Cơ hội cho startup edtech đóng góp vào giáo dục tại Việt Nam

Hoàng Linh| 20/08/2021 08:40
Theo dõi ICTVietnam trên

Giáo dục là lĩnh vực bị gián đoạn nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 và việc chuyển sang học tập trực tuyến đòi hỏi ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến.

Thị trường edtech Việt Nam rộng mở

Với việc giáo viên, học sinh và phụ huynh đột ngột phải làm quen với việc học tập trực tuyến, làm việc từ xa, các thời hạn và trách nhiệm tại nhà, các startup công nghệ giáo dục (edtech) Việt Nam được thúc đẩy cung cấp các sản phẩm đáp ứng vấn đề giáo dục. Giáo viên và người học cần truy cập vào các công cụ số giảng dạy, học tập và làm cho việc học từ xa trở nên thiết thực hơn.

Việc tham gia của các startup edtech vào thị trường kỹ thuật số của Việt Nam ngày càng phát triển giúp thu hẹp khoảng cách, đổi mới và làm cho việc học tập trực tuyến trở nên dễ dàng, dễ tiếp cận hơn cho tất cả mọi người. Các nền tảng sáng tạo của các startup edtech cũng cho phép người học đã trưởng thành bổ sung thêm bằng cấp hoặc nâng cao kỹ năng để tìm việc làm tốt hơn.

Để khuyến khích đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này, Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings) đã phát động Ngày hội Edtech Việt Nam 2021 và cuộc thi Ngôi sao khởi nghiệp.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Ken Research, thị trường edtech Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Đầu tư vào các startup edtech tại Việt Nam đang tăng 50% mỗi năm khi các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm nhiều quan hệ đối tác hơn đào tạo số của Việt Nam khi có tới 17 triệu học sinh phổ thông.

Tại Đông Nam Á, các startup edtech ở Đông Nam Á đã thể hiện sự quan tâm đối với các giải pháp giáo dục cho phép sinh viên tiếp cận học tập trực tuyến và giảm bớt khối lượng công việc cho các giảng viên. Đây được xem thị trường đang phát triển lớn nhất, sau Fintech và thương mại điện tử (TMĐT), tăng 32% mỗi năm và thu hút các khoản đầu tư trong và ngoài nước.

Top 5 startup edtech tại Việt Nam

Mới đây, trang techcollectivesea.com đã đề cập đến 5 startup edtech tại Việt Nam đang cân bằng sân chơi giáo dục số, cung cấp phần mềm và dịch vụ làm thay đổi lĩnh vực này

789.vn

789.vn là nền tảng công nghệ toàn diện cho giáo dục số và dữ liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh trung học được xây dựng dựa trên nền tảng trắc nghiệm bởi sự đóng góp của rất nhiều chuyên gia giáo dục đã thành công trong chương trình giảng dạy của riêng mình. Phần mềm nền tảng hỗ trợ khối lượng công việc của giáo viên liên quan đến các kỳ thi và quy trình chấm điểm.

Cơ hội cho startup edtech đóng góp vào giáo dục tại Việt Nam - Ảnh 1.

Với các giải pháp được xây dựng và đáp ứng theo hệ thống của 789, các giáo viên trung học phổ thông có thể hoàn thành 99% công việc thông thường chỉ với một vài cú nhấp chuột. Một trong những lợi thế của nền tảng này là gửi báo cáo trực tiếp và cá nhân cho phụ huynh và người đại diện.

Cụ thể, hệ thống có các chức năng: tự động vào sổ điểm, báo cáo kết quả qua email, SMS, Facebook; tạo đề thi theo yêu cầu của giáo viên; chấm điểm online trên web, hoặc quét (scan) bài thi giấy trên ứng dụng (app); phân tích từng điểm mạnh, yếu của học sinh để lên kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp.

Tập đoàn Giáo dục EQuest, tiền thân là Viện Giáo dục Hoa Kỳ, đã đầu tư vào 789 vào năm ngoái. Đây là một khoản đầu tư chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục không chỉ của hơn 80.000 người học chỉ riêng tại Việt Nam, mà còn vươn ra thị trường Đông Nam Á.

Yola

Yola là một startup edtech quan trọng khác của Việt Nam cung cấp hệ thống giáo dục trực tuyến đến ngoại tuyến trên toàn quốc. Có mặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Yola đào tạo học sinh bằng các hướng dẫn kỹ năng tiếng Anh. Nền tảng cũng cung cấp một không gian xã hội cho khả năng tiếp cận các bài học ảo và các lớp học trực tuyến.

Cơ hội cho startup edtech đóng góp vào giáo dục tại Việt Nam - Ảnh 2.

Vào năm 2019, Yola đã nhận được 10 triệu USD đầu tư từ Công ty CP Tư nhân Kaizen có trụ sở tại Singapore và Ấn Độ. Cùng nhau, các công ty cung cấp nền giáo dục đổi mới cho 500.000 học sinh và cung cấp hỗ trợ cho phụ huynh và học sinh đang đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần và khó khăn do sự cô lập và xa cách xã hội.

Point Avenue

Nền tảng giáo dục Point Avenue đáp ứng nền giáo dục quốc tế chất lượng cao và giá cả phải chăng cho sinh viên tại Việt Nam và khắp Đông Nam Á. Nền tảng chuyên về các khóa học tiếng Anh, luyện thi, huấn luyện, campus lãnh đạo và đào tạo các kỹ năng phần mềm. Các dịch vụ của nền tảng được cung cấp thông qua các lớp học được phát trực tiếp và một nền tảng học tập kết hợp, cho phép sinh viên nhận được phản hồi trực tiếp và cá nhân từ các giảng viên ở Việt Nam và Hoa Kỳ.

Point Avenue đã huy động được 12 triệu USD trong vòng tài trợ Series A do công ty CP tư nhân Gaw Capital của Hồng Kông dẫn đầu. Trong khi đó, các đối tác bất động sản của họ đang tìm cách mở rộng các học viện hỗn hợp của mình tại một số thành phố của Việt Nam.

Edmicro

Edmicro là startup trong lĩnh vực công nghệ giáo dục, được thành lập vào tháng 1/2018. Đội ngũ sáng lập với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và công nghệ cùng với niềm đam mê tìm ra giải pháp sáng tạo, nhằm giải quyết nhu cầu xây dựng một nền tảng tự học mang tính cá nhân hóa/tương thích dành cho học sinh phổ thông Việt Nam.

Cơ hội cho startup edtech đóng góp vào giáo dục tại Việt Nam - Ảnh 3.

Onluyen.vn của Edmicro là giải pháp hướng tới giải quyết bài toán thúc đẩy cá nhân hóa việc học bằng cách điều chỉnh nội dung học tập phù hợp với năng lực, lấp đầy các điểm kiến thức còn trống của mỗi học sinh cũng như giúp giáo viên tự động hóa việc biên soạn học liệu và đề kiểm tra.

Nền tảng cũng cung cấp báo cáo, thiết kế bài giảng trực tuyến (microlearning) và thư viện số cho người dùng và có một cách độc đáo để trình bày các nội dung giáo dục dễ học tập, giúp việc học trở thành một trải nghiệm thú vị cho cả học sinh và giáo viên.

Edmicro đã huy động vốn từ vòng hạt giống vào tháng 3 năm nay thông qua các nhà đầu tư gần đây nhất là Insignia Ventures Partners và Beenextr.

Educa Corporation

Cung cấp công nghệ tiên tiến giúp giải quyết các thách thức về ngôn ngữ thông qua ứng dụng học tiếng Anh cho học sinh đi học, ứng dụng Edupia của Công ty Educa hiện có hơn 50.000 người dùng trả phí và dự kiến sẽ có 2 triệu người vào năm 2025.

Cơ hội cho startup edtech đóng góp vào giáo dục tại Việt Nam - Ảnh 4.

Công ty đã huy động được 2 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Quỹ ReDefine Capital của Singapore do Alibaba và Ant Financial hỗ trợ./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
Cơ hội cho startup edtech đóng góp vào giáo dục tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO