Theo TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (CĐS) (VIDT), công nghệ sẽ ngày càng hỗ trợ tốt hơn cho làm việc từ xa khi 5G, AR/VR hoàn thiện và phổ biến hơn. Tuy nhiên, việc thiếu kỹ năng số sẽ là một rào cản không nhỏ và cần phải cải thiện, cho quá trình làm việc từ xa của doanh nghiệp (DN) Việt, hay xa hơn nữa là các dịch vụ từ xa như y tế, giáo dục, dịch vụ công (DVC)...
Sau ngày 31/12/2021, 100% thẻ từ ATM sẽ phải được chuyển đổi sang thẻ chip, theo quy định tại Thông tư 41 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Điều này có nghĩa toàn bộ thẻ từ ATM sẽ không được chấp nhận tại các điểm giao dịch trên toàn quốc. Để giao dịch của k
Thay vì phải phụ thuộc vào USB Token, giải pháp ký số từ xa (Remote Signing) có thể sử dụng trên nhiều loại thiết bị như smartphone, laptop… được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, thúc đẩy các dịch vụ chính phủ điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và ứng dụng chữ ký số cho cá nhân...
Trong cuộc đua chuyển đổi số (CĐS), các ngân hàng hiện nay không chỉ chạy đua số hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và xây dựng các nền tảng giao dịch trực tuyến (online) hiện đại, mà còn tăng cường áp dụng công nghệ cao, tự động hoá tại chính các điểm giao dịch vật lý truyền thống.
MISA AMIS là nền tảng quản trị toàn diện nhất cho doanh nghiệp (DN) xoay quanh 4 mảng cốt lõi: Tài chính, kinh doanh, nhân sự và điều hành. Nền tảng được Bộ TT&TT bảo trợ thông qua "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Theo dự báo của Financial Brand, ngân hàng mở là một trong 8 xu hướng fintech sẽ làm thay đổi ngành ngân hàng. Đây cũng là xu hướng toàn cầu quan trọng nhất trong hệ sinh thái ngân hàng.
Sau khi ra mắt hàng loạt sản phẩm online (trực tuyến), giữa các ngân hàng diễn ra "cuộc đua" ví điện tử để thu hút khách hàng. Với việc triển khai ví điện tử, ngân hàng có thêm dịch vụ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đây cũng là lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt được nhiều người ưu tiên.
Dòng tiền được coi là nền móng của nền kinh tế số, chính vì vậy, ngành tài chính - ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Các mạng trên toàn thế giới đang chuyển sang công nghệ mạng thế hệ thứ 5 (5G). Tổ chức GSMA dự báo vào năm 2025, 20% kết nối toàn cầu sẽ là 5G. Các nhà mạng đang ráo riết thực hiện sự chuyển dịch này vì giá trị kinh tế của 5G đối với các doanh nghiệp. Các ngành, lĩnh vực cũng đang tích cực thực hiện sự chuyển dịch để khai thác các lợi ích từ 5G. Từ lĩnh vực năng lượng đến sản xuất, tài chính đến giao thông vận tải, chăm sóc sức khỏe cho đến chính phủ sẽ chứng kiến các quy trình và hành vi tiến hóa nhờ 5G.
Bài viết trình bày tóm tắt kết quả khảo sát ngân hàng số được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng - Đại học Quốc gia TPHCM năm 2021. Đối tượng tham gia khảo sát là những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Từ đó, đưa ra các hàm ý, thảo luận để phát triển ngân hàng số trong tương lai.
Căn cước công dân của Argentina, Malaysia được tích hợp thêm tính năng của ví điện tử, thẻ ngân hàng. Trong khi tại Anh và Mỹ, đây không phải loại giấy tờ bắt buộc.
Các công nghệ số sẽ tạo nên đột phá quan trọng trong triển khai các dịch vụ ngân hàng mới hiện
đại, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Xu hướng ứng dụng các công nghệ này không chỉ giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng, cung cấp các sản phẩm ngân hàng mang tính cá nhân hóa cao đến người dùng đúng thời điểm, đúng nhu cầu mà còn mang lại cơ hội tiếp cận dịch vụ cho người dân ở những khu vực không được phục vụ.
Người dùng cần cẩn trọng với các giao dịch online vì đây là thời điểm nhiều nhóm hacker đang gia tăng hoạt động lừa đảo nhắm vào các dịch vụ banking, ví điện tử.