1. Zojirushi BB-HAQ10
Hội chị em độc thân thử ngay máy xay sinh tố mini dạng cầm tay đang rất hot trên mạng: Giá mềm lại bonus thêm chất lượng “ổn áp”Đọc ngay
Theo chị Trần Trang (Hà Nội) thì gia đình chị đã gắn liền với chiếc máy này được 2 năm. Ngắm nghía bao lâu trên web cuối cùng chị cũng quyết định mua bản điện 220V tại Zojirushi Việt Nam. Cấu tạo máy Zojirushi BB-HAQ10 khá đơn giản gồm 1 thân máy và 1 lõi khuôn bánh, lưỡi đánh bột có thể tháo ra lắp vào rất dễ dàng.
Chị Trần Trang cho biết: "Dù có rất nhiều máy móc làm bếp nhưng với mình máy làm bánh mì vẫn là một phát minh quá ư kỳ diệu bởi sự gọn nhẹ và công năng ưu việt của nó. Trước khi có máy này mình vẫn làm bánh mì theo cách thủ công là nhồi bột bằng tay rồi tạo hình và nướng bằng lò.
Để làm ra được 1 cái bánh thì khá là vất vả. Nhưng với máy làm bánh mì, tất cả công việc chỉ là: đổ nguyên liệu vào máy theo công thức, bấm nút và chờ đợi. Máy sẽ tự nhào bột, ủ và nướng thành cái bánh ngon lành. Thao tác đúng như kiểu cho gạo và nước vào nồi cơm điện rồi bấm nút là có cơm ăn không cần canh chừng chi hết".
Ưu điểm của máy là chức năng tự động, làm từ A-Z ra thành phẩm là một chiếc bánh mì ăn được luôn. Chị Trần Trang thích nhất là tính năng đặt hẹn giờ.
Trước khi đi ngủ chị sẽ cho nguyên liệu vào máy và căn giờ hoàn thành là giờ mình ngủ dậy. Trong sách hướng dẫn có mấy chục công thức với các thành phần khác nhau: bánh mì trắng, nguyên cám, nho, socola, sữa, yến mạch.... tuỳ vào sở thích của bạn mà có thể lựa chọn.
Nếu trước kia làm mứt mình phải xay nhuyễn quả xong nấu trên bếp, canh lửa và khuấy liên tục. Thì nay chỉ cần bỏ nguyên liệu đã xay vào máy, bấm nút, máy sẽ tự đun tự khuấy cho đến khi mẻ mứt hoàn thành. Nhàn vô cùng tận.
Theo chị Trần Trang, bánh làm bằng máy Zojirushi ăn ngon, giống với bánh mua ở cửa hàng nhất. Lại thêm chức năng làm mứt nữa. Quả thật, với các công thức trong máy, mình có thể làm được vài chục loại bánh mì.
Đong nguyên liệu hoàn toàn bằng cốc và thìa đong không cần dùng cân. Thành phẩm bánh nở to, ruột xốp. Không lo mua bánh ở ngoài có nhiều phụ gia. Dễ thao tác với cả trẻ em. Mình thường cho bạn bé nhà mình đong nguyên liệu. Không biết làm bánh cũng sử dụng được máy này.
Tuy nhiên, ở chế độ tự động máy chỉ làm ra được bánh có hình dạng bánh gối. Ngoài ra, bánh ngọt làm bằng máy này sẽ không ngon được như khi đánh bằng máy đánh xong nướng bằng lò nướng. Ăn như bánh nướng bằng nồi cơm điện. Cốt bánh hơi nặng và đặc. Giá thành của máy là 4,6 triệu đồng cũng khá đắt đỏ so với các dòng máy làm bánh mì đang có mặt trên thị trường.
Cách làm bánh mì bằng máy làm bánh Zojirushi BB-HAQ10. Nguồn: Viet Nam Zojirushi.
2. Tiross TS-822
So với nhiều dòng máy làm bánh mì trên thị trường thì Tiross thuộc top giá rẻ. Nhưng theo chị Thu Hằng (bà nội trợ tại Hà Nội) cho biết, gia đình chị cũng ròng rã với em nó được đôi mùa đông rồi chứ chẳng đùa. Nếu các thương hiệu đắt tiền có khay mứt và hoa quả riêng được thả vào sau thì em Tiross này chị em sẽ phải tự canh me khi nào bột cần trộn hạt thì mình chủ động đổ vào.
Chị Thu Hằng hay dùng máy để trộn rồi nướng ở lò. Chị thường không dùng toàn bộ chức năng Dough (đây là chức năng nhào bột, ủ nhưng không nướng) vì nhiệt độ ủ và thời gian ủ của máy là mặc định.
Tuy nhiên không phải hôm nào thời tiết và công thức cũng yêu cầu thời gian ủ như đã được cài đặt. Thế nên chị em chỉ bấm số 8-Dough cho đến khi trộn đạt là tắt máy để ủ lần 1. Sau khi ủ lần 1 xong lấy ra, ấn cho xẹp bọt khí và tạo hình rồi đặt ngay ngắn lại vào máy.
Tiếp đến bật số 9-Bake. Máy sẽ nóng từ từ, coi như tương đương với quá trình ủ lần 2. Theo chị Thu Hằng, chị em nên để bột nghỉ thêm độ 10-15 phút rồi mới bật số 9 là hợp lý nhất.
Bánh sẽ được nướng trong 1 tiếng mặc định. Sau khi hết giờ máy vẫn còn nóng nữa nên nếu chưa đạt thì cứ để trong máy cho bánh vàng thêm.
Cho đến hiện tại chị Hằng vẫn cảm thấy khá ưng ý với cái máy làm bánh mì bình dân có giá 2,4 triệu đồng này. Chị em có điều kiện kinh tế eo hẹp có thể tham khảo sử dụng dòng này rất hợp lý.
Máy làm bánh mỳ Tiross TS-822. Nguồn: OTB Việt Nam.
3. Panasonic PALN-SD-P104WRA
Panasonic là thương hiệu máy làm bánh mì Nhật Bản rất phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam và được rất nhiều người yêu thích.
Chị Hoài Thu (Hà Nội) cũng là người đang sử dụng và khá hài lòng với sản phẩm này. Theo chị, các sản phẩm máy làm bánh mì Panasonic bán trên thị trường hiện nay đa phần là dòng máy cao cấp, giá bán ở dạng cao nên chất lượng đương nhiên được đảm bảo. Chị Thu khá thích kiểu dáng sang trọng, thiết kế hiện đại, tiện dụng của dòng máy này.
Sử dụng đã được khoảng nửa năm, máy làm bánh mì của Panasonic PALN-SD-P104WRA hoạt động khá ổn định và bền. Phần vỏ ngoài và lõi được làm từ chất liệu cao cấp nên bền và an toàn với sức khỏe. Sau thời gian sử dụng chị Thu chưa thấy xảy ra tình trạng méo, xước hay nứt từ bên trong lõi nóng. Phần vệ sinh cũng khá đơn giản khi chị có thể dễ dàng tháo lắp để chùi rửa mà không làm ảnh hưởng tới động cơ máy.
Theo chị Thu, làm bánh ở máy này chưa cháy bao giờ cháy cả. Máy có chế độ đèn báo hữu dụng. Bảng điều chỉnh thì dễ hiểu và dễ thao tác. Thêm tính năng tự động trộn bột, nhào bột, ủ bột và nướng bánh, hơn nữa lại có chức năng hẹn giờ nên mình chỉ cần cho nguyên liệu, ước chừng thời gian làm bánh, rồi làm công việc khác mà vẫn có bánh ngon ăn.
Bộ định lượng của máy giúp chị em cắt nhỏ các phần trái cây khô để nguyên liệu được đồng đều. Có thể điều chỉnh nhiệt độ của máy theo nhiệt độ môi trường rất dễ dàng. Đặc biệt, máy được trang bị thêm tính năng lưu quá trình làm bánh khi mất điện. Với chức năng này, nếu đang làm bánh mà mất điện, máy sẽ tự động lưu lại bộ nhớ trong tối đa 10 phút và tiếp tục nướng khi có điện trở lại.
Tuy nhiên, giá thành 4,3 triệu đồng là một điều mà nhiều chị em nên cân nhắc khi muốn mua sản phẩm này.
Máy làm bánh mỳ Panasonic PALN-SD-P104WRA. Nguồn: cwu2003.