp cận về thành phố thông minh, thay vì chỉ là công cụ phục vụ công tác quản lý, thì trở thành ứng dụng hướng tới người dân. Các kiến nghị của người dân khi đưa lên IOC sẽ được yêu cầu phải xử lý xong trong thời gian nhất định.

Nhờ cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm, người dân Huế rất tích cực phản ánh và 90% người dùng đánh giá hài lòng, trở thành một trong những ví dụ thành công về triển khai thành phố thông minh tại Việt Nam và được ghi nhận trên thế giới.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng được lấy ví dụ về một địa phương xây dựng đô thị thông minh bằng các giải pháp "Make in Viet Nam". Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử dựa trên công nghệ nguồn mở, góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm nguồn mở; tạo thị trường cho doanh nghiệp địa phương phát triển. Tính đến nay, đã xây dựng và phát triển 500 sản phẩm phần mềm nguồn mở, nội dung số trong các cơ quan thành phố./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
Đừng bỏ lỡ
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO