Một số tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam

H.H| 09/11/2015 21:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Sau gần 30 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đó chính là nhờ những tác động tích cực từ bên ngoài khi Việt Nam mở cửa kinh tế.

Tăng trưởng thươngmại             

Hội nhập đã có tác động tích cực đến xuất khẩu. Nếu nhưnăm 1990 Việt Nammới xuất khẩu được 2,4 tỷ USD thì đến năm 1995, năm đầu tiên gia nhập AFTA consố này đã tăng hơn gấp đôi, đạt 5,4 tỷ USD, năm 2000 đạt 14,4 tỷ và năm 2014 đãlên tới 132 tỷ USD. Cơ cấu xuất khẩu cũng được cải thiện. Nếu như thập kỷ 1990và đầu thập kỷ 2000 chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hàng chưa qua chếbiến thì đến những năm gần đây các mặt hàng chế biến công nghệ thấp chiếm tỷ trọnglớn nhất, và các mặt hàng công nghệ cao đã có xu hướng gia tăng tỷ trọng nhờđóng góp của Samsung và các tập đoàn điện tử toàn cầu.

Có hai mốc hội nhập đáng chú ý tác động đáng kể đến xuấtkhẩu của Việt Nam là tham gia AFTA năm 1995 và ký hiệp định BTA Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000. Nếu như trước 1995 các nhà lãnh đạo Việt Namcòn lưỡng lự tham gia AFTA vì đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên ViệtNam tham gia và lo sợ những tác động tiêu cực của việc mở cửa đối với thị trườngtrong nước khi hàng hóa Việt Nam còn thiếu sức cạnh tranh và ngân sách nhà nướccó thể bị thâm hụt do giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế mở cửa những nămsau đó đối với khu vực ASEAN cho thấy nền kinh tế Việt Nam không bị ảnh hưởngnhư lo ngại khi ngân sách không bị ảnh hưởng đáng kể, thị trường trong nướckhông bị hàng hóa ASEAN tràn ngập, trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam đi cácnước trên lại tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như năm 1995, năm gia nhập AFTA xuấtkhẩu của Việt Nam đi các thị trường này mới chỉ đạt gần 1 tỷ USD, đến năm 2000con số này đã lên tới 2,6 tỷ USD, và đạt 18,5 tỷ USD năm 2013.

Mốc hội nhập thứhai tác động rất mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam là BTA Việt Nam – Hoa Kỳ năm2000. Việc đàm phán hiệp định này là rất khó khăn do những lo ngại từ phía cácnhà lãnh đạo Việt Nam về việc ký kết hiệp định thương mại tự do với một quốcgia có vị thế đặc biệt là quốc gia đứng đầu thế giới tư bản sẽ làm đảo lộn tậpquán kinh tế của Việt Nam theo một hướng đi mà Việt Nam chưa bao giờ trải qua,hơn nữa sức mạnh nền kinh tế Hoa Kỳ có thể “đè bẹp” nền kinh tế trong nước, vìthế hiệp định này sẽ gây những tác động tiêu cực lớn đến kinh tế Việt Nam. Tuynhiên, một lần nữa, tiếp theo AFTA, hội nhập với một nền kinh tế lớn nhất thếgiới đã mang lại thành quả cho Việt Nam khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổnđịnh và xuất khẩu đi Hoa Kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau khi ký kết. Nếu năm 2000,năm ký kết BTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới chỉ đạt con số hơn 700triệu USD, sau 5 năm, năm 2005 con số này đã lên tới gần 6 tỷ USD, và đến năm2014 đã đạt gần 29 tỷ USD. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn xuất siêu sang Hoa Kỳ vàđây là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam với con số xuất siêu hơn 20 tỷUSD năm 2014.

 Thúc đẩy đầu tư FDI

Đầu tư FDI vàoViệt Nam bắt đầu từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Là mộtthị trường mới nổi với nhiều tài nguyên thiên nhiên, chi phí nhân công rẻ, vàdân số tương đối lớn, Việt Nam trong 30 năm qua đã thu hút được nhiều đầu tưFDI. Năm 1991 con số đầu tư FDI thực hiện mới đạt hơn 400 triệu USD, thì năm1995 đã tăng hơn 5 lần, đạt 2,7 tỷ USD, và giai đoạn từ 2008 đến nay con số nàykhá ổn định hơn 10 tỷ USD.

Nhìn lại lịch sửthu hút FDI, có thể chia thành hai làn sóng đầu tư vào Việt Nam: làn sóng thứnhất giai đoạn 1991-1997, làn sóng thứ hai giai đoạn sau khi gia nhập WTO năm2007. Nếu như với làn sóng FDI đầu tiên, Việt Nam đã thu hút được các tên tuổiđầu tư lớn trên thế giới như BP, Shell, Total trong ngành dầu khí, Daewoo,Toyota, Ford, Honda trong lĩnh vực ô tô, xe máy, Sony trong lĩnh vực điện tử,Phú Mỹ Hưng trong lĩnh vực bất động sản thì trong những năm sau gia nhập WTO đãxuất hiện ngày càng nhiều các dự án lớn, một số có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USDnhư dự án sản xuất chipset của Intel tại Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, dựán sản xuất điện thoại di động của Nokia tại Khu CN VSIP Bắc Ninh, dự án sản xuấtđiện thoại di động của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, dự án sản xuất thépcủa Formosa tại Hà Tĩnh, dự án Hồ Tràm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, v.v.

Khuvực FDI có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệttrong bối cảnh chúng ta đang cần nhiều nguồn lực để tiến hành quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này thể hiện trong tỷ trọng của FDItrong một loạt các chỉ tiêu quan trọng. Trung bình giai đoạn 2001-2005, đónggóp của FDI trong GDP mới chỉ đạt 14,6%, nhưng giai đoạn tiếp theo 2006-2010 mứcđóng góp này đã tăng lên con số 18,1% và hai năm 2011-2012 mức đóng góp trungbình là 18,5%.

Cácdoanh nghiệp FDI ngày càng có xu hướng xuất khẩu khi đóng góp của FDI trong tổngxuất khẩu tăng lên theo thời gian, từ 50,9% trung bình giai đoạn 2001-2005 lên55,6% giai đoạn 2006-2010 và đạt 62,6% giai đoạn 3 năm gần đây. Điều này cho thấycác nhà đầu tư đang chọn Việt Nam như một địa bàn sản xuất hàng xuất khẩu sangcác thị trường khu vực và ngoài khu vực nhằm tận dụng những lợi ích tiếp cận thịtrường mà Việt Nam có được nhờ gia nhập WTO. Tuy nhiên, có thể thấy các doanhnghiệp FDI tại Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu đầu vào sảnxuất do khu vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang còn kém phát triển. Điềunày cũng cho thấy giá trị gia tăng của các dự án FDI đang ngày càng có xu hướngthu hẹp.

Nộpngân sách của khu vực FDI có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 2001, nộpngân sách của FDI mới chỉ dừng ở 373 triệu USD, thì đến năm 2005 con số này đãvượt ngưỡng 1tỷ USD, năm 2010 tăng lên đến 3 tỷ USD và năm 2013 đạt con số 5 tỷUSD, đóng góp khoảng 13% tổng ngân sách quốc gia năm 2013.

Khuvực FDI cũng góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nếu năm 2001, sốviệc làm do khu vực này tạo ra mới chỉ gần nửa triệu việc làm, đến năm 2005 đãtạo ra hơn 1 triệu việc làm, đến năm 2011 con số này đã tăng lên gấp đôi, đạt 2triệu việc làm và năm 2013 số việc làm được tạo ra là 2,2 triệu. 

Cảicách thể chế

Bên cạnh nhữngtác động tích cực về mặt “lượng” như thương mại và đầu tư, hội nhập quốc tế đãcó những tác động rất quan trọng về mặt “chất”, đó là những cam kết quốc tếmang tính ràng buộc pháp lý cao như hiệp định BTA Việt Nam – Hoa kỳ và cam kếtgia nhập WTO đã tạo nên sức ép rất lớn đối với các nhà lập chính sách của ViệtNam phải thay đổi hệ thống pháp lý trong nước nhằm tương thích với tập quánkinh doanh quốc tế, tương thích với những nguyên tắc của kinh tế thị trường.

Bước cải cách thểchế quan trọng đầu tiên là dưới sức ép của BTA Việt Nam – Hoa kỳ. Theo ông NguyễnĐình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán, hiệp định này lần đầu tiên “kích hoạt”vào cách tư duy thiết kế hệ thống pháp lý của Việt Nam những nguyên tắc nền tảngcủa WTO là Minh bạch, Không phân biệt đối xử.

Cuộc đàm phán BTA diễn ra trầy trật,kéo dài, do những khó khăn từ hai phía. Chấp nhận những cam kết như thế nàynghĩa là Việt Nam phải phá vỡ gần như toàn bộ khung pháp lý hiện hành. Nhưngcuối cùng, trên cơ sở nhận diện được xu thế phát triển của thời đại, những thayđổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới, cùng với nhu cầu bình thường hóa đầy đủquan hệ với Mỹ và trên cơ sở xã hội cũng đã nhận ra được rằng, hệ thống pháp lýViệt Nam thời điểm đó đang cản trở sự phát triển, đang làm bế tắc mọi ý tưởngđổi mới, không thể vận hành được nền kinh tế thị trường, chúng ta đã đi đến kếtluận: Muốn hội nhập, muốn phát triển phải cải tạo hệ thống luật pháp.

Sau khi BTA được ký kết, Chính phủViệt Nam giao Bộ Tư pháp chủ trì, đã tiến hành tổng rà soát toàn bộ các văn bảnpháp luật, đối chiếu với các cam kết trong BTA, đề xuất và trình Quốc hội,chương trình xây dựng luật, Quốc hội Việt Nam đã xem xét và ban hành Nghị quyết"NQ48/2001-QH10 về sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo lộtrình của Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ". Theo đó nhiệm kỳ Quốc hộikhóa 2001 - 2005 của Việt Nam phải xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi 137 dự ánluật, pháp lệnh và Nghị quyết, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, KHKT,quốc phòng an ninh, hình sự, dân sự, hành chính…

Tiếp theo BTA, quá trình đàm phán gianhập WTO của Việt Nam cũng tạo ra những sức ép rất lớn đối với các nhà làm luậtcủa Việt Nam phải tiếp tục điều chỉnh, thay đổi hệ thống pháp lý của mình nhằmtương thích với luật chơi chung của thương mại toàn cầu. Cho đến trước thờiđiểm gia nhập WTO, Việt Nam đã phải hoàn tất việc sửa và xây dựng 25 Luật vàPháp lệnh so với cam kết 26 Luật và Pháp lệnh phải sửa và xây dựng để gia nhậpWTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Namphải tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản nàokhông phù hợp sẽ bị loại bỏ. Chẳng hạn, trong năm 2007, ngay sau khi Việt Namgia nhập WTO Việt Nam đã tiến hành rà soát pháp luật với 2 giai đoạn.Giaiđoạn 1 từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2007 đã rà soát 568 văn bản quy phạm phápluật ở Trung ương. Trong đó, số lượng văn bản cần sửa đổi, bổ sung là 46 vănbản, 9 văn bản đề nghị huỷ bỏ, số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 47 vănbản. Kết quả rà soát ở giai đoạn 2 cho thấy tổng số văn bản quy phạm pháp luậthiện hành đến hết năm 2007 ở Trung ương liên quan trực tiếp đến cam kết củaViệt Nam trong WTO là 432 văn bản (49 Luật, 5 Nghị quyết của Quốc hội vàUBTVQH, 18 Pháp lệnh, 125 Nghị định...). Bên cạnh đó, việc rà soát các văn bảnquy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành cũng là một phầnquan trọng trong công tác rà soát pháp luật. Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết,quá trình rà soát pháp luật tại nhiều địa phương trong năm 2007, Bộ này đã đềnghị cần sửa đổi bổ sung 70 văn bản, huỷ bỏ 24 văn bản và ban hànhmới  34 văn bản. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nhìn tổng thể, phápluật Việt Nam cơ bản thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO.

Như vậy, với việc ký kết BTA Việt Nam– Hoa Kỳ và gia nhập WTO, hệ thống pháp lý của Việt Nam đã được hòan thiện đángkể theo hướng minh bạch hóa, gia tăng cạnh tranh và hạn chế độc quyền (các luậtvà pháp lệnh liên quan đến các ngành dịch vụ; luật cạnh tranh, luật đấu thầu);tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử (luật Đầu tư chung,luật Doanh nghiệp thống nhất), bảo hộ nhà đầu tư, chống vi phạm bản quyền (luậtSở hữu trí tuệ, v.v); giảm và gỡ bỏ các hàng rào đối với hàng hóa và nhà đầu tưnước ngoài. Về ngắn hạn, sự chuyển đổi thể chế pháp lý này tạo ra sức ép lớnlên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngân sách nhà nước, tuynhiên về dài hạn, hàng lang pháp lý hướng mạnh hơn theo những nguyên tắc kinhtế thị trường sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp.



Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
Một số tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO