Đến cuối năm 2022 DVCTT của Bà Rịa - Vũng Tàu phải đạt tối thiểu 80%

PV| 16/08/2022 16:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Đến cuối tháng 11/2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) có phát sinh hồ sơ của các cơ quan hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải đạt tỷ lệ tối thiểu 80%.

Đó là một chỉ tiêu phấn đấu được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra trong Quyết định số 2139/QĐ-UBND về việc "Giao chỉ tiêu thực hiện DVCTT cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã năm 2022" vừa được ban hành mới đây. Quyết định có hiệu lực từ ngày 03/8/2022.

Nâng cao hiệu quả các DVCTT

Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao chỉ tiêu về DVCTT cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh (trừ đơn vị thanh tra tỉnh) và UBND cấp huyện, xã năm 2022. Cụ thể, đến ngày 30/9/2022, tỷ lệ DVCTT đạt tỷ lệ 50% và mỗi tháng tiếp theo có thêm 15% DVCTT mới phát sinh hồ sơ, đảm bảo đến ngày 30/11/2022 đạt tỷ lệ tối thiểu 80% DVCTT.

Bên cạnh đó, đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) xử lý trực tuyến đến ngày 30/9/2022 đạt tỷ lệ tối thiểu 30% và mỗi tháng tiếp theo tăng tối thiểu 15% đảm bảo đến ngày 30/11/2022 đạt tối thiểu 60%.

Còn lại đối với cấp huyện, xã đến ngày 30/9/2022 đạt tỷ lệ hồ sơ TTHC tối thiểu 20% và mỗi tháng tiếp theo tăng tối thiểu 15% đảm bảo đến ngày 30/11/2022 đạt tối thiểu 50%.

Nghiên cứu đưa DVCTT mức độ 3, 4 vào chương trình học ngoại khóa cấp THPT trở lên

Để đạt được các yêu cầu chỉ tiêu, Quyết định trên cũng đưa ra những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện. Theo đó, trong thời gian tới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường công tác tuyên truyền việc cung ứng DVCTT đến đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và toàn thể người dân, doanh nghiệp (DN). Đồng thời, tỉnh xây dựng tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng DVCTT với hình thức đa dạng, ngắn gọn, dễ hiểu đăng tải trên các trang thông tin điện tử, màn hình hiển thị tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, xã.

Đến cuối năm DVCTT của Bà Rịa – Vũng Tàu phải đạt tối thiểu  80% - Ảnh 1.

Công chức Sở Công Thương hướng dẫn DN các bước nộp hồ sơ trực tuyến, thay thế dần nộp hồ sơ trực tiếp tại quầy giao dịch (Nguồn: https://www.baobariavungtau.com.vn)

Cùng với đó, xây dựng chuyên mục, chuyên trang đưa tin, bài viết và phóng sự về hướng dẫn quy trình thực hiện; lợi ích của việc sử dụng DVCTT và giải quyết hồ sơ TTHC trực tuyến trên báo, đài truyền thanh cơ sở, trang mạng xã hội… để tuyên truyền đến người dân, tạo sự đồng thuận, hiệu ứng lan truyền trong thực hiện DVCTT.

"Tiếp tục thông tin tuyên truyền, tích cực hướng dẫn người dân, DN sử dụng kết quả chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ để nộp hồ sơ thông qua DVCTT trên Cổng DVC của tỉnh hoặc Cổng DVC quốc gia.

"Đặc biệt, tất cả TTHC nội bộ giữa cơ quan nhà nước đã được cung ứng DVCTT phải thực hiện tiếp nhận trực tuyến và có danh mục DVC, không tiếp nhận và giải quyết bằng hình thức trực tiếp; thời gian thực hiện phải thường xuyên…", Quyết định nêu rõ.

Quyết định cũng giao nhiệm vụ cho Sở TT&TT tỉnh là đơn vị chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện. Đồng thời, tỉnh chỉ đạo thành lập tổ hướng dẫn, hỗ trợ người dân, DN sử dụng DVCTT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết cấp huyện, xã. Thành viên tham gia tổ hướng dẫn là lực lượng đoàn thanh niên, các hội, tổ chức đoàn thể khác…

Một nội dung quan trọng khác mà Quyết định nêu rõ, các cơ quan hành chính cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện rà soát, đề xuất chính sách giảm phí, lệ phí đối với các TTHC sử dụng DVCTT thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 85/2019/TT-BTC về hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm khuyến khích người dân, DN nộp hồ sơ trực tuyến.

"Cùng với đó nghiên cứu đưa DVCTT mức độ 3,4 vào chương trình ngoại khoá, sinh hoạt chuyên đề tại các trường THPT trở lên trên địa bàn tỉnh", Quyết định nêu.

Việc tổ chức thực hiện các nội dung, yêu cầu theo quyết định quan trọng trên giao trách nhiệm, chịu trách nhiệm cho người đứng đầu các cơ quan hành chính cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện, xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Kết quả việc triển khai các nội dung trên cũng được báo cáo, tổng hợp, đánh giá và gửi về Văn phòng UBND tỉnh, Sở TT&TT, Sở Nội vụ tổng hợp để báo cáo UBND tỉnh.

Ngoài ra, Sở TT&TT phải đảm bảo tốt hạ tầng kỹ thuật, kết nối, khai thác dữ liệu hiệu quả từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, tỉnh và các hệ thống thông tin có phạm vi, quy mô từ Trung ương tới địa phương. Sở TT&TT cũng đảm bảo việc kết nối Cổng DVC/ Hệ thống một cửa điện tử tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số của Bộ TT&TT để thực hiện đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng DVCTT của các cơ quan nhà nước.

Hoà Bình phấn đấu thanh toán trực tuyến trên cổng DVC đến cuối năm phải đạt tối thiểu 30%

Cũng cùng nội dung liên quan đến việc thúc đẩy nhanh, hiệu quả việc sử dụng các DVCTT như Bà Rịa – Vũng Tàu, UBND tỉnh Hòa Bình cũng là đơn vị tích cực thực hiện nhiệm vụ này, với việc ban hành Quyết định 1546/QĐ-UBND ngày 30/7/2022 về việc "Giao chỉ tiêu thanh toán trực tuyến trên cổng DVC quốc gia năm 2022 cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình".

Đến cuối năm DVCTT của Bà Rịa – Vũng Tàu phải đạt tối thiểu  80% - Ảnh 2.

Quyết định giao trách nhiệm cho Sở TT&TT tỉnh Hòa Bình phối hợp cùng các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện quyết định.

Theo đó, tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên cổng DVC quốc gia trên tổng số giao dịch thánh toán của DVC trong năm 2022 đối với các cơ quan, sở, ban, ngành, địa phương cần phải đạt tối thiểu 30%.

Việc tổ chức thực hiện sẽ được căn cứ vào tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trình độ tiếp cận Internet của khách hàng tại địa phương, tổ chức giao chỉ tiêu cụ thể cho UBND xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý nhằm đảm bảo chỉ tiêu được giao theo quy định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

Cũng theo Quyết định, giao trách nhiệm cho Sở TT&TT tỉnh Hòa Bình phối hợp cùng các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện quyết định; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắt, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.

Đơn vị này cũng chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc kết nối, tích hợp và hoạt động ổn định, thông suốt giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh với hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia theo theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện thanh toán phí, lệ phí đối với các DVCTT trên Cổng DVC của tỉnh.

"Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủtrưởng các ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cánhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký", Quyết định nêu rõ./.

Bài liên quan
  • Đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến
    Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin về cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến là tiền đề quan trọng để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu quan trọng nhất là đến năm 2030 có 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đến cuối năm 2022 DVCTT của Bà Rịa - Vũng Tàu phải đạt tối thiểu 80%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO