Bộ TT&TT yêu cầu các tỉnh, thành phố đẩy mạnh kết nối CSDL quốc gia về dân cư

HL| 13/05/2021 11:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ TT&TT vừa đề nghị các tỉnh, thành phố Trung ương đẩy mạnh triển khai kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, phục vụ xử lý thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).

Theo Bộ TT&TT, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) hướng tới Chính phủ số là tỷ lệ DVC trực tuyến mức độ 4. Đến hết năm 2020, tỷ lệ trung bình DVCTT mức độ 4 được cung cấp đạt khoảng 31%, vượt chỉ tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

Tuy nhiên, Bộ TT&TT cho biết chất lượng DVCTT vẫn chưa cao, người dân vẫn phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần, thủ công.

Để có thể nâng cao chất lượng xử lý TTHC, cung cấp DVCTT mức độ 4, theo hướng lấy người dân làm trung tâm, cần thiết phải kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư nhằm tự động hoá việc xác minh, điền thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.

Ngày 25/02/2021, Bộ Công an đã khai trương CDSL về dân cư, dự kiến đưa vào vận hành, khai thác chính thức trên diện rộng từ ngày 01/7/2021. Thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Công an hoàn thành thử nghiệm kết nối CSDL quốc gia về dân cư phục vụ xử lý TTHC, cung cấp DVCTT của 04 địa phương (Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng); kinh nghiệm kết nối thử nghiệm là cơ sở để kết nối chính thức, trên diện rộng thời gian tới.

Việc kết nối với CSDL quốc gia về dân cư phục vụ xử lý TTHC, cung cấp DVCTT của các bộ, ngành, địa phương phải thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.

Bộ TT&TT yêu cầu các tỉnh, thành phố đẩy mạnh kết nối CSDL quốc gia về dân cư - Ảnh 1.

Để triển khai kết nối trên diện rộng CSDL quốc gia về dân cư được đồng bộ, kịp thời, hiệu quả ngay từ ngày 01/7/2021, Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai ngay các công việc.

Về kết nối kỹ thuật, yêu cầu rà soát kết nối Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) với các ứng dụng trong nội bộ thông qua mạng WAN hoặc mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh và với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia thông qua Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đồng thời hoàn thành thử nghiệm kết nối LGSP của tỉnh với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.

Về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, Bộ TT&TT đề nghị các tỉnh, thành rà soát, triển khai hoạt động giám sát, điều hành, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin của tỉnh phục vụ kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư.

Về nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, các tỉnh, thành phố Trung ương cần tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực, hoàn thiện phần mềm Cổng DVC, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, thử nghiệm kết nối với LGSP của tỉnh để khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ xử lý TTHC, cung cấp DVCTT. Trước hết, ưu tiên triển khai cho 236 DVCTT thiết yếu, có nhu cầu khai thác dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư.

Bộ TT&TT cũng đề nghị các tỉnh ưu tiên nguồn lực của tỉnh triển khai các nhiệm vụ trên. Sở TT&TT sẽ là đơn vị đầu mối tổ chức, điều phối thống nhất triển khai các nội dung nêu trên tại tỉnh. Cục Tin học hóa là đầu mối tổ chức, phối hợp, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nội dung theo tiến độ đặt ra.

Cuối tháng 4/2021, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896), Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã nhấn mạnh Đề án là một những dự án có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng CPĐT, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số; góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Hội nghị này, Thượng tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 896 cho biết, đến nay, nhiệm vụ xây dựng CSDL quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp Căn cước công dân đã được thực hiện theo đúng tiến độ, cơ bản hoàn thành việc rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến triển khai 2 dự án.

Tính đến ngày 5/3, đã thu thập được trên 86,6 triệu phiếu DC01 của 59/63 địa phương; tiến hành chuyển đổi, đồng bộ dữ liệu của Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Tây Ninh; cập nhật được trên 16 triệu phiếu DC02. Bộ Công an đã hướng dẫn, chỉ đạo công an các địa phương tổ chức 6.000 lượt kiểm tra, phúc tra bảo đảm dữ liệu thông tin dân cư "đúng, đủ, sạch, sống"./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Bộ TT&TT yêu cầu các tỉnh, thành phố đẩy mạnh kết nối CSDL quốc gia về dân cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO