Doanh nghiệp số

Cuộc chiến giữa các gã khổng lồ công nghệ khi AI tăng tốc

Ngọc Diệp 14:14 03/03/2023

Theo sát Microsoft trong cuộc đua về trí tuệ nhân tạo (AI), các gã khổng lồ công nghệ trên toàn cầu đã đưa ra các thông báo về cách họ sẽ triển khai AI giống như ChatGPT vào các nền tảng và ứng dụng hàng đầu thế giới của mình.

Ngày 30/11/2022, OpenAI, công ty nghiên cứu AI đã cho ra mắt một sản phẩm chatbot thế hệ mới với tên gọi ChatGPT. Theo mô tả của công ty, mô hình ChatGPT tương tác theo cách đối thoại. Định dạng đối thoại giúp ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi của người dùng, thừa nhận lỗi của mình, phủ nhận các giả định không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp.

np_file_213391.jpeg

Chỉ sau 1 tuần phát hành, ChatGPT đã thu hút 1 triệu người dùng. Và theo dữ liệu gần đây nhất được cập nhật bởi công ty phân tích Similar Web, ChatGPT ước tính đã đạt 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng vào tháng 1/2023, tức chỉ 3 tháng sau khi ra mắt.

Trong khi đó, theo dữ liệu từ Sensor Tower, TikTok đã mất khoảng 9 tháng sau khi ra mắt toàn cầu để có thêm 100 triệu người dùng, còn mạng xã hội Instagram mất tới 2,5 năm để đạt được con số này. Như vậy, so sánh về tốc độ phát triển, ChatGPT đang đạt mức độ mở rộng nhanh hơn cả mạng xã hội nổi danh TikTok.

Cuộc chiến giữa các gã "khổng lồ công nghệ"

Trong số những từ khoá nổi bật trên mạng Internet hiện tại, ChatGPT và AI chắc chắn là những từ khoá được tìm kiếm hàng đầu. Sự bùng nổ của ChatGPT đã khiến con người cảm nhận được tốc độ phát triển chóng mặt của lĩnh vực công nghệ hiện tại. Do đó, không khó hiểu khi hàng loạt công ty công nghệ muốn tham gia trận chiến này, một trận chiến có thể thay đổi cả thế giới. Dưới đây là tổng hợp về cách các gã khổng lồ công nghệ lớn nhất thế giới lên kế hoạch tham gia cuộc đua AI:

Microsoft

OpenAI có thể mang lại cho Microsoft lợi thế sớm trong các trận chiến AI sắp tới. Đó là lý do gã khổng lồ này sẵn sàng rót cả chục tỷ USD vào công ty đứng sau ChatGPT với kỳ vọng công nghệ về AI sẽ thay đổi cách Microsoft phát triển trong tương lai.

Nhà sản xuất Windows đang tích cực thử nghiệm phiên bản mới nhất của công nghệ GPT-3 của OpenAI trong công cụ tìm kiếm Bing, với kế hoạch thêm công cụ này vào thanh tác vụ Windows 11. Microsoft cũng đang có kế hoạch tích hợp GPT-3 vào bộ Office của mình, bao gồm cả Word, cũng như trình duyệt Edge.

Theo Microsoft, với sự hỗ trợ từ AI, người dùng có thể tìm kiếm tốt hơn, nhận được các câu trả lời đầy đủ hơn. Ngoài ra, còn có khả năng trò chuyện, tạo nội dung mới. CEO Microsoft Satya Nadella khẳng định AI “sẽ thay đổi căn bản mọi danh mục phần mềm, bắt đầu từ danh mục lớn nhất: Tìm kiếm”.

Google

Google cũng không chịu thua kém khi tuyên bố cho ra mắt Bard, một chatbot tương tự ChatGPT nhưng được cho là sử dụng mô hình ngôn ngữ linh hoạt và rộng lớn hơn có tên là LaMDA. Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai cho biết công ty đang triển khai từng bước một dịch vụ Bard để kiểm tra phản hồi của người dùng, trước khi chính thức cho công chúng sử dụng.

Pichai cũng tiết lộ thêm rằng Google có kế hoạch sớm triển khai các tính năng AI cho công cụ tìm kiếm Google, để tổng hợp tài liệu cho các câu hỏi phức tạp. Hiện tại, Google chỉ hiển thị các đoạn văn bản đã tồn tại đâu đó trên Internet, để trả lời cho các câu hỏi với đáp án rõ ràng.

Giám đốc điều hành Sundar Pichai cho biết: “Điều quan trọng là chúng tôi mang những trải nghiệm bắt nguồn từ những mô hình này ra thế giới một cách táo bạo và có trách nhiệm”.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành mới của YouTube thuộc Google, Neal Mohan cho biết AI tái sinh sẽ sớm được cung cấp cho những người sáng tạo để “mở rộng cách kể chuyện và nâng cao giá trị sản xuất của họ”.

"Người sáng tạo và nghệ sĩ là trung tâm của YouTube và tôi sẽ tiếp tục đặt họ lên hàng đầu. Đồng thời, trong môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức ngày nay, chúng tôi đang mang đến nhiều cơ hội phát triển doanh nghiệp trên nền tảng của mình", Neal Mohan nhấn mạnh.

Meta

Cho đến nay, Meta đã thực hiện một cách tiếp cận thận trọng hơn, ít nhất là công khai, đối với AI kiểu ChatGPT cho các nền tảng truyền thông xã hội chính của mình là Facebook, WhatsApp và Instagram.

Vào ngày 27/2, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết công ty của ông đang tạo ra một nhóm sản phẩm để tìm ra cách “tăng tốc” cho hoạt động của công ty. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng có rất nhiều công việc “cơ bản” phải làm.

Mới đây, Meta đã công bố đang phát triển một mô hình ngôn ngữ AI mới có tên là LlaMA. Mô hình này được báo cáo là vượt trội so với GPT-3 trong hầu hết các điểm chuẩn. Theo Meta, với kích thước chỉ bằng 10% của GPT-3, mô hình LLaMA cung cấp một tài nguyên nhỏ nhưng hiệu suất cao có thể được tận dụng bởi ngay cả những nhóm nghiên cứu nhỏ nhất. Kích thước mô hình này đảm bảo rằng các nhóm nhỏ với nguồn lực hạn chế vẫn có thể sử dụng mô hình và đóng góp vào những tiến bộ tổng thể của AI và học máy.

Cách tiếp cận của Meta với LLaMA khác biệt rõ rệt khi so sánh với ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google. Công ty đang phát hành mô hình mới theo giấy phép phi thương mại, nhắc lại cam kết đã nêu về sự công bằng và minh bạch của AI. Truy cập cho các nhà nghiên cứu trong các tổ chức trên toàn chính phủ, học viện quan tâm đến việc tận dụng mô hình sẽ phải xin giấy phép và được cấp quyền truy cập.

Snapchat

Ngày 27/2, hãng công nghệ Snap Inc đã công bố thông tin rằng hãng này đang thử nghiệm trên ứng dụng Snapchat một công cụ trò chuyện (chatbot) được hỗ trợ bởi ứng dụng AI ChatGPT.

Theo Snap Inc, chatbot trên được gọi là My AI, là phiên bản tùy chỉnh công cụ ChatGPT của OpenAI và sẽ được ra mắt dưới dạng một “tính năng thử nghiệm” dành cho những người dùng đăng ký Snapchat+. Snapchat cho biết My AI có thể gợi ý quà tặng sinh nhật, lên kế hoạch cho chuyến đi bộ đường dài hoặc gợi ý thực đơn cho bữa tối. Người dùng có thể tùy chỉnh công cụ bằng cách đặt tên và tạo hình nền cho chatbot của họ.

Mặc dù My AI được thiết kế tránh thông tin sai lệch, không chính xác, nhưng vẫn có thể xảy ra sai sót. Nền tảng mạng xã hội này cũng khuyến nghị người dùng gửi phản hồi nếu cảm thấy bất kỳ tin nhắn không ổn nào của My AI.

Với đối tượng trẻ tuổi, chatbot của Snapchat sẽ bị hạn chế hơn nhiều so với ChatGPT. Các yêu cầu viết bài luận ở trường hoặc viết ra những nội dung không phù hợp sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Baidu

Cuộc chiến cũng không chỉ gói gọn trong số các công ty Big Tech, mà còn được nâng tầm quốc gia và khu vực. Tại châu Á, Trung Quốc cũng là quốc gia đang tích cực tham gia vào quá trình ứng dụng AI. Ít nhất 5 công ty công nghệ, từ gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của Jack Ma đến nhà điều hành công cụ tìm kiếm Baidu của Robin Li, đều đưa ra thông báo sẽ tạo ra những công cụ tương tự như ChatGPT.

Ngày 7/2, Baidu đã tuyên bố sẽ tung ra một chatbot có tên Ernie vào tháng 3, với mục đích sử dụng nó trong một loạt dịch vụ từ tìm kiếm và điện toán đám mây đến lái xe tự hành.

Một ngày sau thông báo của Baidu, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đã xác nhận rằng công ty hiện đang tiến hành các thử nghiệm nội bộ trên một chatbot kiểu ChatGPT thông qua viện nghiên cứu của mình.

Musk muốn tạo siêu AI đối đầu ChatGPT

elon_musk_ai_04_17_01.jpg
Sự xuất hiện của ChatGPT khiến các "ông lớn" như Google, Microsoft hay Meta e ngại và giờ là đến Elon Musk

Tỷ phú Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, được cho là đang gặp gỡ các chuyên gia cao cấp từng làm việc tại Google để phát triển hệ thống AI mới, đối đầu ChatGPT.

Theo nguồn tin từ The Information, gần đây, vị tỷ phú Mỹ này đã tiếp cận một số nhà nghiên cứu AI để bàn về việc thành lập phòng thí nghiệm mới nhằm phát triển giải pháp thay thế cho ChatGPT. Trong số đó có Igor Babuschkin, cựu chuyên gia cấp cao của Google DeepMind và OpenAI./.

Theo japantimes, cnn, theverge.
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Cuộc chiến giữa các gã khổng lồ công nghệ khi AI tăng tốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO