Công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Đây cũng chính là cơ hội và thử thách để chữ ký số (CKS) tiến gần tới nhiều người dân hơn nữa khi CĐS sẽ số hóa hầu hết các thủ tục hành chính, văn bản,… giúp giảm thời gian và chi phí cho chính quyền và nhân dân.
Ứng dụng (app) công dân số YenBai-S là ứng dụng trên thiết bị thông minh giúp người dân tương tác trực tiếp với các cơ quan nhà nước (CQNN) trên địa bàn tỉnh Yên Bái thông qua kênh phản ánh góp ý, tiếp nhận thông tin và sử dụng các dịch vụ đô thị thông minh, dịch vụ công (DVC) của chính quyền nhà nước.
Trong những năm qua, phát triển lâm nghiệp luôn được tỉnh Tuyên Quang xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế. Chính vì vậy, hàng năm, tỉnh tích cực triển khai kế hoạch phát triển lâm nghiệp, trong đó tập trung vào nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng theo hướng phát triển lâm nghiệp bền vững.
Ngày 01/11/2022, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 2012/QĐ-UBND phê duyệt phương án thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận việc hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết 06 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở: Sở Tư pháp, Nội vụ, Giao thông vận tải.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ: “Chuyển đổi số (CĐS) cho các xã là vĩ đại nhất trong công tác CĐS vì liên quan trực tiếp đến người dân. Càng những xã khó khăn, miền núi thì CĐS càng hiệu quả nhất”.
Tỉnh Yên Bái mong muốn Tập đoàn VNPT tiếp tục quan tâm, huy động nguồn lực tốt nhất để đồng hành cùng Yên Bái trong chuyển đổi số (CĐS) trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tỉnh Yên Bái quyết tâm đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) và sản phẩm OCOP lên hai sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart, Vỏ sò để thúc đẩy phát triển kinh tế số của tỉnh.
Với một tỉnh còn nhiều khó khăn, Yên Bái chủ trương chuyển đổi số theo cách “thông minh”. Trong đó, ưu tiên đầu tư và các ngành, lĩnh vực đã có sẵn dữ liệu đầu vào, “dễ làm trước, khó làm sau”, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh...
Đây là cảm nhận chung khi chúng tôi được tiếp xúc với những người nông dân, bà con dân tộc thiểu số tại hai huyện Lục Yên, Văn Chấn tỉnh Yên Bái trong những ngày cuối tháng 11/2021.
Bộ trưởng Bộ TT&TT vừa có quyết định biệt phái ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ về công tác tại UBND tỉnh Yên Bái để phân công đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Sở TT&TT tỉnh này.
Yên Bái là tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 2025 " (Đề án). Hiệu quả của việc triển khai Đề án này thể hiện ở nhiều khía cạnh như: tăng cường tính công bằng trong tiếp cận máy tính và Internet cho người dân ở vùng DTTS; nâng cấp nền tảng CNTT phục vụ việc quản lý nhà nước về công tác dân tộc hay đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đồng bào DTTS...
Yên Bái xây dựng Chính quyền điện tử lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và người dân.
Sau hơn 2 tháng phối hợp với Tập đoàn VNPT triển khai thực hiện, trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) thành phố Yên Bái đã hoàn thành giai đoạn 1. Đây là địa phương cấp huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái đưa vào vận hành trung tâm IOC, hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng công dân số trong nền kinh tế số và xã hội số của tỉnh.
Với lộ trình cụ thể và các giải pháp đồng bộ, từ nay đến 31/12/2025, tỉnh Yên Bái dần hiện thực hóa việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Tập trung triển khai có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.