Định danh điện tử dần đi vào cuộc sống

TH| 18/11/2020 21:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Định danh điện tử (eKYC) được xem là yếu tố quan trọng phục vụ cho quá trình xây dựng chính phủ số, kinh tế số và là điều kiện cần thiết để triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) cũng như các giao dịch điện tử.

Trước nhu cầu lớn của xã hội, nhiều doanh nghiệp (DN) công nghệ đã nhanh chóng cung cấp giải pháp này, giúp cung - cầu gặp nhau và đưa eKYC dần đi vào cuộc sống.

"Cầu" lớn từ các công ty tài chính

Định danh điện tử (e-Identification) là quá trình xác định danh tính điện tử của cá nhân, tổ chức khi tham gia các giao dịch điện tử. Tại Việt Nam, việc định danh cá nhân vẫn chủ yếu dựa vào phương thức truyền thống. Điển hình của việc này là những giấy tờ đã quen thuộc với tất cả mọi người dân như thẻ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.

Một vài năm gần đây, trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), phát triển thương mại điện tử (TMĐT) thì định danh điện tử được nhắc đến và trở thành nhu cầu tất yếu của các công dân điện tử, đặc biệt khi giao dịch liên quan tới tài chính - ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng đã sớm triển khai dịch vụ này để đáp ứng nhu cầu người dùng.

Từ đầu tháng 7/2020, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã thí điểm áp dụng eKYC trong hoạt động, một bước đi được xem là giai đoạn chuẩn bị trước khi cơ quan quản lý ra thông tư hướng dẫn thực hiện eKYC với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hầu hết, các ngân hàng này đều đạt kết quả khả quan khi triển khai dịch vụ.

Định danh điện tử dần đi vào cuộc sống - Ảnh 1.

TPBank là một trong các ngân hàng tiên phong áp dụng eKYC (Nguồn: Internet)

Tại TPBank, tháng đầu triển khai eKYC đã thu hút hơn 30.000 khách hàng đăng ký mở tài khoản mới thông qua phương thức này, tương đương 85% lượng khách hàng đăng ký mở tại quầy giao dịch hoặc tại LiveBank theo cách truyền thống.

Ông Nguyễn Hưng, CEO TPBank chia sẻ, khoảng 60% số đăng ký trong tháng đầu tại ngân hàng làm eKYC là nhu cầu mở tài khoản thực, còn 40% là những người muốn "thử thách" công nghệ. Nói "thử thách" là bởi, với hình thức định danh mới, các bước xác nhận đã được đơn giản hóa. Nhiều khách hàng vì thế muốn thử xem liệu hình thức này có thực sự an toàn hay không.

Trong khi đó, tại ngân hàng HDBank, quy mô khách hàng đăng ký mới trên ứng dụng cũng đạt 35.000 lượt, với 15.000 tài khoản đã thực hiện xác thực thông tin trực tuyến. VPBank cũng ghi nhận xấp xỉ 15.000 tài khoản đăng ký mới thông qua eKYC, bằng 50% so với dự tính của cả năm 2020.

DN công nghệ vào cuộc và sự ra đời của eKYC mang thương hiệu Việt

Xuất phát từ thực tế các cá nhân, DN hiện đang sở hữu rất nhiều mã số định danh và các tài khoản điện tử như: mã số bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, mã số thuế, tài khoản đăng nhập trên các cổng dịch vụ công... Trong khi đó, đa phần việc việc xác định tính chính danh của chủ tài khoản lại chỉ thông qua thông tin khai báo và mật khẩu nên chưa đủ đảm bảo tính xác thực.

Trong quá trình xây dựng Cổng Dịch vụ công (DVC) quốc gia, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) được yêu cầu tham gia xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử PostiD kết nối với Cổng. Với tài khoản PostiD do VNPost cung cấp, người dùng không chỉ đăng nhập trên Cổng DVC quốc gia mà còn được dùng để truy cập vào cổng DVC trực tuyến các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các dịch vụ hành chính công.

Ngoài ra, người dùng cũng truy cập được vào nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode, Cổng dữ liệu quốc gia cùng một số hệ thống của BĐVN và đơn vị liên kết với BĐVN trong lĩnh vực thương mại điện tử, ngân hàng, công ty tài chính... Sau gần 9 tháng triển khai, hệ thống định danh và xác thực điện tử (PostiD) của VNPost đã thu hút hơn 131.000 người đăng ký.

Ra mắt muộn hơn vào cuối tháng 10 vừa qua, nhưng nền tảng VNPT eKYC của Tập đoàn VNPT có nhiều ưu điểm nổi trội nhờ được phát triển và hoàn thiện dựa trên các công nghệ 4.0 mũi nhọn như: công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và nhận dạng sinh trắc học (Biometric Recognition).

VNPT eKYC được Bộ TT&TT lựa chọn là sản phẩm "Make in Viet Nam" do sản phẩm đã áp dụng triển khai có kết quả trong thực tiễn và được đánh giá về mặt kỹ thuật để đảm bảo hiệu năng - hiệu suất, an toàn an ninh mạng, lưu trữ, bảo mật, bảo vệ dữ liệu. Cục Tin học hóa của Bộ TT&TT sẽ cấp chứng nhận đánh giá, ghi nhận thể hiện lòng tin của khách hàng cho sản phẩm.

Ngoài ra, VNPT eKYC tự hào là sản phẩm công nghệ hoàn toàn do Việt Nam làm chủ, phục vụ và tối ưu cho các bài toán của Việt Nam. Sản phẩm do VNPT làm chủ hoàn toàn về công nghệ nên người sử dụng hoàn toàn yên tâm về bảo mật thông tin cá nhân.

Định danh điện tử dần đi vào cuộc sống - Ảnh 2.

Tổng Giám đốc VNPT-IT: VNPT eKYC là sản phẩm do VNPT làm chủ hoàn toàn về công nghệ

Theo ông Ngô Diên Hy, Tổng Giám đốc công ty VNPT IT – đơn vị trực thuộc Tập đoàn VNPT và là đơn vị trực tiếp xây dựng sản phẩm, VNPT đầu tư phát triển nền tảng định danh giúp cho công cuộc chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực phát triển từ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại điện tử, y tế, giáo dục… Hiện nay, lưu lượng qua nền tảng VNPT eKYC mỗi ngày từ khoảng 500.000 – 1.000.000 giao dịch trong hơn 1 năm qua.

Trong giai đoạn tiếp theo, VNPT tiếp tục nghiên cứu phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, giải pháp nền tảng 4.0, hỗ trợ chính phủ, DN và người dân trong công cuộc chuyển đổi số, giúp Việt Nam bứt phá trong cuộc đua CMCN 4.0 cũng như đưa công nghệ Việt Nam ra nước ngoài.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ba điểm nghẽn lớn cản trở chuyển đổi số của tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể
    ‏Thấu hiểu ba điểm nghẽn lớn cản trở quá trình chuyển đổi số của tiểu thương bao gồm thiếu công cụ, thiếu dữ liệu và khó tiếp cận tín dụng, MoMo đã xây dựng bộ giải pháp số hoá toàn diện, giúp tháo gỡ những nút thắt này.‏
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
Đừng bỏ lỡ
Định danh điện tử dần đi vào cuộc sống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO