Edtech Marathon Education vừa công bố vòng đầu tư mới được dẫn dắt bởi Vulcan Capital (quỹ đầu tư do ông Paul G.Allen, đồng sáng lập Microsoft thành lập).
Các start-up trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech) tại Việt Nam đang mọc lên như nấm sau mưa, nếu lựa chọn trúng phân khúc tiềm năng và có sản phẩm chất lượng sẽ có cơ hội “cất cánh”.
Tại các trường học và các cơ sở đào tạo, việc tạo điều kiện đảm bảo học tập liên tục, hiệu quả mà vẫn giữ cho học sinh và giáo viên khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất trong một môi trường đầy biến động không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Ứng dụng những tiến bộ công nghệ có thể giúp cải thiện việc dạy - học và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tương lai.
Chính quyền của Thành phố Quezon (QC) đang hợp tác với nhà mạng Philippines Globe Telecom để cung cấp một bộ giải pháp kỹ thuật số và Internet nhằm hỗ trợ nhu cầu kết nối của người dân và học sinh, sinh viên, đồng thời trao quyền kỹ thuật số cho họ trong điều kiện bình thường mới.
Từ 26/09 đến 17/10, chuỗi sự kiện “TechForStudy - Giải quyết các nhức nhối trong học online” nhằm mang tới góc nhìn toàn diện về các giải pháp mà công nghệ mới và phong cách giảng dạy mới có thể mang lại, giúp xử lý các vấn đề nhức nhối của việc dạy và học trực tuyến tại Việt Nam trong và sau Covid-19.
Nhà mạng khẳng định đảm bảo đường truyền và ưu tiên định tuyến cho ứng dụng học trực tuyến. Tuy nhiên, 'nút thắt cổ chai' vẫn có thể xuất hiện nếu máy chủ của ứng dụng học trực tuyến không được phân bổ đủ tài khoản.
Không chỉ ứng phó với các đợt bùng phát dịch Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo đã xây dựng trường học trực tuyến. Đây cũng là nội dung cấp thiết trước yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục...
Hiện nay, việc triển khai giảng dạy trực tuyến, quản lý giáo dục từ xa không còn là giải pháp tạm thời mà được xem là phương án dài hạn và xu hướng mới để công tác giáo dục, đào tạo luôn được liên tục mà không bị ảnh hưởng gián đoạn bởi tác động của đại dịch Covid-19. Đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu để hướng tới chuyển đổi số (CĐS) ngành giáo dục.
Giáo dục là lĩnh vực bị gián đoạn nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 và việc chuyển sang học tập trực tuyến đòi hỏi ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Ngày 6/8, FPT Telecom chính thức công bố giải pháp OnMeeting - tích hợp giữa thiết bị phần cứng hiện đại OnMeeting OMT-10 và ứng dụng họp trực tuyến thông minh trên đa nền tảng. Do được xây dựng cho riêng thị trường Việt Nam nên giải pháp được ưu tiên về mặt băng thông và kết nối.
Để trẻ có những thiết bị cần thiết cho các lớp học trực tuyến, cứ một trong hai gia đình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) (49%) có 2 con trở lên phải mua hoặc thuê thêm thiết bị. Đây là tỷ lệ cao thứ hai trên toàn cầu, chỉ đứng sau châu Phi (62%). Sau đó là Mỹ Latinh với tỷ lệ 48%, mức thấp nhất được ghi nhận ở Trung Đông với 42%.
Công ty sở hữu nền tảng họp trực tuyến hàng đầu Zoom mới đây đã công bố một nền tảng mới có tên gọi Zoom Events sẽ ra mắt vào mùa hè này. Đây là nền tảng "All-in-one" được thiết kế để trở thành một giải pháp toàn diện cho việc tổ chức các sự kiện ảo có bán vé cho người xem.
Trong nhiều năm gần đây, CNTT được sử dụng ngày một nhiều trong môi trường nhà trường. Không kể đến các sản phẩm nước ngoài (mà điển hình là ứng dụng văn phòng Microsoft Office), còn có rất nhiều sản phẩm khác của các công ty công nghệ trong nước [1] đã được sử dụng rộng rãi.
Sau gần 10 tháng kể từ khi ra mắt và được Bộ TT&TT bảo trợ (ngày 15/5/2020), theo thông tin từ Zavi, hiện mỗi ngày ứng dụng “Make in Vietnam” này có gần 26.000 cuộc gọi, lớp học trực tuyến được diễn ra.