Tuy nhiên, với những thay đổi mà COVID-19 đã "mang lại" trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không thể không nhắc đến những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực y tế: y tế từ xa, thực hiện xét nghiệm tại nhà, chế tạo người máy và thậm chí tập thể thao đã có những thay đổi đáng kể. Những tiến bộ công nghệ đó đã mang lại nhiều kết quả tích cực hơn bao giờ hết. Hầu hết những thay đổi này có thể sẽ tiếp tục được ứng dụng phổ biến, ngay cả sau khi đại dịch đã biến mất (hoặc là sau khi tất cả chúng ta đã tiêm phòng).
Bước vào năm 2021, hy vọng việc áp dụng cá thuật số sẽ tăng tốc, vì mọi người sẽ ngày cà mô hình tự chăm sóc trong và sauđại dịch. trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
1. Phòng xét nghiệm tại nhà
Phòng xét nghiệm tại nhà là một trong những bước tiến quan trọng nhất của ngành y. Mặc dù mọi người đã sử dụng các xét nghiệm tại nhà từ những năm 60, nhưng bước đột phá thực sự xuất hiện khi việc xét nghiệm đã bắt đầu gây lo lắng cả người xét nghiệm và bệnh nhân. Việc thực hiện một bài xét nghiệm với sự thoải mái trong chính ngôi nhà của mình, sẽ giúp cho việc xét nghiệm trở nên an toàn hơn. Nhưng chính việc xét nghiệm tại nhà cũng góp phần bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (Universal Health Coverage: UHC), vì khả năng xét nghiệm như vậy đã tạo cơ hội cho bất cứ ai không có bảo hiểm y tế cũng được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tiên lượng: Vì số lượng các xét nghiệm đáng tin cậy và thậm chí được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ) chấp thuận sẽ tăng lên theo cấp số nhân, và có thể chắc chắn rằng năm nay sẽ có nhiều bộ xét nghiệm COVID-19 và Kháng nguyên tại nhà hơn, ở mọi nơi trên toàn cầu.
2. Thông tin sai lệch về chăm sóc sức khỏe
Năm 2020 (và kể cả những năm trước đó) đã cho thấy: chúng ta cần phải đối phó với xu hướng gia tăng của thông tin sai lệch. Khi blog trở thành phương tiện truyền thông và những người nổi tiếng trên Instagram, một bài đăng duy nhất có thể gây tác động đến tâm trí của hàng triệu người theo dõi. Vào năm 2021, nhiều thông tin sai lệch và được thảo luận trên mạng xã hội và trực tuyến nói chung sẽ xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. Để có thể nắm bắt được sự thật, chúng ta phải đảm bảo tỉnh táo để đối phó được thực trạng này.
Hành động: Bạn nên chọn nguồn thông tin của mình một cách khôn ngoan và đảm bảo rằng bạn không bị lạc trong rừng thông tin đó. Tất cả chúng ta cần trở nên thông minh hơn và tránh các tiêu đề mang tính chất kích động, các trang web không đáng tin cậy hoặc các trang web được tài trợ từ nguồn không rõ ràng. Điều này có thể đi kèm với một số khó chịu hoặc bị giám sát, nhưng nó đáng giá trong tình hình hiện nay.
3. Hộ chiếu miễn dịch
Hộ chiếu miễn dịch là một khái niệm trong đó cá nhân có thể được xác nhận chính thức rằng họ đã được tiêm phòng một loại vi rút cụ thể. Ban đầu, khái niệm này bao gồm những người bị nhiễm vi rút nhưng đã hồi phục, nhưng vì có thể bị nhiễm vi rút nhiều lần nên ý tưởng này đã bị loại bỏ. Những hộ chiếu hoặc chứng chỉ như vậy (mã QR, hoặc bất kỳ hình thức nào có thể có) sẽ cho phép chúng ta có cuộc sống bình thường hơn, khi đi du lịch và làm việc.
Ý tưởng này đã được đưa ra bàn thảo ngay từ đầu năm và đã có một số cách sử dụng khái niệm này: ví dụ, sử dụng các bài kiểm tra nhanh trên Emirates Airlines vào đầu tháng 4 (phải có bảo hiểm y tế và hoàn thành xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 96 giờ bởi một cơ quan được quốc gia công nhận, và đăng ký trên ứng dụng COVID-19 DXB). Gần đây, Dịch vụ Y tế quốc gia NHS Anh đã tạo ra một thẻ tiêm chủng cho những người đã được chủng ngừa ở Anh.
Tiên lượng: Chúng ta có thể mong đợi các giải pháp y tế số đang được ứng dụng phổ biến sẽ cập nhật thêm dữ liệu này; và thậm chí nhiều phương pháp khó khăn hơn như đưa dữ liệu tiêm chủng vào hộ chiếu điện tử và chứng minh nhân dân.
4. Mở rộng hơn nữa y tế từ xa
Sau năm 2020, y tế từ xa sẽ trở thành chủ đạo và phổ biến. Chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ là tiêu chuẩn an toàn ở ngày càng nhiều quốc gia. Y tế từ xa cũng sẽ đến được nhiều vùng nông thôn hơn và các video tư vấn y tế sẽ là một lựa chọn trong việc chăm sóc sức khỏe. Telemedicine sẽ trở nên phổ biến hơn trong các bệnh viện, văn phòng bác sĩ đa khoa và tại các phòng khám chuyên khoa.
Tiên lượng: Chúng ta sẽ thấy một thế hệ quen với y tế từ xa như tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu - đến mức có thể từ "y tế từ xa" sẽ không còn được sử dụng nhiều nữa, vì nó sẽ trở thành một phần của tiêu chuẩn mới trong chăm sóc y tế.
5. Amazon tiến gần hơn đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Ngay từ những tuần cuối năm 2020, tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã mở rộng hoạt động kinh doanh đa ngành nghề của mình với việc khai trương cửa hàng thuốc trực tuyến tại Mỹ. Đây không phải lần đầu tiên lĩnh vực dược phẩm nằm trong tầm ngắm của ông lớn công nghệ Mỹ và bước đi lần này được dự báo có thể làm "rung chuyển" cuộc chơi trong ngành dược phẩm trị giá hàng trăm tỷ USD. Đó là một chỉ báo rõ ràng về kế hoạch của gã khổng lồ công nghệ trong tương lai, ngay cả khi họ không thể trở thành một công ty dịch vụ chăm sóc sức khỏe - ít nhất họ đã thất bại với tư cách là thành viên của một liên doanh.
Thông qua Amazon Care (một dịch vụ mà công ty hiện chỉ cung cấp cho nhân viên của mình), Amazon vẫn sẽ cố gắng định vị mình là người đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe. Đây chắc chắn là một xu hướng sẽ tiếp tục vào năm 2021.
Tiên lượng: Tiến vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đó là Amazon hay một người chơi khác trong số những Người khổng lồ công nghệ, chúng ta vẫn chưa biết, và chúng ta có thể sẽ không thấy cuộc đua này kết thúc vào năm 2021. Nhưng bởi vì mọi người đều cần phải chăm sóc sức khỏe, và có lẽ Amazon đã đạt được những gì họ muốn từ chương trình thí điểm của mình và bây giờ chỉ tiếp tục chuyển đổi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
6. Tự giám sát
Các thiết bị tự giám sát và cảm biến đã gia tăng kể từ đầu đại dịch. Thiết bị đeo được có thể giúp phát hiện các triệu chứng của vi-rút, dưới dạng thiết bị hoặc ứng dụng, từ đồng hồ thông minh đến máy đo oxy xung nhịp, cảm biến vá lỗi hoặc thậm chí là phân tích giọng nói trực tuyến. Nhu cầu về hỗ trợ thông minh là rất lớn và sẽ tiếp tục tăng vào năm 2021. Trong tương lai, bệnh nhân sẽ tích cực tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe bản thân với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.
Tiên lượng: Việc tự theo dõi sau khi nhiễm COVID hoặc tiêm chủng giúp xu hướng này trở nên nổi bật hơn. Sẽ rất thú vị khi xem liệu việc tự giám sát có thể đóng góp một cách hiệu quả vào việc giám sát mọi người sau khi tiêm vắc xin hay không. Một chương trình theo dõi tại nhà sau khi tiêm vắc-xin, sẽ cung cấp khả năng theo dõi dấu hiệu sinh tồn liên tục, rất quan trọng đối với các nhóm bệnh nhân dễ bị tổn thương và người cao tuổi.
7. AI được sử dụng phổ biến
Từ việc dự báo sự bùng phát dịch bệnh đến việc giúp phát hiện ra loại thuốc mới, tiềm năng của AI trong chăm sóc sức khỏe không phải là câu chuyện hư cấu. Mặc dù đây là một lĩnh vực tương đối non trẻ, nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe. Vào năm 2020, đã có rất nhiều bài báo về việc sử dụng AI trong y học, trình bầy về những gì AI có thể thực hiện trong lĩnh vực y tế, vai trò của AI trong việc mở rộng phòng khám bệnh của bác sĩ và thậm chí có hai bài báo khoa học đã được xuất bản trên Nature về cơ sở dữ liệu trực tuyến các thiết bị và thuật toán y tế - không gian của AI sẽ còn rộng mở. Từ chẩn đoán đến sức khỏe cộng đồng, hy vọng sẽ thấy nhiều nghiên cứu trong tương lai, nhiều khuyến nghị hơn từ các hiệp hội y tế về AI. Và tất nhiên, một cơ sở dữ liệu chức năng dựa trên AI, được chấp thuận.
Chúng ta đã bỏ lại năm 2020 - năm chồng chất với những thảm họa tự nhiên và nhân tạo, sự suy sụp về kinh tế và tinh thần. Chúng ta đã chứng kiến đại dịch thống trị và tàn phá trong năm 2020 – với hàng trăm nghìn trường hợp nhiễm coronavirus mới mỗi ngày, trong khi mọi người có một thời gian khó khăn tuân thủ các biện pháp an toàn nghiêm ngặt. Tất cả chúng ta đều mong chờ cơn ác mộng này dừng lại, nhưng là bao giờ? Còn bao lâu nữa đến khi chúng ta không cần đeo khẩu trang và giãn cách xã hội? Không ai biết chắc, khi các quốc gia trên thế giới đang ngập sâu trong làn sóng thứ hai, và tất cả đều đang trông chờ vào vắc xin để chấm dứt tất cả.
Không có gì ngạc nhiên khi tất cả chúng ta đều chờ đợi tất cả sẽ sớm kết thúc - và năm 2021 sẽ tốt hơn. Bởi vì trong suốt năm 2020, những tiến bộ đáng kinh ngạc của công nghệ trong lĩnh vực y tế đã mang lại hy vọng tăng lên. Các xu hướng y tế số sẽ không chỉ mang lại hy vọng cho năm 2021 mà còn cho những năm tới và nhiều thập kỷ sau đó.
Tài liệu tham khảo:
1. https://medicalfuturist.com
2. https://www.eventbrite.com
(Bài đăng trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 2 tháng 2/2021)