Đề xuất xây dựng quy hoạch phát triển dịch vụ Phát thanh truyền hình Việt Nam đến năm 2020

04/11/2015 07:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng 28/06/2012 tại 18 Nguyễn Du - Hà Nội, Viện Chiến lượcThông tin và Truyền thông – Bộ TT&TT đã tổ chức “Hội thảo xây dựng quy hoạch phát triển dịch vụ Phát thanh truyền hình (PTTH) Việt Nam đến năm 2020. Tới dự hội thảo có ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ TT&TT, đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT, đại diện các Đài phát thanh truyền hình…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cho rằng, các văn bản quy định về phát thanh truyền hình rất quan trọng giúp cho các khái niệm trong lĩnh vực này được phân biệt một cách rõ ràng như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà cung cấp nội dung, dịch vụ truyền hình trả tiền... Tuy nhiên vấn đề về quy hoạch và phát triển dịch vụ PTTH, lộ trình phát triển PTTH đến năm 2020 cần có sự xem xét đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình phát triển truyền hình và đưa ra tiêu chí phát triển từng khu vực cho phù hợp là rất cần thiết…

Theo đại diện Viện Chiến lược Bộ TT&TT, hiện tại ở Việt Nam dịch vụ Phát thanh truyền hình gồm: truyền hình quảng bá và truyền hình trả tiền. Phát thanh truyền hình quảng bá là các dịch vụ phát thanh, truyền hình nhằm mục đích chủ yếu phát sóng cho mọi tổ chức, cá nhân tự do sử dụng mà không cố ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát hoặc ràng buộc điều kiện với việc thu, xem tín hiệu PTTH; Dịch vụ truyền hình trả tiền là dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp các chương trình, kênh chương trình PTTH trả tiền và các dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật đến thuê bao truyền hình trả tiền theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc thỏa thuận tương đương.

Ở Việt Nam, hiện nay toàn quốc có 3 Đài hiện có dịch vụ quảng bá: VTV, VTC, VOV; các bộ ngành có 8 Đài; 63 đài PTTH địa phương; dịch vụ PTTH quảng bá qua internet; dịch vụ PTTH quảng bá số mặt đất; dịch vụ PTTH quảng bá di động mặt đất. Dịch vụ truyền hình trả tiền có khoảng 40 đơn vị cung cấp trên phạm vi 63 tỉnh thành; Dịch vụ truyền hình vệ tinh có 3 đơn vị cung cấp: K ; VTC; AVG; Dịch vụ truyền hình IPTV có các nhà cung cấp thử nghiệm: My TV; FPT; VTC. Dịch vụ truyền hình di động (Mobile TV): Mobifone, Vinaphone, VTC.Theo báo cáo của Viện Chiến lược, mục tiêu đến năm 2015, hầu hết các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng, trung du có khả năng tiếp cận dịch vụ truyền hình số mặt đất. Đến năm 2020 dịch vụ truyền hình số mặt đất có mặt tại 63 tỉnh, thành phố. Đến năm 2015, đảm bảo 100% số hộ gia đình trên cả nước có khả năng tiếp cận dịch vụ truyền hình DTH của tối thiểu 2 doanh nghiệp cung cấp; 100% các thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm sinh hoạt công cộng tại trung tâm có khả năng tiếp cận TH cáp bằng nhiều công nghệ khác nhau: tương tự, số, IPTV. Từ sau 2015, chấm dứt hoàn toàn công nghệ truyền hình cáp tương tự; Năm 2015, các thành phố trực thuộc trung ương và dọc quốc lộ Bắc Nam có thể tiếp cận dịch vụ truyền hình di động; Năm 2020, dịch vụ Truyền hình di động có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước;  Đến năm 2015 phát triển khoảng 30 – 40% số hộ gia đình xem dịch vụ truyền hình trả tiền và phát triển đến 60 – 70% vào năm 2020; Tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền khoảng 25-30% giai đoạn 2012 – 2015, đến năm 2020 doanh thu dịch vụ truyền đạt khoảng 800 – 1000 triệu USD…Tại hội thảo nhiều ý kiến đã được các đơn vị, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, chia sẻ, bày tỏ các quan điểm định hướng phát triển trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình và đóng góp nội dung cho bản Quy hoạch để hướng tới phát triển thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình lành mạnh và bền vững trong tương lại.

Nguyễn Thúy.

Theo MIC

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Can nhiễu trên tần số 125KHz gây ảnh hưởng tới việc vận hành chìa khóa thông minh
    Các sự cố can nhiễu trên tần số 125KHz đã gây ra ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng chìa khóa thông minh (smartkey) của ô tô, xe máy tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất xây dựng quy hoạch phát triển dịch vụ Phát thanh truyền hình Việt Nam đến năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO