Làm sao biết khi nào nên mua và khi nào nên tự viết phần mềm?

Thu Hà| 15/07/2016 13:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi nào bạn nên mua một phần mềm và khi nào nên đầu tư tự xây dựng phần mềm…? Chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi đó.

Có nhiều công ty có thể trở thành một công ty phần mềm, nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải xây dựng phần mềm đó một mình. Khi nào bạn có thể mua cùng một ứng dụng chuẩn mà các đối thủ của bạn đang sử dụng? Tại sao bạn nên tự đầu tư xây dựng phần mềm… Chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi đó.

Bạn không cần phải làm mọi thứ một mình, mà có thể dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn để tập trung cho những gì quan trọng của công ty. Một ví dụ điển hình là bạn hãy mua điện từ nhà cung cấp chứ không phải tự vận hành một loạt máy phát điện bởi vì điện không làm bạn trở nên xuất chúng. Điều tương tự với phần mềm nội bộ, mà bạn thấy chúng cần phải có hiệu suất và đáng tin cậy, nhưng trong đa số trường hợp, bạn không cần nó khiến cho bạn phải tách biệt hẳn với các đối thủ của mình.

“Thường thì khách hàng của bạn không biết hoặc không quan tâm nếu như bạn và ai đó khác mua Oracle Financials, hay gói phần mềm ERP tương tự, trừ khi bạn làm nó rối tung lên. Nhưng bây giờ thì họ quan tâm”, Jeff Lawson, CEO của nhà cung cấp nền tảng giao tiếp đám mây Twilio, nói. “Khi tự vận hành một máy chủ email, kịch bản tốt nhất là email đến đúng nơi phải đến, và tồi nhất là nó không đến nơi.” Có một điều cần chú ý trong quyết định mua hay tự phát triển là sự hài lòng của nhân viên, đặc biệt là với những công cụ họ sử dụng để giao tiếp với khách hàng, Lawson nói. “Đó là những thứ mà các tổ chức thông minh đang tập trung vào”, ông nói.

Phần mềm là một vấn đề ngay cả với những ngành có ít yếu tố kỹ thuật số nhất hiện nay. Hãy lấy nông nghiệp làm ví dụ. Land O’Lakes, một trong những nhà sản xuất bơ và phó mát lớn nhất ở Mỹ, đã chi 3,5 triệu USD để xây dựng một dịch vụ trên nền tảng đám mây Google và Google Maps, giúp các nhân viên trang trại theo dõi và xem quản trị mùa màng như một cách để gia tăng lợi nhuận. Và họ lên kế hoạch học vận hành máy móc, giống như Microsoft Ấn Độ làm với ứng dụng mà họ mới phát triển gần đây dành cho các nông trại viên ở bang Andra Pradesh, vốn cung cấp những lời khuyên được cá nhân hoá về việc khi nào nên trồng trọt và bón phân cho cây trồng.

Đó là một ví dụ về cái mà Lawson gọi là “xây và mua” và đó là lý do vì sao xây dựng phần mềm không giống như là chúng ta thường thấy.

Gartner dự đoán vào năm 2020, 75% ứng dụng sẽ được tự phát triển chứ không phải được mua. Đồng thời, công ty nghiên cứu này cũng nói về việc các doanh nghiệp chuyển từ “giải pháp mới cứng” sang “sự kết hợp của các thành phần ứng dụng được khác biệt hoá, đổi mới chứ không phải là phần mềm chuẩn hoặc phần mềm với các dịch vụ chuyên nghiệp (cho các yêu cầu tích hợp và tuỳ biến) hoặc các giải pháp từ các doanh nghiệp trẻ, hay các nhà cung cấp địa phương chuyên nghiệp.” Những gói phần mềm tự phát triển như vậy có thể bao gồm cả những thứ như lưu trữ đám mây Box, nhận dạng hình ảnh Microsoft, phân tích lòng tin IBM Watson hay dữ liệu từ chính hệ thống doanh nghiệp của bạn.

Các dịch vụ như Microsoft Flow và Salesforce Lightning là một ví dụ, cho phép người dùng xây dựng các ứng dụng di động đơn giản từ các thành phần và luồng công việc nhanh hơn nhiều so với xây dựng các ứng dụng tuỳ biến truyền thống. Adam Seligman, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc bộ phận App Cloud của Salesforce gọi đây là cách tiếp cận “low-code”. Flow và Lightning cũng mang đến câu trả lời cho ngân sách phát triển đang ứng dụng di động giảm dần mà Gartner đang quan tâm.

“Phản hồi mà chúng tôi nghe đi nghe lại nhiều lần là chúng ta đang chuyển sang một giai đoạn kinh doanh mới, nơi chúng ta phải tự đổi mới công ty của mình”, Seligman nói. “Bạn được yêu càu phải đổi mới và đổi mới nhanh hơn. Cách tiếp cận “low-code” là một đòn bẩy tốt cho điều này, nó không chỉ là đòn bẩy mà là đòn bẩy mạnh.

Seligman cũng nhìn thấy nó như một cơ hội cho các CIO gắn bó mật thiết hơn với khía cạnh kinh doanh. “Điều quan trọng trong kinh doanh là làm cho khách hàng hài lòng. CIO là một phần của điều đó.”

“Đó là điểm giao của những con đường. Có những CIO trở thành CEO và có những CIO trở thành người quản trị cơ sở dữ liệu rất hiệu quả. Nếu họ có thể đưa mình vào đội quân xây dựng những ứng dụng mới này, họ sẽ ở những vị trí còn cao hơn nữa. Cách tiếp cận low-code đang định hình lại thế giới của mọi CIO.”

Với lựa chọn tự phát triển phần mềm, ta có một vài ví dụ. Uber sử dụng AWS cho hạ tầng, Google sử dụng cho lập bản đồ, Twilio cho gửi tin nhắn, Braintree cho thanh toán và SenGrid cho gửi biên nhận. Cái họ sở hữu thực sự là khả năng điều chỉnh trải nghiệm người dùng cuối cùng.

Làm cách nào để xác định một dịch vụ cốt lõi mà bạn cần để xây dựng và cái gì cần mua? Patel đề xuất trả lời 3 câu hỏi:

Bạn có thể làm một việc nhanh hơn, tốt hơn và hoàn hảo hơn một dịch vụ?

Ví dụ bạn sử dụng nền tảng Box, nó sẽ mang đến một làn gió đổi mới. Tốc độ đổi mới mà nó mang đến sẽ vượt qua tốc độ đổi mới của bạn. Khi điều đó xảy ra, bạn nên nghĩ về việc thuê ngoài.

Bạn có thể mang đến một trải nghiệm tốt hơn?

Nếu bạn có thể tạo ra điều gì đó tốt hơn đi thuê ngoài, thì bạn nên tự làm lấy 

Có sự lựa chọn dịch vụ có thể làm điều mà bạn cần?

Nếu có khả năng thay thế, thì đó không phải là dịch vụ cốt lõi. Nếu tôi có thể sử dụng Stripe thay cho Braintree để thanh toán, thì đó không phải là trải nghiệm cốt lõi và bạn nên đi thuê ngoài.

Hiểu rõ cái gì là dịch vụ cốt lõi và cái gì không phải cốt lõi cần một cái nhìn kỹ lưỡng về phần mềm, Adam Warby, CEO của nhà cung cấp dịch vụ quản trị Avanade, nói. “Làm cho các công ty nghĩ rằng mọi công ty đều có thể là một công ty phần mềm – đây là điều thực sự khó với các doanh nghiệp truyền thống. Họ sẽ nói “Không, chức năng kinh doanh cơ bản của chúng tôi là bán bảo hiểm, là sản xuất xe hơi, hay nhiều thứ khác tương tự. Nhưng phần mềm là có ở mọi nơi, và không quan trọng là bạn kinh doanh gì, bạn phải hoạch định ra vai trò của bạn. Nó không có nghĩa là bạn phải là người đi phát triển phần mềm đó, nó không có nghĩa là bạn phải là một kiến trúc sư, nhưng bạn cần trở thành một giám đốc sản phẩm và người lên kế hoạch sản phẩm. Bạn cần biết làm sao để nó phù hợp với kiến trúc doanh nghiệp và sản phẩm của mình.”

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Làm sao biết khi nào nên mua và khi nào nên tự viết phần mềm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO