Thực tế hoạt động báo chí Việt Nam thời gian qua cho thấy, công tác truyền thông chính sách khi gắn với báo chí giải pháp đã mang lại hiệu quả thực chất.
Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh công tác truyền thông chính sách cần được chú trọng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong toàn hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi chính sách.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động kết nối, phát triển mạng lưới truyền thông; Bố trí kinh phí để tăng cường công tác truyền thông chính sách; Nghiên cứu việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan truyền thông, báo chí…
Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trình Chính phủ về việc thay thế 02 vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Đại hội XIII của Đảng xác định, thực hiện công tác tôn giáo không đơn thuần là hoạt động đáp ứng nhu cầu tinh thần của bộ phận Nhân dân mà còn phải phát huy nguồn lực của các tôn giáo vào xây dựng, phát triển đất nước. Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác tôn giáo ở Việt Nam luôn là một vấn đề mang ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện KSND, của TAND và công tác thi hành án, từ ngày 1/10/2021 đến ngày 31/7/2022 (10 tháng năm 2022), Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp đạt hiệu quả trong lĩnh vực thi hành án dân sự (THADS).
Với sự vào cuộc phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các cơ quan tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, đặc biệt là Ban Tiếp công dân Trung ương, tình hình khiếu kiện của công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương giảm, tình trạng công dân khiếu kiện tập trung tại trung tâm thành phố, các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương không nhiều; an ninh, trật tự cơ bản ổn định không có tình huống phức tạp.
Trong các giải pháp về quản lý Nhà nước về Thuế, ngành Thuế đã đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, số hóa giúp đem lại nhiều kết quả quan trọng, khẳng định từng bước tiến vững chắc để cụ thể hóa Chiến lược xây dựng cơ quan thuế hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đến năm 2030 theo Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong nội dung Chỉ thị số 16/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ mới ban hành, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền theo tinh thần "truyền thông chủ động, đi trước" để toàn xã hội đồng thuận, tham gia thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030. Trong bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi các giải pháp căn cơ để phát triển thị trường lao động Việt Nam bền vững.
Gần 1,2 triệu người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng, trên 9,2 triệu người có công được hoàn thành xác nhận; 994.626 đối tượng thuộc lĩnh vực người có công khó khăn do dịch bệnh COVID-19 được hỗ trợ khoảng 1.483 tỷ đồng; 98,6% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân nơi cư trú... là những thông tin đáng chú ý trong rất nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước đã đến được với thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Theo các chuyên gia cũng như cơ quan quản lý nhà nước, phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đồng thời, góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng như các chuyên gia nhận định, Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh là một công cụ quan trọng giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai cho Chính phủ, cho Ban Chỉ đạo, các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai, lãnh đạo Bộ ngành, địa phương.
Trong thời gian diễn ra Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 và kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương sẽ phối hợp với cơ quan liên quan kịp thời phát hiện những địa bàn có yếu tố phức tạp, dễ xảy ra khiếu nại, tố cáo đông người để kiến nghị, xử lý ngay tại cơ sở, không để phát sinh “điểm nóng” khiếu kiện.
Văn phòng thường trực, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa ban hành công văn yêu cầu các tỉnh miền núi phía Bắc tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất để giảm thiểu thiệt hại.