Doanh nghiệp Fintech có thể bắt tay nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile Money

M.T| 14/04/2021 14:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Các chuyên gia nhận định việc thí điểm Mobile Money sẽ làm tăng lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là ở vùng sâu vùng xa. Các doanh nghiệp Fintech có thể bắt tay với nhà mạng để nâng cao trải nghiệm người dùng Mobile Money.

Cục diện thị trường Fintech sẽ không thay đổi nhiều

Đầu tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Hiện các nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone đã và đang hoàn thiện hồ sơ để xin cấp phép thí điểm dịch vụ Mobile Money.

Doanh nghiệp Fintech có thể bắt tay nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile Money - Ảnh 1.

Các chuyên gia đều có chung nhận định, việc thí điểm Mobile Money sẽ làm tăng lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là ở vùng sâu vùng xa (Ảnh minh họa)

Bàn về ảnh hưởng, tác động đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính của Mobile Money khi được triển khai thí điểm, Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy, giảng viên ngành Tài chính của Đại học RMIT nhận định: Cục diện của thị trường Fintech sẽ không thay đổi nhiều so với hiện tại. Bởi lẽ, ví điện tử, ứng dụng ngân hàng di động (Mobile Banking) và Mobile Money có phân khúc thị trường cũng như khách hàng khác nhau.

Mục tiêu của Mobile Money là phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt ở nông thôn và vùng sâu vùng xa nơi dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Thêm vào đó, Mobile Money không liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng vì nhà cung cấp Mobile Money không được cung cấp dịch vụ cho vay, huy động vốn cũng như trả lãi cho số tiền trong Mobile Money.

Một điểm khác biệt về phân khúc thị trường còn thể hiện ngay trong hạn mức giao dịch theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, ví điện tử tập trung vào đối tượng khách hàng ở các thành phố lớn nên hiện có hạn mức giao dịch tối đa 100 triệu đồng/tháng, trong khi Mobile Money cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng vùng sâu vùng xa nên hạn mức giao dịch tối đa chỉ 10 triệu đồng/tháng.

Cũng theo phân tích của Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy, các công ty Fintech và ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ hiện nay. Khảo sát của Cimigo năm 2019 cho thấy, ngay cả ở khu vực thành thị cũng mới chỉ có 30% người dân sử dụng Mobile Banking và 29% sử dụng ví điện tử để thanh toán. Trong khi theo nghiên cứu mới nhất cũng của đơn vị này năm 2020, nhóm dân số phát triển nhanh nhất là từ 0-12 tuổi ở nông thôn và 50 tuổi trở lên ở thành phố.

“Với khả năng tiếp cận Internet và công nghệ nhanh chóng của thế hệ trẻ cũng như thu nhập cao của cư dân thành thị, thị trường khách hàng dịch vụ số tiềm năng cho các công ty Fintech và ngân hàng vẫn còn rất lớn”, Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy nêu quan điểm.

Khả năng hợp tác giữa nhà mạng và doanh nghiệp Fintech

Dẫu vậy, nhấn mạnh lợi thế của các các doanh nghiệp viễn thông lớn trong việc triển khai Mobile Money, chuyên gia Đại học RMIT cho rằng, các công ty Fintech, đặc biệt là các công ty có ứng dụng ví điện tử phổ biến như MoMo hay ZaloPay, có thể bắt tay với nhà mạng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.

Trao đổi thêm với ICTnews về khả năng hợp tác giữa Fintech với các nhà mạng, Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy chia sẻ, một cơ hội hợp tác dễ nhận thấy giữa nhà mạng và các đơn vị Fintech là hai bên có thể tận dụng cơ sở khách hàng và kinh nghiệm kinh doanh của nhau để gia tăng doanh thu và mở rộng hoạt động.

Các công ty Fintech có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán sẽ giúp các nhà mạng thiết kế tính năng Mobile Money dễ dùng và thân thiện với người dùng hơn. Bên cạnh đó, hành vi chi tiêu của người dùng trong thanh toán điện tử sẽ giúp nhà mạng đưa ra các dịch vụ hàng hóa thu hút người dùng Mobile Money hơn. Đồng thời, các đơn vị Fintech thanh toán sẽ có thêm cơ sở dữ liệu mới để khai thác.

Khi người dùng Mobile Money nhận thấy được tiện ích của thanh toán không tiền mặt và muốn nâng cao trải nghiệm của mình hơn thông qua các dịch vụ khác, họ sẽ có động lực để tạo tài khoản ngân hàng và tiếp cận các dịch vụ thanh toán đa chức năng hơn như ví điện tử, và từ đó fintech sẽ được hưởng lợi.

Minh chứng cho nhận định của mình, Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy dẫn chứng, một ví dụ có thể thấy là ví điện tử Viettel Pay đang hoạt động như một siêu ứng dụng với khoảng 10 triệu khách hàng. Kinh nghiệm trong việc triển khai Viettel Pay chắc chắn sẽ giúp Viettel phổ biến Mobile Money đến các khách hàng còn lại của mình.

Giao dịch thanh toán không tiền mặt sẽ tăng nhờ Mobile Money

Đáng chú ý, các giảng viên ngành Tài chính của Đại học RMIT là Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy và Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy đều có chung nhận định, việc thí điểm Mobile Money sẽ làm tăng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa.

Mục tiêu của việc triển khai thí điểm Mobile Money, theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, cũng là nhằm góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam. Đồng thời, tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng.

Trong trao đổi với ICTnews hồi tháng 4 năm ngoái, khi Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị trình Chính phủ đề án thí điểm Mobile Money, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) Vũ Hoàng Liên cũng đã nhấn mạnh: Việc triển khai Mobile Money sẽ là hành động thích hợp để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.

“Cá nhân tôi nhận thấy, Mobile Money sẽ tạo ra những tiện lợi đáng kể cho người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn như: dễ dàng mua sắm, giảm thiểu chi phí và thời giờ đi lại, hạn chế việc phải quản lý tiền mặt, đỡ phải tiếp cận với quá nhiều các hình thức thanh toán, thuận lợi cho quản lý chi tiêu và tài chính”, ông Vũ Hoàng Liên chia sẻ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ tem bưu chính đầu tiên thể hiện vẻ đẹp Hà Nội 12 mùa hoa
    Hà Nội có những loài hoa rất đặc trưng vào các tháng trong năm và trở thành nguồn cảm hứng để bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" ra đời và nay được thể hiện trên bộ tem bưu chính đầu tiên của Việt Nam.
  • CĐS giúp tăng khả năng tự chăm sóc sức khỏe của mọi người dân
    “Điều quan trọng là cần có sự đồng lòng, quyết tâm chính trị cao để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong Y tế, từ đó năng cao chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh, đạt mục tiêu bảo vệ sức khoẻ toàn diện, quyền lợi cho mọi người dân ngày một tốt hơn nữa”.
  • Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 8 kinh nghiệm để chuyển đổi số hiệu quả
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã nhấn mạnh 8 kinh nghiệm quý để thúc đẩy CĐS quốc gia tại phiên họp thứ 8 của Uỷ ban ngày 24/4/2024.
  • Bia Hơi Hà Nội - Vị bia gắn kết những khoảnh khắc ngày hè
    Bia Hơi Hà Nội - một thương hiệu đã gắn bó lâu đời qua bao thế hệ người Hà Nội. Thưởng thức Bia Hơi Hà Nội đã trở thành một thói quen, một nét đặc trưng của đời sống văn hóa trong những dịp tụ họp gắn kết. Có thể khẳng định rằng Bia Hơi Hà Nội là một phần không thể thiếu trong nền tinh hoa ẩm thực Hà Thành, là sự giao thoa giữa các tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau.
  • Những rủi ro tiềm ẩn của tự động hóa CNTT
    Tự động hóa ngày càng được coi là một chiến lược công nghệ thông tin quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh, nhưng những cạm bẫy đang chờ đợi những ai không chú ý đến các biện pháp phòng ngừa.
  • Khoảng 95% người tiêu dùng mua hàng qua livestream
    Với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
  • Doanh nghiệp thay đổi nhu cầu chuyển đổi số để tăng hiệu suất làm việc
    Theo các chuyên gia, dù chuyển đổi số (CĐS) không được nhắc đến nhiều như trước nhưng đây vẫn là xu hướng không thể đảo ngược. Đồng thời, đã có sự dịch chuyển về mục tiêu, từ tăng trưởng sang tối ưu hóa vận hành, tăng hiệu suất làm việc.
  • Phenikaa tham gia phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
    Mới đây, Phenikaa chính thức tham gia lĩnh vực công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam bằng việc thành lập Trung tâm Phenikaa Đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn, với mục tiêu đến năm 2030 đào tạo hơn 8.000 kĩ sư thiết kế vi mạch có chứng chỉ quốc tế.
  • Chuyển đổi số hiệu quả tại huyện Đan Phượng
    Triển khai chuyển đổi số (CĐS) từ cụm dân cư, tổ dân phố cho tới cấp xã, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã và đang có cách làm hiệu quả tại cơ sở, hướng đến thực hiện CĐS trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
  • BFSI và xu hướng chuyển đổi sang nền tảng công nghệ Việt
    Ngân hàng có lịch phát triển hàng trăm năm với dịch vụ số đầu tiên là dịch vụ sao kê tài khoản ở những năm thập niên 90, tuy nhiên, từ đó đến nay việc chuyển đổi số (CĐS) ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (BFSI) đã diễn ra nhanh chóng với giao dịch điện tử và hàng loạt ngân hàng số ra đời.
Doanh nghiệp Fintech có thể bắt tay nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile Money
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO