6 tháng tăng gần 3.500 DN công nghệ số

Hoàng Linh| 11/08/2022 11:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Bộ TT&TT, đến nay số lượng doanh nghiệp (DN) công nghệ số ước đạt 67.300 DN, tăng gần 3.500 DN so với tháng 12/2021.

Tăng gần 3.500 DN công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đến hết 6 tháng đầu năm ước tính là 10,41%. Tỷ trọng này năm 2021 ước tính là 9,6%. Mục tiêu đặt ra đến năm 2025 là 20%.

Cũng trong 6 tháng đầu năm đã có 01/22bộ, ngành, 16/63 địa phương đã ban hành kế hoạch hành động triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; 23/63 địa phương đã ban hành kế hoạch hành động thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế; 28/63địa phương đã ban hành kế hoạch hành động thúc đẩy DN nhỏ và vừa chuyển đổi số (CĐS).

Số lượng DN công nghệ số ước đạt 67.300 DN, tăng gần 3.500 DN so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ 0,69 DN trên 1.000 dân.

Chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa CĐS bằng các nền tảng số Việt Nam đã có 318.064 DN tiếp cận, tham gia, tăng gần 10 lần so với năm 2021; 47.564 DN đã sử dụng nền tảng số SMEdx, tăng gần 3 lần so với năm 2021. Tỷ lệ DN nộp thuế điện tử đạt 99%; tỷ lệ DN đang hoạt động sử dụng hoá đơn điện tử là 100%.

Trong 05 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tăng 76% về số lượng và 30,6% về giá trị so với cùng kỳ 2021, trong đó, qua điện thoại di động và QR code có mức độ tăng trưởng ấn tượng nhất. TTKDTM qua điện thoại di động tăng 99,1% về số lượng và 86,1% về giá trị, qua QR code tăng 68,9% về số lượng và 113,2% về giá trị so với cùng kỳ 2021.

Các nền tảng thanh toán số dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng thường xuyên bình quân hàng tháng so với cùng kỳ năm trước. Vietcombank tăng 24,17%, đạt 12,42 triệungười dùng thường xuyên; MB Bank tăng 79,03%, đạt 10,21 triệu người dùng thường xuyên; BIDV Mobile tăng 71,48%, đạt 9,22 triệu người dùng thường xuyên; Zalo Pay tăng 35,11%, đạt 6,88 triệungười dùng thường xuyên.

Trong 06 tháng đầu năm 2022, có thêm 3.378.742hộ sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ lên hoạt động các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam Postmart và Vỏ Sò để bán các nông sản của mình, đưa tổng số hộ nông dân hoạt động trên các sàn này lên 4.416.413 hộ, với 146.610loại sản phẩm được bán lên sàn. Giá trị giao dịch đạt 194tỷ đồng.

Khẩn trương ban hành kế hoạch hành động triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số

Về một số tồn tại, hạn chế, theo Bộ TT&TT, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số.

CĐS trong các bộ, ngành, địa phương mới bắt đầu, chủ yếu vẫn tập trung nhiều vào phát triển chính phủ điện tử, gặp nhiều lúng túng trong triển khai phát triển kinh tế số và xã hội số. Bộ máy nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế số tại các bộ ngành địa phương đều rất mỏng, hầu như chưa có, trong khi đây là lĩnh vực mới đòi hỏi cần có sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ từ nhà nước.

Việc hỗ trợ nền tảng số Việt Nam mới ở bước đầu, chưa có cơ chế thực sự hiệu quả để phát triển thị trường trong nước và hỗ trợ các nền tảng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước làm bàn đạp vươn ra thế giới.

Để thúc đẩy kinh tế số, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch hành động triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số. Trong đó, các bộ quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trọng điểm phát triển kinh tế số (nông nghiệp và nông thôn, y tế, giáo dục và đào tạo, lao động, việc làm và an sinh xã hội, thương mại, công nghiệp và năng lượng, du lịch, tài nguyên và môi trường) cần có sự quan tâm đặc biệt, đầu tư thích đáng, khẩn trương ban hành Kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số trong ngành, lĩnh vực, ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai.

Các địa phương ban hành và đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hỗ trợ DN nhỏ và vừa CĐS và Kế hoạch hỗ trợ DN đánh giá xác định mức độ CĐS DN theo hướng dẫn Bộ TT&TT đã ban hành.

Các địa phương chủ động phối hợp với các DN phát triển nền tảng TMĐT và nền tảng địa chỉ số quốc gia để đẩy mạnh triển khai kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT cũng như kế hoạch phát triển và ứng dụng nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số tại địa phương.

Theo Bộ Công Thương, Bộ đã xây dựng Hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tranh chấp trực tuyến trong TMĐT. Trong 06 tháng đầu năm 2022, Hệ thống tiếp nhận hồ sơ, tư vấn và hỗ trợ cho 3.391 DN và 1.159 cá nhân đăng ký tài khoản, thực hiện thủ tục thông báo cho 4.680 website TMĐT và 313 website cung cấp dịch vụ TMĐT thực hiện thủ tục đăng ký. Trong 06 tháng đầu năm 2022, Bộ đã tiếp nhận và xử lý 122.000 lượt phản ánh trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
6 tháng tăng gần 3.500 DN công nghệ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO