Kinh tế số

Thương mại điện tử xuyên biên giới - cơ hội đưa hàng Việt vươn ra thị trường toàn cầu

Ánh Dương 16:25 26/11/2024

Tại Việt Nam, thương mại điện tử tăng trưởng top đầu thế giới và khu vực Đông Nam Á, trong đó quy mô thương mại điện tử năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD, quy mô kinh tế số đạt 30 tỷ USD, nằm trong top 3 Đông Nam Á và dự kiến đạt 45 tỷ USD vào năm 2025.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) vừa, nhỏ và siêu nhỏ thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến, ngày 26/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức Diễn đàn kết nối và phát triển TMĐT 2024 với chủ đề "TMĐT xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt”.

Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước tiến quan trọng của TMĐT Việt Nam trên bản đồ quốc tế mà còn là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc đưa hàng Việt vươn ra thị trường toàn cầu.

Quy mô tăng trưởng TMĐT của Việt Nam nằm trong top đầu thế giới

Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, tại Việt Nam, 5 năm qua, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Trong 2 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến bước phát triển đầy tự hào của TMĐT.

Theo số liệu từ báo cáo của Amazon Global Selling Việt Nam, hơn 17 triệu sản phẩm của DN Việt đã được xuất khẩu, tăng 50% về giá trị và 40% về số lượng đối tác bán hàng. Tổng quan TMĐT xuyên biên giới đã tăng trưởng 26% so với năm trước.

Thống kê cho thấy, Việt Nam tăng trưởng top đầu thế giới và khu vực với tốc độ tăng trưởng TMĐT trong top 10 của thế giới. Riêng năm 2023, quy mô TMĐT đã đạt 20,5 tỷ USD, quy mô kinh tế số đạt 30 tỷ USD, nằm trong top 3 Đông Nam Á và dự kiến đạt 45 tỷ USD vào năm 2025. Những con số trên cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và độ sẵn sàng của DN Việt Nam tham gia vào TMĐT xuyên biên giới, là đòn bẩy quan trọng trong xuất khẩu trực tuyến.

418-202411261555251.jpg
Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết: TMĐT xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam.

Dẫn chứng kết quả khảo sát từ các DN cho thấy, 53% số DN tham gia xuất khẩu thông qua sàn TMĐT, 47% sử dụng website hoặc ứng dụng tự xây. 60% DN cho biết giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua TMĐT chiếm 10 - 30%. Trong đó, các thị trường giao dịch TMĐT xuyên biên giới phổ biến của DN Việt Nam là Hàn Quốc với tỷ trọng 45%, Nhật Bản là 40% và Trung Quốc là 38%. Số lượng trung bình nhà mua hàng sản phẩm Việt Nam đã tăng 55%; số lượng sản phẩm của Việt Nam có mặt trên nền tảng tăng 24%.

“Những con số này là minh chứng rõ nét cho tiềm năng to lớn và sự nỗ lực không ngừng của các DN Việt Nam trong việc tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường quốc tế”, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số nhấn mạnh.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Liu Liang, đại diện Sở Thương mại tỉnh Vân Nam, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Vân Nam (Trung Quốc) cũng cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có sự phát triển đáng chú ý trong lĩnh vực TMĐT, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vượt 25%, cùng lượng lớn người tiêu dùng trẻ, nhu cầu mua sắm trực tuyến quốc tế mạnh mẽ, qua đó tạo mối quan hệ bổ trợ tự nhiên với thị trường Trung Quốc.

Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn như, thanh long, hạt điều và hạt cà phê của Việt Nam đã thông qua các nền tảng TMĐT xuyên biên giới của Vân Nam xuất hiện trên bàn ăn của người tiêu dùng Trung Quốc.

Theo ông Liu Liang, trong tương lai, cùng với việc tối ưu hóa logistics và chính sách, thị phần của những sản phẩm này sẽ còn tiếp tục mở rộng.

Để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Liu Liang cho rằng cần xây dựng một hệ sinh thái TMĐT hoàn chỉnh hơn, trong đó tiếp tục hoàn thiện mạng lưới logistics kho bãi, xây dựng thêm kho ngoại quan và trung tâm phân loại, đảm bảo hàng hóa Việt Nam thông quan nhanh chóng.

DN cần tham gia vào các sàn TMĐT xuyên biên giới uy tín, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng tại nước sở tại

Theo bà Lê Hoàng Oanh, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, TMĐT xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong tiếp cận, triển khai ứng dụng TMĐT xuyên biên giới, như hạn chế hiểu biết về quy định, pháp luật thị trường, thông tin thị trường sở tại, rào cản ngôn ngữ, thuế quan, logistics, thanh toán…; áp lực giữ chi phí logistics thấp và giao hàng đúng hạn, cùng rào cản ngôn ngữ khi phải tương tác trực tiếp với đối tác...

Bên cạnh đó, những biến động của thị trường quốc tế, các căng thẳng thương mại, cùng các yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía cộng đồng DN, đặc biệt là các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Hiểu rõ những khó khăn và hạn chế đó của DN, bà Lê Hoàng Oanh cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã hỗ trợ mạnh mẽ cho TMĐT xuyên biên giới, trong đó có việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; hoàn thiện khung khổ pháp lý cho lĩnh vực này (như Luật TMĐT, Nghị định quản lý xuất nhập khẩu qua TMĐT…); ban hành, thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia 2026 - 2030; tập trung phát triển, tối ưu hóa hệ thống logistics, thanh toán phục vụ TMĐT xuyên biên giới.

Đối với các DN, bà Lê Hoàng Oanh khuyến nghị DN cần tham gia vào các sàn TMĐT xuyên biên giới uy tín, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng tại nước sở tại; đầu tư thương hiệu sản phẩm, nhận diện thương hiệu, nghiên cứu quy định về TMĐT và thị trường…

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Cục TMĐT và Kinh tế số đã giới thiệu tổng quan về Hệ sinh thái xuất khẩu trực tuyến (Ecomex) với các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa định hướng của Chính phủ, chung tay hỗ trợ các DN Việt Nam đưa những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tiếp cận thị trường quốc tế qua TMĐT.

Cũng tại diễn đàn, đại diện đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển Hệ sinh thái (Trung tâm phát triển TMĐT) và một số DN đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, cam kết đồng hành, thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới, hỗ trợ DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu trực tuyến, từ đó đưa hàng Việt hiện diện nhiều hơn tại thị trường quốc tế nhờ TMĐT.

tmdt-gian-hang.jpg
(Ảnh: Uyên Hương/BNEWS/TTXVN)
b52d21994f23f47dad32.jpg

Bên lề diễn đàn còn có hơn 50 gian hàng tham gia triển lãm, trong đó, nhiều gian hàng đến từ các nước khu vực châu Á và gian hàng của các DN trong nước. Triển lãm tạo cơ hội kết nối giao thương, giúp DN trong nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài với nhà cung cấp quốc tế cũng như đối tác logistics, nền tảng TMĐT và DN trong ngành./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Google bị đe dọa nghiêm trọng khi Apple ra mắt công cụ tìm kiếm AI trên Safari
    Kế hoạch bổ sung tùy chọn tìm kiếm hỗ trợ AI vào trình duyệt Safari của Apple là đòn giáng mạnh vào Google, công ty kinh doanh quảng cáo sinh lợi phụ thuộc đáng kể vào khách hàng iPhone sử dụng công cụ tìm kiếm của mình.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
Thương mại điện tử xuyên biên giới - cơ hội đưa hàng Việt vươn ra thị trường toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO